Chân vòng kiềng ở trẻ sơ sinh

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Chân vòng kiềng ở trẻ sơ sinh

18/04/2015 03:26 PM
3,231
Chân bé bị vòng kiềng phải làm thế nào? Nguyên nhân gây chứng vòng kiềng chân ở trẻ. Cách phòng ngừa chân vòng kiềng ở trẻ. Một số biện pháp khắc phục chân vòng kiềng cho trẻ.

Thế nào gọi là chân vòng kiềng

Nếu khi đứng thắng, khớp gối hai bên nghiêng vào trong làm cho hai đầu gối không thẳng khít, có khe giữa khoảng 1,5cm. Hoặc khớp gối bình thường, cẳng chân cong vào trong hoặc hình cung, có khe giữa trên 1,5 cm thì đó gọi là hiện tượng khác thường, người ta gọi đó là chân vòng kiềng, y học gọi đó là chân chữ O.

Vì sao trẻ xuất hiện chân vòng kiềng?

Có hai nguyên nhân sau:

• Trẻ nhỏ thiếu Vitamin D: đây là nguyên nhân hay gặp nhất gây ra vòng kiềng chân ở trẻ  em. Vitamin D có thể thúc đẩy cơ thể hấp thu canxi, phốtpho đảm bảo cho xương phát triển bình thường. Nếu việc ăn uống hàng ngày bị thiếu vitamin D diễn ra trong thời gian dài thì việc hấp thu sử dụng canxi, phôtpho trong cơ thể làm cho sự phát triển của xương gặp trở ngại. Như xương mềm, không rắn chắc, gây cho trẻ bị bệnh còi xương. Như vậy trẻ khi bắt đầu đứng hoặc tập đi, chân phải chịu lực của cơ thể rất dễ bị chân vòng kiềng.

• Phương pháp nuôi không hợp lý:  trẻ đứng quá sớm hoặc thời gian đi học quá dài, thiếu rèn luyện sức khoẻ. Trẻ sau khi ốm, cơ thể yếu, thường xuyên đứng hoặc đi quá lâu; thói quen nuôi dạy và thói quen sinh hoạt một số vùng không tốt như thường xuyên địu trẻ trên lưng hoặc trẻ thường xuyên phải cưỡi ngựa, lừa…Như vậy đều dễ làm cho trẻ bị chân vòng kiềng.

Khắc phục chân vòng kiềng cho bé - 1
Không cho trẻ đứng và tập đi quá sớm so với độ tuổi. (Ảnh minh họa).

Cha mẹ tự chữa chân vòng kiềng cho trẻ như thế nào?

Nếu phát triển trẻ bị chân vòng kiềng ở mức độ nhẹ, có thể buổi tối khi đi ngủ dùng vải cuốn buộc hai chân lại với nhau, sáng sớm cởi bỏ ra, kiên trì mấy tháng có thể chữa được. Cũng có thể khi ngủ dùng hai mảnh gỗ nhỏ, đệm miếng xốp thẳng, buộc cố định bên ngoài hai chân để chữa.

Bất kể là dùng phương pháp nào thì cũng phải tiến hành từng bước, không được nóng vội, không được cuốn buộc quá chặt làm ảnh hưởng đến tuần hoàn máu.

Trẻ đã lớn hơn một chút hoặc đã đến tuổi thiếu niên có thể giúp trẻ chữa bằng các động tác như sau:

• Hai chân đứng thẳng tách ra, chuyển động ngang chân thay nhau theo kiểu chữ bát từ trong ra ngoài, mỗi lần 10 – 15 lượt.

• Hai chân gối kẹp 1 đồ vật, quỳ xuống, đứng dậy. Tất cả 15 – 20 lần.

• Hai chân tách ra đứng thẳng, đầu gối quỳ, xổm, xoay vào trong hai tay đè lên bên ngoài cẳng chân 5 giây, đứng dậy thả l��ng người, làm 8 – 10 lần.

• Chân đá ngang ra ngoài giống như động tác dùng chân đá cầu ra ngoài, mỗi bên đá 1 lần, chân phải đá thẳng, làm đi làm lại 8 lần.

• Tác dụng chủ yếu của những động tác này là nâng cao sự đàn hồi của dây chằng (gân) hai bên đầu gối, tăng cường sức co lại của cơ bên ngoài chân và sức đàn hồi của cơ bên trong, từ đó chữa được chân vòng kiềng. Nếu trẻ còn nhỏ, không thể làm được thì người lớn có thể hướng dẫn trẻ thực hiện.

Tốt nhất là trước khi sử dụng phương pháp để chữa chân vòng kiềng thì cha mẹ nên xin ý kiến của bác sĩ để có những chỉ dẫn hợp lý và khoa học.

Để đôi chân bé không bị vòng kiềng

Bên cạnh chăm lo cho sức khỏe dinh dưỡng của bé, cha mẹ cũng rất quan tâm lo lắng sao cho con mình có một phom dáng chuẩn. Trong đó, làm sao để bé có đôi chân thẳng, không bị vòng kiềng là điều rất được quan tâm.

