KỸ THUẬT NUÔI BÒ CẠP
Bò cạp ngâm rượu trị đau khớp, nhức mỏi
Bò cạp chiên giòn, bò cạp nướng… đang là món ăn khoái khẩu của dân nhậu. Chưa hết, bò cạp còn dùng để ngâm rượu trị đau khớp, nhức mỏi. Mối chúa, tắc kè cũng được xem là thuốc quý “tăng cường sinh lực”. Tất cả đang trở thành đặc sản cuốn hút hàng trăm người dân vùng núi Thất Sơn (An Giang) vào cuộc săn lùng…
Trời sụp tối, núi rừng Thất Sơn hùng vĩ vắng lặng- lạnh ngắt. Xa xa phía Đông núi Phú Cường, lác đác vài ngọn đèn dầu, không gian yên vắng chỉ có tiếng ve sầu rỉ rả buồn não ruột. Trời càng tối, gió thổi càng mạnh, sương mù xuống lạnh cả người.
Đồ nghề mang theo hết sức đơn giản: 1 bình ắc-quy loại nhỏ đeo sau lưng, bóng đèn soi mang trên đầu, tay cầm chĩa 3 mũi… thông thường bò cạp sống ở chân núi theo kẹt đá hoặc bờ đê, bờ ruộng cao ráo. Thói quen của bò cạp là chỉ ra khỏi hang vào ban đêm để tìm thức ăn.
Bò cạp bắt về cho vào thau vài ngày cho “sạch bụng”, để nguyên con rửa sạch, cho vào chảo mỡ (hoặc dầu) đang sôi. Trong chốc lát, bò cạp chín, bốc mùi thơm đến xót ruột, gắp để trên dĩa đã sắp sẵn rau thơm, cà chua, dưa leo cùng vài cọng ngò.
Gắp một con bò cạp, chấm chút muối tiêu chanh (hoặc nước tương), cắn một miếng, cùng với âm thanh nổ giòn trong miệng, bạn nghe chất béo từ cơ thể “bọng” của con vật lan tỏa khắp mặt lưỡi. Theo nhiều người, bụng của bò cạp mới là phần ngon nhất. Vì, ngoài vị nhân nhẩn của cỏ cây thuốc còn đọng lại trong bao tử chúng, chúng còn có vị béo bùi đặc trưng mà côn trùng khác không có. Để thay đổi và làm tăng thêm khẩu vị, người ta còn sáng tạo món bò cạp lăn bột chiên bơ. Gắp một con bỏ miệng, cảm nhận đầu tiên của thực khách khi răng cắn vào con côn trùng cực độc này là béo béo, bùi bùi pha vị ngòn ngọt. Cái “áo giáp” của nó nhai giòn rụm, tan ra trong miệng. Một vị rất lạ, rất khó tả. Và tất nhiên là không thể chê được…
Ăn những món bò cạp chiên này, uống một ngụm rượu ngâm bò cạp, bạn sẽ thấy chiều “phố núi” sao mà đẹp đến… hoang dã! Nhưng không chỉ có thế, theo những người dân địa phương, dùng bò cạp chiên với rượu ngâm bò cạp, người ta còn chữa trị được chứng đau lưng, nhức mỏi, đau khớp mãn tính, nhất là “ông ăn, ông uống mà… bà khen”!
KỸ THUẬT NUÔI BÒ CẠP
Người nuôi bọ cạp có thể sử dụng thau nhựa, thùng nhựa hoặc hồ nuôi nhưng bọ cạp thông thường phát triển tốt trong hồ nuôi; diện tích hồ nuôi bọ cạp tùy thuộc vào nhu cầu thực tế.
- Hồ nuôi bọ cạp có diện tích 8 m2 nuôi được 300 con bọ cạp giống bố mẹ.
- Hồ nuôi bọ cạp có diện tích 8 m2 nuôi được 3000 con bọ cạp để lấy thịt thương phẩm. Con bọ cạp mới đẻ nuôi đến 2 tháng và 2 tuần là xuất thịt thương phẩm được.
- Một kg bọ cap có trung bình 114 con.
- Con bọ cạp mới đẻ nuôi cho đến khi có thể đè ra bọ cạp con là 4 tháng.
- Một con bọ cạp mái đẻ 30 con đến 60 con một lần sinh đẻ.
- Thức ăn cho bọ cạp là: cá, ốc, ếch, nhái, côn trùng các loại … đặc biệt là dế mèn, siêu sâu….
- Hồ nuôi bọ cạp xây bằng gạch ngoài trời, không cần mái che, không cần láng nền, nên xây dựng ở những nơi khô ráo không bị ngập nước khi trời mưa; có mương nước tránh kiến; dán một lớp gạch láng trên miệng hồ bao xung quanh tránh bọ cạp trèo ra ngoài.
- Người nuôi bọ cạp cho một ít gáo dừa, ngói, ván mục, cỏ để tạo chỗ trú ẩn cho bọ cạp.
- Mỗi ngày cho bọ cạp ăn một lần vào buổi chiều. Bốn ngày tưới nước sạch một lần để giữ ẩm cho bọ cạp hoặc cho vào hồ nuôi bọ cạp một khay nước nhưng độ cao nước thấp để không làm cho bọ cạp chế đuối. Chăm sóc bình thường cho đến khi thấy bọ cạp con bám trên lưng bọ cạp mẹ; khoảng 10 ngày sau thì bắt bọ cạp bố mẹ qua chỗ khác để nuôi cho đẻ tiếp.