Đau bụng dưới ở phụ nữ

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Đau bụng dưới ở phụ nữ

18/04/2015 03:26 PM
4,084

Nguyên nhân đau bụng dưới ở nữ? Khi nào cần lưu ý? cách trị đau bụng dưới thế nào?

Đau bụng dưới ở phụ nữ

Có rất nhiều yếu tố gây các cơn đau bụng dưới (hạ vị) ở phụ nữ. Để tìm ra nguyên nhân, người bệnh cần chú ý đến tính chất của đau (vị trí, hướng lan tỏa, mức độ) và thời điểm xuất hiện cơn đau.

Các cơn đau liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt

Cơn đau xuất hiện trong lúc hành kinh: Đó là cơn đau do co thắt, xung huyết, liên quan đến hiện tượng tăng co bóp của lớp cơ ở thành tử cung. Có thể điều trị bằng thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol hoặc thuốc chống co thắt cơ như Phloroglucinol (spasfon) hoặc dùng các thuốc chống viêm không steroid, thuốc chống thụ thai đường uống theo đơn của bác sĩ.

Cơn đau xuất hiện giữa chu kỳ: Đó là cơn đau bụng dưới do rụng trứng, là hiện tượng sinh lý thông thường. Đôi khi cơn đau này kèm với rong huyết (máu rỉ từ âm đạo), thường gọi là “hành kinh ngày thứ 15”. Chỉ cần nghỉ ngơi là sẽ khỏi đau. Nếu nghỉ ngơi mà không đỡ thì có thể đau do nang ở buồng trứng, cần đi khám phụ khoa.

Đau xuất hiện trước khi hành kinh: Là một dấu hiệu của "hội chứng trước kỳ kinh". Đau kèm với căng tức vú, tăng cân nhẹ, cảm giác bụng to ra, đau bàng quang, đôi khi nhức nửa đầu, tính tình trở nên nóng nảy, dễ bực dọc. Nguyên nhân của hội chứng này là sau khi trứng rụng có sự giảm tiết progesteron, một hoóc môn có vai trò chuẩn bị niêm mạc để trứng được thụ tinh làm tổ và giúp cho trứng phát triển. Các triệu chứng kể trên đều mất đi khi bắt đầu hành kinh.

Cơn đau xuất hiện sau khi hành kinh: Phải nghĩ ngay đến bệnh lạc nội mạc tử cung. Cơn đau này thường xuất hiện ở các phụ nữ trẻ, đôi khi ở những người không có khả năng sinh đẻ.

Cơn đau xuất hiện trước khi hành kinh (hay đôi khi trong lúc rụng trứng) và chỉ mất đi ở cuối kỳ kinh nguyệt: Đó là cơn đau trong bệnh loạn dưỡng buồng trứng. Bệnh này gây nên những biến đổi chức năng của buồng trứng, làm rối loạn hiện tượng tiết hoóc môn. Dựa vào tính chất xuất hiện và mất đi ở cơn đau, kết hợp với khám lâm sàng, bác sĩ có thể xác định được bệnh này.

Đau không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt

Cơn đau có thể xuất hiện sau khi bệnh nhân được làm một số thủ thuật chuyên khoa, chẳng hạn làm đông máu bằng điện cao tần ở cổ tử cung hoặc sinh thiết, lấy một mẩu mô quanh tuyến ở cổ tử cung để khảo sát các tế bào ở lớp niêm mạc. Ở các trường hợp này, đau thường kém rối loạn kinh nguyệt (bởi cổ tử cung bị hẹp do các thủ thuật trên).

Cơn đau xuất hi���n do quan hệ nam nữ: Đó là đau do giao hợp, khó phân biệt do nhân tố tâm lý hay do tổn thương ở bộ phận sinh dục ngoài của nữ. Thường nghĩ nhiều đến nhân tố tâm lý (không thích thú, sợ, bị cưỡng ép) khi đau xuất hiện sớm, ngay khi chỉ mới bắt đầu. Nếu đau ở nông thì có thể do tổn thương thực thể, ví dụ như người phụ nữ vừa mới làm thủ thuật mở rộng lỗ âm hộ để dễ dàng sinh con; hoặc ở bệnh viêm âm đạo - âm hộ do nấm; hoặc ở trường hợp teo tử cung sau mãn kinh... Quan hệ nam nữ có thể hoàn toàn không thực hiện được nếu bị viêm âm đạo bởi các cơ khép lỗ âm hộ đã co thắt hẹp lại.

Sau khi sinh con, sản phụ có thể đau dữ dội, ở sâu, thuộc vùng bụng dưới. Đó là trường hợp tử cung bị gập ra phía sau, cổ tử cung di động bởi màng bụng bị rách sau khi sinh. Khám sản khoa sẽ xác định được nguyên nhân này.

Đau do nhiễm khuẩn ở bộ phận sinh dục phía trong (buồng trứng, vòi trứng...): Thường nghĩ đến trường hợp này nếu bệnh nhân đã có lần tiếp xúc với nguồn truyền bệnh hoa liễu. Khám bằng mỏ vịt sẽ thấy mủ rỉ ra từ lỗ tử cung. Bệnh nhân sẽ thấy đau hơn nếu trong khi khám có di chuyển tử cung. Các phần phụ (buồng trứng, vòi trứng) đôi khi tăng kích thước. Cần làm các xét nghiệm bổ sung để xác định nguyên nhân gây bệnh.

Các trường hợp đặc biệt cần chú ý

Nếu như thời điểm xuất hiện đau không xác định được là trước, giữa hay sau lúc hành kinh, không đau do giao hợp, không có dấu hiệu nhiễm khuẩn (ra khí hư) thì đau bụng dưới có thể do tử cung ở vị trí bất thường (không ở bụng dưới mà cao hơn, thường ở dưới các gai chậu sau trên). Đau do tử cung lệch lên phía trên khiến dễ chẩn đoán nhầm với đau ở đường tiêu hóa. Cũng do vị trí bất thường của ruột thừa mà khi viêm ruột thừa, bệnh nhân lại thấy đau ở bụng dưới, và nhiều khi tưởng là đau ở bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, cần chú ý là viêm ruột thừa gây đau đột ngột, có tính chất đặc biệt là tăng nhạy cảm đau, khi sờ vào đau sẽ tăng lên, đau có thể kèm theo sốt, táo bón hay tiêu chảy nhẹ; không có dấu hiệu về tiết niệu hoặc phụ khoa. Viêm ruột thừa là cấp cứu ngoại khoa, khi nghi ngờ cần đi khám bệnh ngay.

Bệnh ở cột sống thắt lưng như viêm, thoái hóa đốt sống, viêm khớp cùng chậu... hoàn toàn có thể gây đau ở bụng dưới và thường ở phía sau, có thể nghĩ lầm là đau do bộ phận sinh dục nữ.

Một số lớn các bệnh phụ khoa như tử cung quặt ra sau, u xơ tử cung, u nang buồng trứng... rất ít khi gây đau nếu không có biến chứng (chảy máu, nhiễm khuẩn). Để điều trị không muộn các trường hợp khó nhận biết trên, các bác sĩ phụ khoa thường khuyên chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ, ít nhất 6 tháng một lần.

Các nguyên nhân gây đau bụng dưới.

Em năm nay 23 tuổi, dạo này em hay bị đau bụng dưới bên phải kèm theo đau lưng và đau đùi chân phải nữa. Đau từng cơn ban ngày nhưng về đêm thì đau hơn, rất giống khi bi kinh nguyệt mặc dù không phải kì kinh nguyệt. Xin hỏi em bị lam sao vậy? Em xin cảm ơn! (Nguyen Hang Nga)

Trả lời:

Khi phụ nữ đau bụng dưới, thì không phải lúc nào cũng liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt mà còn do nhiều nguyên nhân khác, có thể là triệu chứng của nhiều bệnh. Đó là các chứng bệnh cục bộ vùng khung chậu trong, một số không liên quan đến cơ quan sinh dục nhưng nhiều khi cũng gây khó chịu cho phụ nữ.

1. Viêm ruột thừa

Thường xảy ra với trẻ em mới lớn, phụ nữ trẻ tuổi. Nếu thực sự ở vị trí bình thường trong ổ bụng, triệu chứng của viêm ruột thừa thường là đau bụng đột ngột vùng hố chậu phải, lúc đầu đau nhẹ, sau đó cơn đau nhanh chóng tăng lên. Nếu ấn tay vào vùng đó thì thấy đau.

Đối với phụ nữ cao tuổi, ruột thừa thường có thể ở rất thấp trong khi khung chậu có các cơn đau giống như đau cơ quan sinh dục. Lúc này, việc chuẩn đoán khó khăn hơn vì bác sỹ cần khám tỉ mỉ, hội chứng đau thường xuất hiện với rối loạn tiêu hoá như: táo bón lâu ngày và không chịu thuốc, khó tiêu, chướng hơi, soi bụng...thì cần xét nghiệm máu, nếu cần tiến hành làm phẫu thuật.

Khi thấy các triệu chứng đau hố chậu phải, dù đau nhiều hay ít, dù sốt hay không, bạn cũng nên đi khám ngay. Không nên dùng kháng sinh hay bất kỳ thuốc giảm đau nào khác một cách tuỳ tiện, vì việc đó sẽ làm giảm khả năng phát hiện triệu chứng bệnh viêm ruột thừa.

2. Viêm bàng quang

Nguyên nhân là do nhiễm khuẩn. Triệu chứng thường thấy là đau dữ dội vùng xương mu nhưng không đặc trưng, nhất là không nóng rát khi tiểu tiện. Cũng có một số triệu chứng khác như: thường xuyên buồn đi tiểu, có những cơn đau gay gắt lúc đi vệ sinh kèm theo nóng rát hoặc nước tiểu đục, có mủ, đôi khi có máu, hôi. Trường hợp này bác sỹ thường chẩn đoán dựa vào hỏi bệnh lâm sàng, xét nghiệm nước tiểu và kết qủa điều trị kháng sinh bước đầu.

3. Chửa ngoài dạ con

Thường xuất hiện ở một bên buồng trứng hoặc ở ruột non với các triệu chứng đau nhiều ở một bên bụng dưới và chảy máu. Có thể xuất hiện đau dữ dội và cảm giác khó ở. Khi bệnh nhân bị chửa ngoài dạ con bao giờ cũng phải đưa đi cấp cứu ngay vì có thể gây ra chảy máu trong, nguy hiểm đến tính mạng. Phương pháp điều trị cổ điển là phẫu thuật nội soi. Vài năm gần đây có loại thuốc làm ngưng sự phát triển hiện tượng chửa ngoài dạ con nếu tiêm ngay từ đầu, nhưng cần được theo dõi hết sức cẩn thận vì có nhiều trường hợp không có hiệu quả.

4. U nang buồng trứng

Khi thấy xuất hiện đau một bên bụng dưới và có rối loạn kinh nguyệt, u càng to thì nguy cơ xoắn buồng trứng và ống dẫn trứng càng lớn. U nang buồng trứng thường được phát hiện lúc khám phụ khoa: thăm dò âm đạo kết hợp nắn bụng, thường là u chức năng, tức là do nội tiết tố bất thường liên quan tới vòng kinh. Những u nang này lành tính và cách điều trị là phong toả sự rụng trứng bằng việc tránh thai, u nang sẽ biến mẩt sau vài vòng kinh. Nhưng cũng có u nang thực thể có các tế bào buồng trứng phát triển không bình thường, loại này không phải bao giờ cũng lành tính và đôi khi có biến chứng, cần được mổ cắt bỏ bằng phẫu thuật nội soi, nếu kích thước cho phép. Vì u thường ở một bên nên nếu buồng trứng còn lại vẫn hoạt động tốt thì không ảnh hưởng gì đến chức năng sinh sản cả.

5. Viêm ống dẫn trứng

Bệnh nhiễm trùng do các mầm bệnh gây ra các bệnh lây truyền theo đường sinh dục như: lậu cầu, trùng roi, Chlamydia, vi sinh vật có thể chui qua màng lọc, viêm ống dẫn trứng là viêm nhiễm một hoặc hai ống dẫn trứng, thường biểu hiện bằng các cơn đau vùng chậu, đau tăng lên lúc giao hợp, chảy máu giữa các vòng kinh, sốt và có khí hư. Việc chẩn đoán dựa vào khám lâm sàng cẩn thận, lấy bệnh phẩm âm đạo, xét nghiệm máu, khi đã xác định được vi khuẩn gây bệnh thì dùng kháng sinh trong hai, ba tuần sẽ khỏi mà không để lại di chứng, bên cạnh đó người chồng cũng được điều trị như vậy. Nếu không điều trị tận gốc, các tổn thương có thể gây ra vô sinh hoặc chửa ngoài tử cung.

6. Bệnh tim mạch

Tim mạch của phụ nữ còn chưa được coi trọng, lại có thể được coi là nguồn gốc gây đau vùng khung chậu. Mạng lưới tĩnh mạch rất phong phú ở bộ máy sinh dục. Chỉ cần giãn tĩnh mạch âm hộ hoặc một sự dị thường của sự tuần hoàn nhất là ở vùng buồng trứng gây ra xung huyết khung chậu là đã có thể gây ra những cơn đau bụng dưới. Khi sử dụng siêu âm Doopler có thể cho thấy rõ u máu và tĩnh mạch bị giãn giúp chẩn đoán chắc chắn vàđiều trị nghẽn nội mạch, phục hồi tĩnh mạch buồng trứng, thậm chí các tĩnh mạch hạ vị. Có thể điều trị thêm bằng các thuốc trợ tim mạch, chống phù nề, chống viêm hoặc phẫu thuật nếu bị sa buồng trứng.

7. Các tổn thương sau phẫu thuật

Có những cơn đau bộ phận sinh dục do bị dính sau phẫu thuật, nhất là phụ nữ đã có tiền sử mổ vài lần: u nang buồng trứng, u xơ tử cung, mổ tử cung lấy thai, chửa ngoài dạ con...Điều trị bằng các thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không có thành phần Steroid. Trong trường hợp cần thiết bị dính phủ tạng thì phải mổ gỡ dính.

8. Đau khi hành kinh

Những cơn đau kinh nguyệt xuất hiện thường kèm theo một loạt các triệu chứng khó chịu như: suy nhược, đau đầu, dễ bị kích thích, dễ cáu gắt, rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy...Có thể dùng thuốc giảm đau, thuốc chống co thắt, thuốc Estrogen và sinh Progesteron để loại bỏ rụng trứng. Nếu không thấy đỡ có thể dùng thuốc chống Prostaglandin - thuốc chống viêm không Stesroit cho kết quả 80 – 90%. Ngoài ra, có thể dùng liệu pháp vi lượng động căn, liệu pháp vật lý, châm cứu cũng làm giảm cơn đau.

Như vậy, chúng ta biết rằng khi phụ nữ đau bụng dưới thì có thể liên quan đến nhiều chứng bệnh khác nhau. Do đó, trong trường hợp gặp các cơn đau này, bạn hãy sớm đi khám ở các cơ sở y tế để được các bác sỹ chẩn đoán và có kế hoạch điều trị dứt điểm và kịp thời nhé! Và một điểm cần lưu ý là các bạn không được tự chẩn đoán bệnh và tự mua thuốc điều trị. Bạn cần đi khám và cần phải có xác định chính xác của bác sỹ thì việc điều trị mới đúng và hiệu quả.

5 kiểu đau bụng dưới phụ nữ cần lưu ý

Tùy vào thời điểm, tính chất mà những cơn đau vùng bụng dưới có nguyên nhân và biện pháp điều trị khác nhau.

Ảnh: minh họa - Internet

Dưới đây là một số kiểu đau vùng bụng dưới điển hình để bạn đọc có thêm thông tin.

Những cơn đau cấp vùng bụng dưới

Nếu xảy ra ở phụ nữ đang độ tuổi sinh đẻ và không kèm theo sốt thì trước tiên cần nghĩ đến chửa ngoài tử cung nhưng cũng có thể là u nang buồng trứng xoắn. Nếu kèm theo sốt, cần nghĩ đến viêm phần phụ nhưng không loại trừ viêm ruột thừa hay viêm đại tràng sigma (đoạn cuối đại tràng trước trực tràng).

Đau vùng bụng dưới vào giữa kỳ kinh

Có đặc trưng là đau vùng bụng dưới kèm ra nhiều chất xuất tiết âm đạo có màu trắng hay lẫn máu. Đau có tính chất lan tỏa xuống âm hộ, âm đạo đôi khi ra vùng thắt lưng hay khắp vùng bụng, có thể đau cấp tính, kèm buồn nôn hay nôn. Đau thường xảy ra vào thời điểm rụng trứng (phóng noãn) từ ngày thứ 12 - 16 của chu kỳ kinh, kéo dài từ vài giờ đến 48 giờ. Khoảng 20% phụ nữ có kiểu đau này, một số người chu kỳ kinh nào cũng đau, một số khác đau ở chu kỳ này nhưng chu kỳ khác lại không.

Chẩn đoán thường dựa vào đau xảy ra vào giữa chu kỳ kinh và khám vùng tiểu khung không thấy gì bất thường. Nếu đau kéo dài và/hoặc nghiêm trọng thì cần siêu âm để loại trừ các nguyên nhân gây đau bụng dưới khác, đôi khi cần phân biệt với viêm ruột thừa. Đau giữa kỳ kinh thường không cần điều trị. Thuốc giảm đau có thể cần khi đau kéo dài hay nghiêm trọng. Thuốc tránh thai hormon có thể dùng để ngăn cản rụng trứng nhằm làm mất đau.

Đau bụng dưới kết hợp với rụng trứng (còn gọi là triệu chứng Mittelschmerz, tiếng Đức có nghĩa là đau giữa kỳ kinh).

Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân gây đau:

Nang trứng phình to trước thời điểm phóng noãn: Khi chỉ có một hay 2 noãn trưởng thành đến mức sắp được phóng ra thì có một số nang noãn khác cũng lớn lên. Vì nang noãn lớn lên ở cả 2 buồng trứng cho nên đau có thể xảy ra đồng thời ở cả 2 bên hoặc chỉ 1 bên.

Thành của buồng trứng bị rách (vỡ): Vỏ buồng trứng phải rách để noãn thoát ra, vì thế, chính sự phóng noãn đã gây đau ở một số phụ nữ.

Vòi trứng co thắt: Sau khi phóng noãn, vòi trứng co thắt giống như sự nhu động của thực quản và gây đau.

Các cơn co của lớp cơ nhẵn buồng trứng: Đa số phụ nữ cảm thấy đau ngay trước khi trứng rụng, do hormon LH đạt tới đỉnh cao làm tăng Prostaglandine tạo ra các cơn co ở vòi trứng, tử cung và đường ruột.

Do sự kích thích phúc mạc: Vì máu hay dịch thoát ra khi phóng noãn.

Đôi khi nhiễm khuẩn đường sinh dục là nguyên nhân gây đau nhưng thường không rõ. Có thể sử dụng triệu chứng đau giữa kỳ kinh để nhận biết có phóng noãn.

Đau vùng bụng dưới mạn tính không liên quan đến các kỳ kinh

Đó là kiểu đau bụng dưới lan tới âm hộ và cả vùng thắt lưng, kèm với cảm giác nóng rát, đau ở bàng quang, đái buốt, đái khó, đau trực tràng và cảm giác muốn đại tiện, ngứa âm hộ. Những triệu chứng này thường do nhiều nguyên nhân khó phát hiện như có tổn thương ở cổ tử cung - tổn thương ở thân tử cung (tử cung gập sau, u xơ tử cung (xoắn, hoại tử vô khuẩn) - sa sinh dục - viêm phần phụ mãn, viêm cùng đồ hay buồng trứng - lạc nội mạc tử cung - giãn tĩnh mạch tiểu khung…

Đau không do nguyên nhân phụ khoa: Cũng gây ra đau vùng bụng dưới.

Bệnh ở cột sống: Đau lưng do tư thế, thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm…;

Bệnh đường ruột: Viêm ruột thừa, viêm đại tràng, viêm túi mật, viêm đại tràng sigma...;

Bệnh ở đường tiết niệu: Viêm thận-bể thận, viêm bàng quang...;

Đau do nguyên nhân tâm lý... Thầy thuốc cần khám toàn diện và cần làm thêm một số thăm dò theo định hướng của bệnh cảnh.

Các chứng bệnh gây đau bụng dưới

Vùng bụng dưới của bạn đau âm ỉ hay dữ dội? Đó có thể là biểu hiện của những bệnh cần đi khám và điều trị ngay.

 Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu (UTI) bắt đầu xảy ra khi vi trùng xâm nhập vào đường tiết niệu. Bệnh có thể gây ra rắc rối ở bất cứ nơi nào, từ niệu đạo đến bàng quang và từ niệu quản lên thận. Các triệu chứng bao gồm áp lực lên đáy xương chậu, đau khi đi tiểu và thường xuyên mót tiểu. Viêm nhiễm này sẽ không nghiêm trọng nếu được xử lý kịp thời. Nhưng khi nó lan đến thận, nó có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn. Các dấu hiệu của nhiễm trùng thận bao gồm sốt, buồn nôn, nôn mửa và đau ở một bên của lưng dưới.

Viêm ruột thừa

 

Đây là tình trạng viêm nhiễm ở một mẩu ruột nhỏ nối với ruột chính. Biểu hiện thường đau dữ dội vùng phía phải bụng dưới, nôn mửa và sốt. Nếu có các triệu chứng này thì cần vào viện ngay.

Cách xử trí thông thường là phẫu thuật vì nếu không nó sẽ vỡ, gây viêm nhiễm cho ổ bụng, dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.

Hội chứng ruột kích thích

 

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn tiêu hóa mãn tính mà có thể gây ra đau bụng, chuột rút, đầy bụng, tiêu chảy hay táo bón.