Rất nhiều bậc cha mẹ lo lắng em bé mới sinh của mình có đôi chân cong, vòng kiềng. Tuy nhiên, thông thường, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đều bị cong cẳng chân do tư thế nằm trong bụng mẹ, gọi là cong cẳng chân sinh lí. Không cần xoa bóp, chân cũng tự thẳng khi trẻ 1 tuổi. 

Điều cha mẹ cần chú ý nhiều nhất là lứa tuổi tập đi của trẻ. Trẻ ở tuổi này chân đã bắt đầu thẳng dần. Tuy nhiên, nếu chân trẻ không thẳng là do một số nguyên nhân sau:

- Trẻ bị bệnh còi xương ở lứa tuổi này là một trong những nguyên nhân của hiện tượng chân vòng kiềng. 
Còi xương là một rối loạn phát triển xương, thường do thiếu vitamin D hoặc calci trong chế độ dinh dưỡng. Trẻ thiếu vitamin D thường có những biểu hiện như: cẳng chân cong, đau cơ, gan lách to... Trẻ còi xương và hậu quả là bị chân vòng kiềng có thể điều trị, khắc phục bằng việc bổ sung vitamin D và calci vào chế độ ăn hàng ngày cho bé. Tuy nhiên, một số dạng còi xương là do di truyền thì cần được khám và điều trị tại các chuyên khoa nội tiết.
Nếu trẻ bị thiếu vitamin D, cha mẹ cần bổ sung lượng vitamin D cho lứa tuổi tập đi của trẻ nhằm có lượng canxi phù hợp chế tạo các tế bào xương. Để phòng chứng còi xương, trẻ đang bú mẹ cũng cần được bổ sung vitamin D.
- Bé có cân nặng quá tải đối với đôi chân hoặc cho trẻ đứng và tập đi quá sớm so với độ tuổi của bé cũng ảnh hưởng đến hình dáng đôi chân bé. Cha mẹ nên để trẻ tập đi, tập đứng phù hợp với sự phát triển tự nhiên của trẻ vì mỗi trẻ có cấu trúc xương khác nhau nên độ tuổi tập đi cũng sẽ khác nhau. Có trẻ 6 tháng tuổi đã biết đi, nhưng cũng có trẻ lâu hơn thế. Không nên cho bé ngồi xe tập đi quá sớm vì trọng lượng cơ thể sẽ ảnh hưởng đến chân của bé.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian xoa nắn, mát xa chân cho bé sơ sinh hàng ngày theo hướng thẳng từ đùi bé trở xuống sẽ vừa tạo cho bé sự dễ chịu và vừa có tác dụng điều hoà tốt.
Các cách hiểu như: đóng bỉm, mặc tã dày cho bé quá lâu, bế cắp nách khiến chân bé bị vòng kiềng là hoàn toàn sai lầm vì theo các bác sỹ, trẻ dưới 2 tuổi hệ thống xương và dây chằng của trẻ còn rất mềm, có thể đàn hồi tốt nên thường không bị những chấn thương về xương.
Đối với trẻ đã bị chân vòng kiềng, cha mẹ muốn có sự điều chỉnh về đôi chân cho trẻ thì việc mổ nắn không nên tiến hành khi trẻ dưới 5 tuổi nếu trẻ không có bệnh lý nào khác. Vì từ lúc sinh ra cho đến trước 5 tuổi, chân trẻ có 2 lần chuyển dạng sinh lý về xương (đang thẳng lại cong và ngược lại). Khi có ý định mổ nắn cho trẻ, cha mẹ cần đưa con đến các bệnh viện chỉnh hình lớn để có sự tư vấn của các bác sỹ và có cách xử lý phù hợp.
Cho trẻ uống vitamin D để ngăn tình trạng chần vòng kiềng

Vitamin D rất quan trọng cho sự phát triển của xương trẻ em. Một quan chức y tế của chính phủ Anh vừa khuyến cáo tất cả trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi đều nên uống bổ sung vitamin D mỗi ngày để ngăn tình trạng chân vòng kiềng.

Giáo sư Dame Sally Davies cho biết chân vòng kiềng là tình trạng hai chân của trẻ vẹo hình vòng cung sang hai bên, gây ảnh hưởng về thẩm mỹ và sức khỏe cho trẻ về sau, vì vậy tất cả các bé từ 6 tháng đến 5 tuổi đều nên uống bổ sung vitamin D, đặc biệt trong mùa đông.

Theo Healthdays, khuyến cáo này được đưa ra sau khi các số liệu mới đây cho thấy có sự gia tăng đáng kể số trẻ bị vòng kiềng – những em không được tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài, chỉ ở trong nhà chơi game hoặc xem tivi.

Liều lượng được khuyên dùng là 7 microgram vitamin D mỗi ngày.

