Cách chữa bệnh đau lưng ở đàn ông nhanh khỏi

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách chữa bệnh đau lưng ở đàn ông nhanh khỏi

13/11/2015 12:00 AM
140

Đau lưng rất hay gặp trong đời sống hàng ngày, một trong số chúng ta nói chung và nam giới nói riêng cũng đã từng bị đau lưng một hoặc nhiều trong đời.  Bệnh  tuy không gây chết người nhưng nếu để thành mạn tính sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, tới chất lượng cuộc sống.

Cách điều trị bệnh đau lưng ở nam giới

1. Đau lưng do hút thuốc lá

Nguyên nhân: Theo thống kê, người hút thuốc có tỉ lệ đau mỏi lưng cao hơn 2-3 lần so với người không hút thuốc, bởi vì chất nicotin trong thuốc lá sẽ làm cho huyết quản thu co, từ đó làm cho thành phần dưỡng chất của dinh dưỡng xương sống giảm, chức năng sụn đệm cột sống của xương cột sống dần dần bị thoái hoá…Người bệnh hút thuốc thường dễ bị loãng xương và sự gia tăng các thành phần hóa học trong máu dẫn tới các cơn đau lưng.

Phòng ngừa và điều trị: Không nên hút thuốc lá. Nếu người đã bị bệnh đau lưng nên cai thuốc lá để tình trạng đau lưng giảm đi.

2. Đau lưng do bụng phệ

Nguyên nhân: Đàn ông béo thường có bụng phệ và nó làm tăng áp lực lên cột sống. Khi đó, để giữ cân bằng cơ thể, các cơ ở lưng gần cột sống phải gắng sức nhiều hơn. Cơ thể người bệnh lúc này giống như cái bập bênh mà điểm tựa là cột sống, phía bụng nặng sẽ là lực níu xuống, trong khi các cơ lưng gần cột sống phải gân lên để giữ thăng bằng. Lúc đầu, các cơ này còn khỏe và vượt qua được, nhưng lâu ngày không chịu nổi dẫn đến đau lưng.

Phòng ngừa và điều trị: Nhằm phòng ngừa đau lưng do bụng phệ, cần có chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý để giữ trọng lượng cơ thể. Để điều trị một số thể đau lưng, người bệnh cũng cần luyện tập để tăng cường sức mạnh cho những nhóm cơ ở thân.

3. Đau lưng sau khi “yêu”

Nguyên nhân: Do tư thế sinh hoạt không hợp lý, thời gian và cường độ sinh hoạt quá mức khiến cho các gân cơ vùng thắt lưng bị co cứng bất thường, thậm chí các dây chằng cột sống có thể bị căng giãn đột ngột từ đó phát sinh chứng đau lưng. Điều này càng dễ xảy ra ở vào lứa tuổi trung niên trở lên khi cột sống thắt lưng đã và đang quá trình thoái hóa.

Phòng ngừa

Để dự phòng tình trạng này cần chú ý phòng dục điều độ, không sinh hoạt trong trạng thái quá mệt mỏi, căng thẳng về tinh thần, say rượu bia… Khi sinh hoạt cần lựa chọn tư thế, cường độ và thời gian thích hợp. Nếu tình trạng đau lưng tái diễn nhiều lần, nhất thiết phải đi khám bệnh và tuân thủ việc dùng thuốc cũng như những lời khuyên của chuyên gia.

Điều trị

Cần phải nằm nghỉ trên giường, toàn thân và tâm trí thả lỏng. Có thể nhờ người khác hoặc tự mình lấy dầu nóng xoa vào vùng thắt lưng rồi dùng lòng hai bàn tay xát dọc hai bên cột sống theo chiều lên xuống trong 1 phút sao cho tại chỗ nóng lên là được. Tiếp đó, dùng ngón tay giữa day ấn các mỏm gai đốt sống thắt lưng với một lực tương đối mạnh trong 1 phút.
Ngồi dậy ở tư thế thẳng lưng, cẳng chân vuông góc với đùi. Dùng các ngón tay day nhẹ vùng thắt lưng để tìm điểm đau nhất rồi dùng ngón tay giữa day ấn trong 1 phút với một lực tương đối mạnh.
Tiếp đó, đặt hai bàn tay ôm lấy eo lưng, ngón cái ở phía lưng, các ngón còn lại ở phía bụng (tư thế chống nạnh) rồi dùng hai ngón tay cái day bấm mạnh vào khối cơ lưng trong 1 phút, vừa day vừa nhẹ nhàng cúi ngửa cột sống thắt lưng với biên độ tăng dần.
Cuối cùng, có thể dùng một trong những chế phẩm tự chế như: ngũ gia bì và đỗ trọng lượng bằng nhau, sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20g với rượu nhạt hâm nóng; tiểu hồi hương 9g, đậu đen 500g, hai thứ sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 9g với rượu nhạt; bồ dục lợn 1 đôi làm sạch, thái miếng đem hầm với đỗ trọng 20g, hạt tiêu 14 hạt, ăn nóng.

4. Đau lưng liên quan đến cột sống

Nguyên nhân: Bệnh đau lưng có thể liên quan đến cột sống. Những người thường phải ngồi làm việc lâu và ít hoạt động thể chất. Những người ngồi máy tính và những người phải đứng bất động lâu cũng hay bị đau lưng. Nếu bệnh lâu dần sẽ bị lệch đốt sống và các gốc thần kinh cột sống. Người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn. Đôi khi điều này sẽ dẫn đến mất một phần khả năng lao động, người bệnh sẽ không thể làm một số công việc nào đó.

Phòng ngừa và điều trị:

Nếu công việc của bạn buộc phải ngồi nhiều giờ hoặc phải đứng yên một chỗ, hãy cố gắng nửa tiếng một lần, vận động cho giãn gân cốt, ví dụ như đứng lên đi lại trong phòng, hoặc tốt hơn nữa là làm vài động tác thể dục lưng như cúi gập người về phía trước, sang hai bên và ngả ra phía sau… điều đó tránh cho cột sống bị teo.
Và sẽ rất tốt nếu bạn tập thể dục 10-15 phút mỗi ngày. Để phòng chống bệnh đau lưng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau. Nếu bạn bắt buộc phải đứng lâu, hãy cố gắng dồn trọng lượng cơ thể cho cả hai chân, hoặc thay đổi chân thường xuyên.
Nếu bạn phải nâng vật gì đó từ dưới sàn nhà, hãy giữ lưng thẳng. Còn nếu mang vật nặng, hãy dừng lại để nghỉ nhiều hơn và đổi tay. Không nên đi giày cao hơn 4cm.
Bác sĩ khuyên bạn không nên nằm ngủ trên bề mặt cứng. Còn nằm trên nệm quá mềm, khi ngủ cột sống của bạn bị võng xuống, khiến cho cơ bắp bị đè nặng. Ban đầu ngủ dậy bạn thấy mỏi lưng, sau đó dẫn đến bệnh đau lưng.

5. Đau lưng do chế độ ăn uống

Nguyên nhân: Do chế độ ăn uống không hợp lý. Thiếu các chất khoáng như canxi, phốt pho, kali và magiê có thể dẫn tới bệnh loãng xương, làm cho xương cột sống dễ gãy và xốp.

Phòng ngừa và điều trị:

Cần phải ăn thường xuyên các loại thực phