Nấu chè đỗ đen như thế nào cho ngon? làm sao cho đỗ nhanh nhừ và ngọt hơn? cách nấu chè nhanh và ngon nhất
Vào những ngày nóng, ăn một cốc chè đỗ đen mềm mà không nát, hạt đậu ngọt nhưng không quá sắc, thêm vài viên đá và thạch đen, dừa sợi… giải khát và thanh nhiệt rất tốt.
Đỗ đen hay còn gọi là ô đậu, hắc đại đậu, hương xị có chứa sinh tố A, B, C, protid, glucid, lipid, muối khoáng. Hàm lượng acid amin trong đậu đen cũng rất cao. Theo y học cổ truyền, đậu đen có tính ôn, vị ngọt, có tác dụng giải độc, bổ thận, bổ huyết, nếu ăn trong thời gian dài da dẻ hồng hào.
Vào những ngày hè nóng nực, đậu đen rất được các gia đình ưa dùng, thường để nấu chè, rang lên đun nước uống hay nấu cháo đỗ đen ăn cũng rất mát, nhẹ bụng, hoặc rang lên rồi xay mịn làm bột ngũ cốc uống vào các bữa sáng tối.
Cũng như các loại chè đỗ khác, bí quyết đầu tiên để có nồi chè đỗ đen thơm ngon hấp dẫn là phải chọn đỗ đen hạt đều, vỏ mỏng, có màu đen óng. Khi mua đỗ đen không nên lựa hạt to, màu vỏ nhợt nhạt hay rổ đỗ đen hạt không đều.
Đừng vội cho rằng nấu chè có gì mà khó, chỉ cần ninh đậu mềm, cho đường, đun kỹ đến khi tan là xong. Tuy nhiên, để hạt đậu không nát nhừ hay lòng đậu cũng có vị ngọt lại cần có bí kíp riêng.
Trước tiên, phải vuốt và rửa đậu khoảng hai lần, sau đó ngâm đậu, vớt bỏ những hạt nổi lên trên. Tiếp đến cho đậu vào nồi, để lửa to, rang đậu khoảng chừng 10 phút cho đến khi bề mặt ngoài hơi nhăn lại, lúc này bạn mới cho nước. Đây là bí quyết nước chè đen sánh, đỗ nhanh nhừ.
Nếu có nồi áp suất, hãy tận dụng để tiết kiệm thời gian, nếu không hãy đun trên bếp với lửa vừa phải. Khi hạt đậu mềm, chắt nước ra để riêng rồi trút đường vào đậu. Với 1kg đậu cần khoảng 600g đường hoa mai.
Ướp đậu với đường chừng nửa giờ rồi cho lên bếp sên với lửa nhỏ, thỉnh thoảng dùng đũa khuấy nhẹ để đậu ngấm kỹ đường và không cháy. Tiếp tục đun chừng 15 nữa, sau đó mới trút nước đậu vào. Có thể thêm nước và đường tùy thích.
Trời nóng, ăn một cốc chè đỗ đen mềm, bùi bùi, ngọt thoang thoảng cùng với ít thạch đen, nước cốt dừa hay dừa sợi sẽ xua tan hết mọi oi bức, ngột ngạt.
Bí quyết nấu chè đỗ đen ngon
Chè đậu đen khá phổ biến và rất thích hợp trong những ngày hè nóng nực. Không chế biến cầu kì như các loại chè khác nhưng để nấu được một nồi chè đỗ đen ngon thì cũng cần có những bí quyết nho nhỏ:
Nhiều người cứ nghĩ rằng cho đỗ vào nồi nấu lên cho nhừ rồi bỏ đường vào là xong, nhưng cũng không đơn giản như thế. Một nồi chề đỗ đen ngon thì những hạt đậu phải dẻo, còn nguyên hạt mà không bị vỡ vụn, nát nhừ.
Trước tiên, ngâm đậu cho nở, sau đó đem luộc cho chín, đến khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa để liu riu khoảng 15 phút cho đậu chín. Đổ đậu vào cái rổ con, xả nước lạnh, sau đó bắc chảo lên bếp xào với đường cho keo lại, đến khi đảo thấy dính sền sền là được. Tiếp tục cho lửa thật nhỏ để đường ngấm sâu vào hạt đậu. Cuối cùng, đổ một lượng nước theo lượng đỗ rồi bắc lên nấu tiếp.
Như vậy bí quyết nấu chè ngon là ở khâu xào đậu với đường, như vậy bạn sẽ có một nồi chè thật hấp dẫn. Nhai từng hạt đậu ngon ngọt, bùi bùi, húp một ngụm nước đỗ đen mát rượi sẽ xua tan đi mọi mệt nhọc.
Một bí quyết nữa cũng hay được sử dụng đó là khi nấu, người ta cho vào một chút muối ăn Nacl, hoặc ngâm đậu vào nước muối pha loãng cũng được. Bởi muối có hai tác dụng:
- Thứ nhất: Muối sẽ làm đậu mau chín mề và bùi hơn khi ăn
- Thứ hai: Khi nấu chè ta cho 1 tí muối ăn vào khi chè chín ta cho đường vào .Nói chung lượng đường nhiều hơn muối ăn rất nhiều. Sẽ tạo ra sự đánh lùa cảm giác làm chè sẽ thanh hơn và đậm đà hơn.. Tuy ta cảm giác thấy vị ngọt mà thôi nhưng thực chất lưỡi và não sẽ tiếp nhận 2 thông tin cùng một lúc là có 1 ít vị mặn và nhiều vị ngọt.