Một nghiên cứu tại Bệnh viện Tổng hợp Southampton đã tìm thấy hơn 20% trẻ được kiểm tra xương có dấu hiệu bệnh vòng kiềng.

Vitamin D được hấp thụ từ thức ăn và phần lớn từ ánh nắng mặt trời. Nhưng vào mùa đông, khi nắng rất ít, mọi người sẽ thiếu vitamin này trầm trọng.

(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
nguoi phu nu co doi chan vong kieng co bi moi nguoi che khong?
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
Phu nu la phai dep,ai cung muon minh so huu mot doi chan thon tha cho du no khong duoc dai nhu nguoi mau.nhung khong phai ai cung duoc nhu the.nhung neu so huu mot doi chan dai va dep ma do oc trong rong thi no hoan toan vo nghia ban a
xin hoi bac sy neu cho tre uong vitamin D thi cho uong nhu the nao va mua loai nao la tot cho tre 6thang tuoi
hơn 1 tháng trước - Thích (11) - Trả lời
Toi muon hoi lieu cha me dong bim thuong xuyen cho tre co lam cho tre bi chan vong kieng khong?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
con chau duoc 20 thang tuoi chau bi chan vong kieng (cang chan chau bi cong)chau ko bi suy dinh duong vay theo bac sy co nen cho chau di kham hay lam the nao bac sy giup chau voi
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
Nếu bé bị nhẹ bạn có thể tiến hành làm những cách như chúng tôi hướng dẫn,không nhất thiết phải đi khám bác sĩ, dù là cách nào bạn cũng phải kiên trì và tập thật tốt cho cháu
tôi muốn hỏi bác sĩ bé nhà tôi được hơn 8 tháng tuổi. Cháu bị suy dinh dưỡng và tôi thấy cẳng chân của cháu hơi bị khuỳnh ra. Có phải cháu bị chân vòng kiềng không?chòng tôi bảo do bé tôi không thường xuyên nắn cho bé nên bé mới bị như vậy điều đó có đúng không?Bây giờ tôi phải làm như thế nào để chân cháu không bị như vậy nữa?
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
bé nhà em đc gần 4 tháng cháu hiến tương thieu canxi( tóc rụng hình vành khuyên) chân cháu giờ 2bên hơi cong ưtuuu
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
xin hỏi bac sỹ con tôi được 15 thang tuổi nhưng chân cháu đi hơi cong giờ tôi phải lam như thế nao ,có phải đi khám hay không
hơn 1 tháng trước - Thích (10) - Trả lời
7thang biet dung co bi chan vong kieng ko
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
con cháu hiện nay được 6 tháng rưỡi, từ lúc sinh ra đến nay chân cháu hay bắt chéo với nhau, bàn chân phải có lúc hướng vào trong (hai chân hơi cong). cháu xin hỏi như vậy có sao không? cháu phải làm thế nào để khắc phục tình trạng trên
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
Chân vòng kiềng, hình dung nôm na là hai gối và xường đùi cong, làm bé khi đứng hai gối không sát vào nhau. Mọi người vẫn gọi là chân cong. Tuy nhiên, bố mẹ chỉ nên lo lắng khi chân của bé cong từ trên đùi xuống bàn chân. Còn bé bị cong cẳng chân thì chưa thể gọi là chân vòng kiềng. Đó chỉ là tình trạng phát triển tự nhiên trong quá trình hình thành xương. Chân vòng kiềng thường gặp ở trẻ nhỏ và trong nhiều trường hợp nó tự hết khi trẻ lớn lên, ta cần phân biệt cong sinh lý (đa số) hay cong bệnh lý (ít gặp). Chỉ khi nào cong nặng và bất thường vượt các chỉ số cho phép thì mới dùng chữ chân vòng kiềng. Đây là biến dạng theo mặt phẳng ngang và thường có kèm theo biến dạng xoay xương chày. Chân vòng kiềng hoàn toàn không ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Khi nào bé biết điệu, biết ý thức về vóc dáng, chân vòng kiềng mới tác động đến tâm lý của bé. Phát triển bình thường ở trẻ em: * < 1 tuổi: gốivẹotrong 100-150. * 1-2 tuổi: giảm dần và đến 2 tuổi thì chân thẳng. * 2-4 tuổi: gối vẹo ngoài dần đến 100, sau đó giảm dần. * 7-13 tuổi: gối ổn định dần, có thể vẹo ngoài 50 . Đo khoảng cách giữa hai lồi cầu đùi sau khi áp nhẹ hai mắc cá trong, giới hạn là 10 cm. Bạn thử các chỉ số trên nhé.
chân chau từ dui xuong đên dầu gối thăng nhưng từ đầu goi trỏ xuong lai cong.Bác sĩ chỉ dùm làm thế nào để chân o con cong nữa.
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
Bài viết trên là một gợi ý cho bạn để cải thiện tình hình. Chúc bạn thành công!
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý