Chế độ ăn bệnh thiếu máu
Các bác sĩ đều khuyến nghị một chế độ ăn giàu chất sắt để phòng các bệnh thiếu máu do sắt, chẳng hạn như: gan bò, thịt gia cầm, cá, mầm lúa mỳ, hàu, hoa quả khô, ngũ cốc bổ sung sắt, trứng.
Dưới đây là khuyến nghị đã được công nhận đối với những người thiếu máu “dinh dưỡng” của Felicia Busch:
- Ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm giàu sắt và axit folic, chẳng hạn như thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm (chọn thịt nạc) và các loại rau lá xanh.
- Cung cấp vitamin C cho cơ thể: ăn các loại quả giàu vitamin C như cam, chanh…giúp hấp thụ chất sắt tốt hơn.
- Dùng đồ nấu bằng gang khi nấu ăn sẽ tốt hơn cho những người bị thiếu máu.
- Không hút thuốc: hút thuốc làm tăng nhu cầu vitamin của cơ thể vì thế nên tránh hút thuốc.
- Dùng viên bổ sung chất sắt: uống viên nang bổ sung chất sắt có thể gây khó chịu ở dạ dày, gây buồn nôn và táo bón vì thế nên uống thuốc sau khi đã ăn no và nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả.
- Những thức ăn có nguồn gốc động vật như thịt, cá trứng ... có nhiều sắt và sắt có chất lượng cao, dễ được cơ thể hấp thu và sử dụng. Vì vậy một chế độ ăn có ít thức ăn động vật thường hay bị thiếu máu.
- Những thức ăn nguồn gốc thực vật như ngũ cốc, gạo, ngô, một số loại rau có nhiều chất xơ ... thường có lượng sắt thấp và sắt chất lượng kém, làm cơ thể khó hấp thu và sử dụng.
Phòng chống thiếu máu bao gồm một số biện pháp sau:
1- Biện pháp cải thiện chế độ ăn, đa dạng hoá bữa ăn, ăn nhiều loại thức ăn khác nhau nhất là nguồn thức ăn động vật có nhiều sắt như thịt, GAN, TRỨNG, TIẾT, THỨC ĂN GIÀU VITAMIN C NHƯ RAU QUẢ.
2- Tăng cường sắt vào thực phẩm: Hiện nay nước ta đang nghiên cứu tăng cường sắt vào thức ăn như bánh bích qui, nước mắm, nhằm đưa một lượng sắt đủ cho nhu cầu qua những thức ăn này .
3- Phối hợp với các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống nhiễm khuẩn, vệ sinh môi trường, phòng chống nhiễm giun.
4- Bổ sung viên sắt cho các đối tượng có nguy cơ cao
-
Phụ nữ lứa tuổi từ 13 trở lên, cần được uống viên sắt dự phòng, mỗi tuần uống một viên để tạo nguồn sắt dự trữ đầy đủ cho cơ thể. Khi có thai cần kết hợp ăn uống tốt với uống viên sắt đều đặn, mỗi ngày một viên (60mg sắt) trong suốt thời gian mang thai cho tới sau khi sinh 1 tháng.
Bổ sung sắt cho trẻ em là rất cần thiết, nhưng cần có chỉ định và theo dõi của thầy thuốc
Thiếu máu có cần uống thuốc không?
Một người được chẩn đoán là thiếu máu khi có sự bất thường của các hồng huyết cầu (red blood cell), ngay từ lúc sinh ra hay mới bị sau này, hoặc là biểu hiện của một bệnh không phải bệnh về máu. Khi có thiếu máu, khối lượng hồng huyết cầu lưu thông trong máu sút giảm, trị số hemoglobin của người thiếu máu dưới 12 g/dl nếu là phụ nữ, dưới 14 g/dl nếu là đàn ông.
Cũng giống như các bệnh khác, thiếu máu có nhiều nguyên nhân gây nên như:
- Thiếu máu do thiếu chất sắt: chiếm đến 25-35% các trường hợp thiếu máu, xảy ra trong những trường hợp mất máu lâu ngày, như phụ nữ ra máu nhiều khi có kinh; ung thư ruột già khiến máu âm thầm chảy rỉ rả ngày này sang ngày khác, dù mắt ta không nhìn thấy...
- Do bệnh kinh niên: cũng chiếm 25-35% các trường hợp thiếu máu. Các bệnh kinh niên như bệnh thận, bệnh gan, bệnh tuyến nội tiết... lâu ngày có thể khiến ta đâm thiếu máu.
- Tan huyết (hemolytic anemia, các hồng huyết cầu bị phá hủy) và tủy xương không tạo đủ máu: 15% các trường hợp thiếu máu.
- Bệnh myelodysplasia: 10% các trường hợp thiếu máu.
- Bệnh thalassemia (khiến hồng huyết cầu có dạng nhỏ): 5-10% các trường hợp thiếu máu.
- Các bệnh khác: 5-10% các trường hợp thiếu máu. Chẳng hạn như bệnh thiếu chất sinh tố B12, thiếu chất folate...
Tùy vào từng nguyên nhân bác sĩ sẽ có chỉ định có nên uống thuốc không? Chế độ ăn uống nghỉ ngơi như thế nào. Vì vậy không nên tự ý uống thuốc khi bị thiếu máu.
Làm sao biết mình bị thiếu máu?
Tùy theo nguyên nhân gây thiếu máu mà các biểu hiện của nó cũng khác nhau, mức độ biểu hiện nhanh hay chậm cũng khác nhau. Có nhiều trường hợp thiếu máu nặng vẫn không có triệu chứng gì cả, có trường hợp thiếu máu xảy ra chậm qua nhiều ngày nhiều tháng, thậm chí qua hàng năm, nhưng thường, khi trị số hemoglobin (viết tắt Hb) xuống dưới 7 g/dl, người bệnh sẽ thấy mau mệt, nhức đầu, khó thở, choáng váng, đau ngực. Khi người bệnh trông xanh quá, tầm nhìn không còn rõ, ngất xỉu, tim đập nhanh, ta nên mau chóng thăm khám và chữa trị ngay.
Thiếu máu khi mang thai có những biểu hiện như thế nào?
Biểu hiện rõ ràng nhất của các bà bầu bị thiếu máu khi mang thai là: cảm thấy mệt mỏi và thở hổn hển. Ngoài ra còn có một số những biểu hiện khác nữa như: Da xanh tái, móng tay dòn, dễ gãy, hơi thở hổn hển, hoa mày chóng mặt, ít khát nước và thậm chí là thèm ăn một thứ nào đó (giấy, gạch...). Tuy nhiên, các triệu chứng này ở nhiều bà bầu không rõ ràng mà chỉ có xét nghiệm máu mới cho kết quả chính xác. Chính vì vậy khi bắt đầu mang thai bà bầu nên đi khám, làm xét nghiệm máu để kiểm tra xem có bị thi��u máu không, để bổ sung viên sắt và có chế độ ăn uống thích hợp. Thiếu máu khi mang thai không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của em bé trong bụng.
- See more at: http://www.thaythuoccuaban.com/chedoan/thieumau.html#sthash.DtzgDHxn.dpuf