Cách làm mềm đậu đen khi nấu chè đậu đen?
- Ngâm đỗ 1 giờ trước khi nấu ( để cho hạt chóng chín )
- Cho ít nước vào đun thấy sủi tăm thì bắc ra đổ nước này đi ( nước này chát )
- Cho nước ngập đỗ khoảng 1 đốt ngón tay , đun sôi , rồi lại cho nước vào đun tiếp ( làm như vậy cho đỗ nhanh chín và đỡ tốn ga ) . Đun cho tới khi bạn thấy các hạt đỗ hơi nứt các kẽ và mềm là được .- Bắc ra , chắt hết nước vào âu ( bình ) , đỗ vẫn để nguyên ở nồi để xào đường
- Cho đường vào nồi ( độ ngọt đậm hay nhạt là tùy bạn , vì khẩu vị của mỗi người ) xào cho tới khi bạn thấy đỗ ráo nước , có đường trắng bám quanh là được , bạn cũng cho ra âu ( bình ) để riêng , đợi cho tới khi nguội thì cất vào tủ lạnh.
Món này khi dùng cần cho thêm dừa tươi ( nếu có thời gian , còn không thì dừa khô hoặc lạc rang đã bỏ vỏ để sẵn ) , dầu vani để cho nước được thơm .
Mách bạn cách nấu chè đậu ngon
- Vài mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn nấu được nồi chè đậu mềm, thơm ngon.
Chọn đậu
Những hạt đậu to đều, vỏ mỏng bóng, màu sắc đậm, cắn thử thấy giòn là đậu ngon và còn mới. Đậu có màu nhạt, hạt to nhỏ không đều nhau, cắn thấy mềm là đậu cũ
Ngâm, rang trước khi nấu
Nếu ngâm đậu (từ 5 – 8 giờ) trước khi nấu, bạn có thể tiết kiệm được khoảng 15 phút so với cách nấu thông thường. Còn nếu bạn rang đậu (khoảng 5 phút) thì khi ninh nhừ, hạt đậu vẫn còn nguyên, không bị vỡ nát.
Cách nấu
Cách nấu nhanh nhất là bạn cho đậu vào nồi áp suất và ninh nhỏ lửa. Nếu không có nồi áp suất bạn có thể dùng nồi cơm điện.
Một cách khác nữa cũng giúp bạn tiết kiệm thời gian đáng kể là khi chè sôi hãy tắt bếp. Để khoảng 10 phút sau tiếp tục bật bếp nấu với lửa nhỏ, hạt đậu sẽ nở và mau nhừ hơn.
Rim đường với đậu
Khi đậu đã chín mềm, bạn nên lấy hết nước ra, giữ lại phần cái để rim với đường. Sau khi đường đã tan và thấm đều vào hạt đậu, cho nước đậu vào nấu sôi trở lại. Làm như thế khi ăn chè, cả nước và cái đều thấm ngọt. Trung bình khoảng 1kg đậu thì dùng 600g đường để rim là vừa.
Để chè sánh và thơm
Muốn chè sánh và thơm, bạn hãy hòa chút bột sắn dây và thêm bột vani hay lá dứa vào. Đảm bảo nồi chè đậu của bạn sẽ rất thơm ngon.
Bột làm cho nhanh nhừ chè có độc hại?
Tôi được biết, khi chế biến thức ăn người ta hay cho một phụ gia, gọi nôm na là "bột nhừ". Bột này làm thức ăn nhanh nhừ, tiết kiệm thời gian và năng lượng đun nấu. Vậy loại bột đó là gì? Có độc hại hay không?
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoan, Viện Hóa học Công nghiệp, cho biết: Bột nhừ là một trong những tên gọi của muối natri hydro carbonat NaHCO3. Loại phụ gia này có tác dụng điều chỉnh độ chua, chống đông vón và tạo xốp. Vì thế, bột nhừ thường được sử dụng để ninh chè đỗ đen.
Mục đích sử dụng đúng như tên gọi của phụ gia này là giúp thực phẩm nhanh nhừ, tiết kiệm thời gian và năng lượng đun nấu.
Theo quy định của Bộ Y tế, chỉ dùng 45gr/kg, tức là tối đa 1 - 2 thìa canh trong 1 kg thực phẩm cần chế biến. Đây thực ra là một loại muối nên sự quá tay sẽ làm mặn đồ ăn. Phụ gia này không có độc tính và nằm trong danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm.
Cách phân biệt bằng mắt thường bột nhừ dùng trong công nghiệp như sau: do lượng khí hydro sục không đủ nên mùi vôi thoát ra từ loại bột này còn khá rõ.
Loại dùng chế biến thực phẩm thường không mùi, không vị và đặc biệt là màu rất trắng do có độ tinh khiết cao. Đương nhiên, giá thành thực tế của loại dùng trong công nghiệp sẽ thấp hơn sản phẩm chuyên dùng cho thực phẩm
(St)