Bác sĩ không biết nguyên nhân gây ra tình trạng này vì thế không có một phương pháp cụ thể để kiểm soát các triệu chứng. Những cách đang được áp dụng là thay đổi chế độ ăn, quản lý stress và dùng thuốc điều trị tiêu chảy hay táo bón.

Sỏi thận

 

Sỏi thận là các tinh thể muối và các khoáng chất lắng đọng trong nước tiểu. Chúng có thể nhỏ như một hạt cát hay lớn như một quả bóng golf. Khi những viên sỏi này di chuyển từ thận đến bàng quang, chúng có thể gây ra các va chạm gây đau ở vùng bụng hoặc vùng xương chậu; nước tiểu có thể chuyển màu hồng hoặc màu đỏ do hệ tiết niệu bị chảy máu.

Hãy đi khám nếu nghĩ mình bị sỏi thận. Hầu hết các hòn sỏi nhỏ sẽ tự bị đẩy ra khỏi hệ thống nhưng số khác thì đòi hỏi cần phải điều trị.

Dính các cơ quan trong bụng do sẹo

 

Nếu bạn đã từng phẫu thuật ở vùng xương chậu hay bụng dưới (chẳng hạn như cắt ruột thừa hoặc mổ đẻ hoặc từng bị viêm nhiễm trong bụng thì bạn có thể trải qua các cơn đau triền miên do tình trạng kết dính giữa các cơ quan trong bụng với vùng sẹo gây ra.

Hiện tượng này phụ thuộc vào vị trí hình thành sẹo. Trong một số trường hợp, tình trạng này chỉ có thể xử lý bằng phẫu thuật.

Viêm bàng quang kẽ (IC)

 

Viêm bàng quang kẽ (IC) là một tình trạng đau mãn tính liên quan đến viêm bàng quang. Nguyên nhân chưa được biết rõ. Những người bị IC nặng có thể đi tiểu rất nhiều lần trong mỗi giờ. Các triệu chứng khác bao gồm áp lực trên vùng mu, đi tiểu đau và đau trong khi quan hệ tình dục. Tình trạng này là phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi 30 và 4. Mặc dù không có cách điều trị dứt điểm nhưng có nhiều cách để giảm bớt các triệu chứng.

Bệnh lây qua đường tình dục

 

Đau hông là một trong những dấu hiệu cảnh báo một số bệnh qua đường tình dục (STDs.) Trong đó, phổ biến nhất là nấm chlamydia và bệnh lậu và chúng thường xuất hiện cùng nhau.

Bệnh thường không có triệu chứng rõ rệt nhưng khi có biểu hiện, chúng có thể gây ra đau bụng dưới, đi tiểu đau, chảy máu giữa chu kỳ và tiết dịch âm đạo bất thường.

Điều quan trọng là tìm cách điều trị để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng và tránh lây nhiễm cho bạn tình.

Đau khi “yêu”

 

Đau bụng dưới khi quan hệ tình dục có thể do rất nhiều nguyên nhân, hầu hết là có thể điều trị được. Một số ly do khác gây đau khi “yêu” là viêm “vùng kín” hay khu vực này quá “khô hạn”. Đôi khi không có giải thích y học cho chứng đau khi quan hệ tình dục.

Trong những trường hợp này, tình dục liệu pháp có thể có ích. Đây là loại điều trị có thể giúp giải quyết xung đột nội tâm về tình dục hoặc bị lạm dụng tình dục trong quá khứ.


Chữa bệnh đau bụng dưới bằng gừng tươi

Cặp đôi hoàn hảo 2011 gung tuoi 9 151211 Chữa bệnh đau bụng dưới bằng gừng tươi

Mệt mỏi, ăn không tiêu hay cảm mạo, phụ nữ ra kinh nhiều… là những tình trạng có thể được cải thiện bằng cách sử dụng gừng tươi.

Tỳ vị hư nhược: Gừng tươi 10 gr, di đường (kẹo nha) 30 gr, hoàng kỳ 12 gr, đẳng sâm 12 gr, quế chi 10 gr. Sắc uống ngày một thang.
Chữa chứng ăn không tiêu, cảm mạo, ho mất tiếng: Gừng tươi, hồ đào nhân, ô mai bỏ hạt mỗi vị 40 gr, giã nát, trộn đều, hoàn viên như hạt ngô. Tối truớc khi ngủ uống hai viên.

Gầy yếu, mỏi mệt, kém ăn, chân tay lạnh, sợ lạnh, tiêu hoá kém, hay đau bụng dưới, da xanh: Gừng khô 15 gr, mạch nha 60 gr, thục địa 9 gr, đẳng sâm 6 gr. Kẹo mạch nha chưng cho tan, ba vị còn lại mang sắc lấy nước đặc, bỏ bã. Mạch nha đã chưng pha với nước thuốc, chia uống ngày ba lần.

Đi lỵ ra máu: Gừng khô 2 gr, sinh thục địa 5 gr, hoàng liên 3 gr, hoàng minh giao (cao nấu bằng da trâu hay da bò) 3 gr. Hoàng minh giao thái nhỏ nhưng không sắc. Đem các vị trên đổ ba bát nước sắc còn một bát. Lúc nước thuốc còn nóng, cho hoàng minh giao vào để tan. Uống ngày hai lần. Dùng hết trong ngày.
Phụ nữ có lượng kinh nhiều: Gừng khô 10 gr, thịt cừu 500 gr, đường quy 15 gr, thục địa 15 gr, rượu, muối đủ dùng. Rửa sạch thịt cừu, thái miếng. Cho tất cả các vị thuốc, thịt cừu, rượu, muối vào nồi đất ninh nhừ. Ăn trước kỳ kinh 5 – 7 ngày, dùng liền 3 – 5 ngày, sẽ có kết quả tốt.

(St)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Tôi năm nay 24 tuổi, chưa lập gia đình. Tôi thường thấy đau bụng dưới âm ỉ, dịch âm đạo trắng trong, ra nhiều và thường cảm thấy ngứa âm đạo vào giữa chu kì kinh nguyệt, ngày bình thường tôi hay có 1 ít dịch âm đạo trắng như sữa chua dính ở đáy quần. Xin hỏi tôi bị làm sao? Xin cám ơn!
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
tôi năm nay 32 tuổi, có 1 con, tôi thường bị đau bụng dưới vào các buổi sáng sớm, ban ngày thì không đau. Cho toi hỏi tôi bị bệnh gì va nếu khám thì khám ở đâu?tôi đang ở Hà Nội
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
TOI BI DAU BUNG DUOI DAI CAM THAY DAU BUNG DAU CA NUNG
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
nam nay toi 24t ,thinh thoang toi thay bi dau co that bung duoi, vung ben phai va dau dan den vung bung tren ,sau that lung va mu am dao. cach day 3 nam toi co mo chua ngoai da con ... xin hoi toi co bi sao khong , co lien quan gj den viec sinh em be ko ?
em đau bụng kinh dữ dội mà kinh cũng rất ít mà tháng nào cũng vậy em uống nước dừa với ăn trứng nhưng vẫn ít không biết em có bị bệnh không
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
toj bj dau vung xuong mu khoang 7 thang nay.cam gjac dau rat chu ko dau du doi.an vao vung bung duogiap xuong mu rat dau.di sieu am may lan ma ko thay ji khac thuong.toi bi sao vay?toi nen di kham o dau day?
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
có thể việc siêu âm chưa đủ để tìm ra nguyên nhân gây đau của bạn. Bạn nên kiểm tra tổng quát tại những bệnh viện chuyên ngành để tìm được nguyên nhân và điều trị kịp thời
em mổ nội soi u nang buồn trứng trái được 4 tháng nay rồi như mấy hôm nay em thấy đau bụng bên dười và bên hông thắt lưng nữa vậy có bị làm sao không ạ
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
Sau khi mổ bạn nên đi viện kiểm tra lại xem tình hình hồi phục thế nào, kết hợp kiểm tra hiện tượng đau bụng để có thể yên tâm hơn nhé
Toi bi dau bug duoi kih khug bsi noi la thai ngoai nhug mo noi soi thi ko pai bi mau u nhieu trog o bung.xong phat hien ra nang lac noi mac mo xong thai toiko giu dc
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Thật khổ cho chị quá.
Em quan hệ tình dục với bạn trai nhiều lần nhưng sao quan hệ xong em lại ra máu hồng dính vào dương vật anh ấy
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
Toi thinh thoang hay dau bung duoi ben trai vao buoi toi.Toi da tung di sieu am, kham tong quat nhung BS deu ket luan la tot. Nhung toi van thay thinh thoang dau bung ram ram nhu hanh kinh. Gio toi cung khong biet nen lam gi de tim ra nguyen nhan.
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
E 23 tuoj,moj lan toj thang e laj dau bung duoj du doj,kem theo trjeu chung muon dj cau,oj' mua(non mua),lieu e co bj benh gj k,hay chj la do chu ky hanh kinh thoj,vj e ngaj k dam dj kham. E cam on nhju!
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
Bác sỹ ơi, cho tôi hỏi là tôi đã có 1 bé được 4 tuổi nhưng từ khi sinh bé xong đến giờ mỗi lần đến kỳ kinh là tôi hay bị đau bụng dưới dữ dội khi đi cầu, gần đây hiện tượng đó không thường xuyên hơn nhưng thỉnh thoảng vẫn bị như thế. Bác sỹ cho tôi hỏi tôi bị sao không?
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
Đau bụng dưới như thế có thể là biểu hiện của những bệnh phụ khoa. Bạn nên đi khám sớm nhé!
e năm nay 20 tuổi.Gần đây em bị đau bụng dươi bên trái, cơn đau rải rác trong ngày nhưng đau nhat ve buổi tối.Ngoài ra e thấy hiện tượng ra chất nhầy màu nâu đen ở âm đạo.Em chưa thấy kinh tháng này nữa(quá hơn 10 ngày rôi ạ).2 hôm nay thi nhưng cơn đau kèm theo đau lan ra vùng sau lưng bên trái va đau đùi trái.gần đây em co dùng thuốc tránh thai khẩn cấp loại viên dùng trong 120h.trước đây em có dung thuốc tránh thai hàng ngày nhưng đã ngưng sử dụng.Xin hỏi em bị làm sao ạ? mong mọi ngương giải đáp giúp em với.Xin trân thành cảm ơn.
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
Thua bs e bi dau bung duoi am j? May' hom rui dau nhu bi dau hanh kinh ay, ma o quan co' mot it dich trang, vang nhat nua, xin hoi e bi lam sao vay a. Xin chan thanh cam on
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
Có thể bạn bị viêm nhiễm vũng kín, đi khám sớm để xem tình trạng bệnh hiện tại và được chỉ đạo hướng điều trị thích hợp nhé
Toi nam nay 43tuoi .. Toi rat hay bi dau bung duoi ...khong co dinh ben nao ... Moi khi dau doi khi cam giac tuc day xuong phia trong vung kin ... Di tieu tien rat tuc ... Dau lan ra sau lung doi khi xuong ca vung hong va dui . Toi bi sao ...cach chua tri
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
Nếu cơn đau có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, bạn có thể mua thuốc giảm đau thông thường theo chỉ định của bác sỹ. Nếu cơn đau không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, cơn đau kéo dài và bất thường, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sỹ tư vấn và điều trị tốt nhất nhé. Chúc bạn chóng khỏe!
Tôi năm nay 24 tuổi.tôi đã 1 lần phải cắt bỏ buồng trứng bên trái do u nang buồng trứng.gần đây tôi đi tiểu rất đau vùng bùng dưới và có dịch hôi, đôi khi có kèm cả đau quặn ở vùng hông bên phải và tôi đã nằm và lấy tay nhấn vào vùng bụng dưới bên phải và có cảm giác đau.xin bác sĩ cho tôi biết tôi đã bị bệnh gì,liệu u nang buồng trứng có quay lại với tôi không ạ.
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
Chào bác sỹ! Tôi năm nay 26 tuổi. Tôi có 1 vấn đề xin được hỏi bác sỹ. Bình thường kỳ kinh của tôi khoảng 5 đến 6 ngày là sạch kinh, nếu có ra kinh cũng ra ít mà có màu đỏ sẫm, và không còn đau bụng dưới nữa, nhưng sao kỳ kinh này đã đến ngày thứ 5 rồi mà tôi vẫn ra máu màu hồng và còn đau bụng dưới nữa. Tôi không biết mình có bị bệnh gì không nữa. Mong bác sỹ tư vấn giùm tôi. Cảm ơn bác sỹ!
hơn 1 tháng trước - Thích (12) - Trả lời
chị liên hệ với bác sỹ phụ khoa này nhé yahoo:thonganh1988
coi chung chi bi u nang buong trung day
bác sĩ ơi!em năm nay 20t,và đã quan hệ rồi,dạo này em bị đau bụng dưới âm ỷ,và trể kinh được 7 ngày rồi mà vẫn chua có,nhưng chỉ đau vào đúng ngày em có kinh thôi,và âm đạo em có ra dịch trắng nhưng không có nhầy.khi quan hệ em cảm thấy rất đau,em có bị sao không bác sĩ?mong bác sĩ giải đáp giup em ,em xin cảm ơn
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
truong hop cua em khong co gi dang ngai nhe
thua bs toi nam nay 34tuoi,da lap gd va co con,va toi da mo duot thua vua duoc 2nam nay may thang gan day toi hay bi dau bung kinh nguyet o bung duoi ben chai nhieu sau do dau lan ra bung ben phai va lung,dau bung ben chai chi keo dai do 1,2ngay la het nhung cho khac van dau rat nhieu nhung lan nay bung ben chai toi dau keo dai duoc 2ngay roi con dau o bung cham dut hoan toan tu toi hom chuoc den chua hom sau toi lai thay dau bung du roi chi dau 1cho o bung duoi ben chai va dau dat du roi tu chua den toi muon van chua het con dau dau d�n noi toi khong di lai duoc nua,xin hoi bs toi bi benh gi?,xin cam on!
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
Chị đi khám bác sĩ ngay đi nhé
chào bác sĩ. bác sĩ làm ơn cho e hỏi. từ lúc tối tới giờ em thấy đau bụng dưới. cứ 15 - 20p là đau nhói 1 lần. cơ thể thấy mệt mỏi, ê ẩm. kỳ kinh của em đã qua được 10 ngày rồi. vậy e bị gì vậy bác sĩ? rất mong sớm nhận được câu trả lời của bác sĩ. em cảm ơn.
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
Có rất nhiều kiểu nguyên nhân khiến đau bụng dưới, cách tốt nhất là bạn nên đi khám ngay để sớm biết những căn bệnh tiềm tàng nhé.Chúc bạn khỏe
em năm nay 27 tuổi, lấy chồng được hai tháng chưa có con. hôm qua em bị té trong nhà tắm. cả ngày hôm đó và hôm sau thấy đau bụng dưới mỗi khi di chuyển, phần trên ngực thấy nhói. Sờ vào bụng dưới thấy có gờ dài. xin hỏi bác sĩ em có sao kh ạ
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
Chào chị! Cách tốt nhất chị nên đi khám hoặc chụp chiếu nhé.
e bi dau bung duoi nhung e di kham thi k soa vay cho e hoi nhu vay l
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
Chào chị1 Chúng tôi xin cung cấp cho chị 1 vài chứng bệnh có liên quan đến đau bụng dưới: Chứng viêm ruột thừa: ở phụ nữ, nhất là những người có tuổi, ruột thừa nằm rất thấp trong vùng chậu nên dễ bị tưởng lầm là những đau đớn thông thường ở bộ phận sinh dục, khiến cho việc chẩn đoán trở nên khó khăn hơn. Liệu pháp chủ yếu đối với chứng viêm ruột thừa là phẫu thuật. Viêm bàng quang: tác nhân gây ra chứng viêm bàng quang thường là một mầm bệnh, biểu hiện bằng một cơn đau dữ dội ở vùng xương mu. Điểm đáng nói ở chứng này là bệnh nhân không cảm thấy nóng buốt khi tiểu tiện, mà thường biểu hiện bằng cảm giác mắc tiểu thường xuyên, rất đau đớn khi tiểu, nước tiểu đục và có mùi hôi. Việc chẩn đoán chứng bệnh này thường dựa vào sự khảo sát nước tiểu, tiếp theo là điều trị bằng thuốc kháng sinh. Có thai ngoài tử cung: đây là trường hợp phôi nằm ngoài tử cung - nơi lẽ ra phải chứa phôi. Khi đó thai thường nằm ở vòi trứng, nhưng cũng có thể nằm trong buồng trứng hoặc thậm chí cả trên ruột. Hiện tượng này biểu hiện bằng những cơn đau ở bụng dưới, thường đau ở một bên và có ra máu ở bộ phận sinh dục. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân nghe đau đớn dữ dội và cảm giác khó ở. Bao giờ chứng có thai ngoài tử cung cũng được xác định là nguy hiểm, bởi vì thường gây ra tình trạng xuất huyết nội và dẫn đến tử vong. Liệu pháp cổ điển là phẫu thuật với kỹ thuật soi tạng. U nang buồng trứng: nguyên nhân của chứng này thường là tình trạng bất thường về các hoóc-môn nữ, nhưng cũng có thể do sự phát triển bất thường của các tế bào buồng trứng. Trong trường hợp trên (nguyên nhân hoóc-môn), việc trị liệu nhằm ngăn chặn sự rụng trứng nhờ một loại thuốc viên ngừa thai hay dưỡng thai liều cao. Trong trường hợp thứ hai, không phải lúc nào khối u cũng lành tính và đôi khi có thể xảy ra biến chứng. Vì vậy, chúng cần được bóc tách bằng kỹ thuật soi tạng và trong đa số trường hợp, buồng trứng vẫn được duy trì, khả năng thụ thai của bệnh nhân vẫn được bảo vệ. Viêm vòi trứng: đây là bệnh nhiễm khuẩn gây ra tình trạng viêm một hay hai vòi trứng. Triệu chứng của bệnh này thường là những cơn đau ở khung chậu, nhất là trong lúc sinh hoạt tình dục, xuất huyết giữa hai chu kỳ kinh nguyệt, sốt… Việc chẩn đoán thường dựa vào một khảo sát lâm sàng cẩn thận, lấy máu và lấy bệnh phẩm bộ phận sinh dục. Sau khi đã xác định được mầm bệnh, việc trị liệu bao gồm chủ yếu thuốc kháng sinh trong từ hai đến ba tuần. Người chồng của bệnh nhân cũng cần được điều trị đồng thời. Nếu không điều trị, những đau đớn và sốt sẽ biến mất, nhưng chúng sẽ tạo ra những tổn thương dẫn đến tình trạng vô sinh hay có thai ngoài tử cung. Đau bụng dưới do tĩnh mạch: mạng lưới tĩnh mạch hiện diện rất nhiều ở bộ phận sinh dục, chỉ cần một chứng phình hay giãn tĩnh mạch hoặc sự tuần hoàn máu ở đây không bình thường cũng đủ gây ra sự sung huyết ở khung chậu gây đau đớn ở bụng dưới. Nếu việc chẩn đoán xác định được hiện tượng sung huyết thì phương thức điều trị ưu tiên là sử dụng tia X. Hiệu quả của việc này là phục hồi sự tuần hoàn máu bình thường ở mạng tĩnh mạch nơi bộ phận sinh dục. Trong trường hợp sung huyết nhẹ, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc bổ gân và chống phù, kèm thêm thuốc kháng viêm nếu có những dấu hiệu bị viêm tĩnh mạch. Đau bụng dưới do hành kinh: đây là hình thức đau bụng mà phần lớn phụ nữ đều trải qua giữa những ngày hành kinh. Theo những số liệu thống kê mới nhất, chứng đau phổ biến này đã làm cho nước Pháp bị thiệt hại khoảng 30 giờ công mỗi năm. Về mặt y học, chứng đau khi hành kinh thường kéo theo những triệu chứng khó chịu khác: suy nhược (40 - 70% trường hợp), đau đầu (29%), nóng nảy (36%), dễ cáu giận (57%), rối loạn chuyển hóa (20%), tiêu chảy (9%)…
Năm nay em 28 tuổi đã lập gia đình nhưng chưa sinh em bé. nhưng sắp tới ngày có kinh mà sao hai hôm nay em có ra không phải kinh nguyệt mà chất đó mà sẫm có mùi gần như mùi bánh mì hôm nay thì màu đỏ hơn 1tis và nhiều hơn 1 tí, đủ dính 1 miếng băng hàng ngày thôi, và cảm thấy đâu lưng nữa. Vậy em đang có trieuj chứng như thế là có phải mắt bệnh gì hay không bác sĩ giải đáp giúp em ạ.
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
em nam nay 24 tuoi chua co gia dinh,gan day em bi dau bung duoi cam giac rat kho chiu,e bi dau bung duoi phia ben trai sau khi hanh kinh thi e bi dau.xin hoi bac si e bi nhu vay la mac phai benh gi? vi e da hut thai mot lan va sau 2 thang lam thu thuat thi e bi dau nhu vay nen e rat lo lang.
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
Em hay bi dau bung sau khi quan he,co the cho em giai phap huu ich cho van de nay khong?
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
Khi quan hệ, nếu “yêu” quá mạnh sẽ khiến cho tử cung của nữ giới bị kích thích, việc co bóp tử cung tăng cao và gây đau âm ỉ vùng bụng dưới. Sau khi dừng quan hệ thì cơn đau cũng chấm dứt. Do đó, trước mắt hai bạncần phải có sự điều chỉnh. Khúc dạo đầu nhẹ nhàng và thật lâu, ngoài ra, bạn có thể kết hợp sử dụng chất bôi trơn cho vợ để cuộc “yêu” diễn ra dễ dàng hơn.
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý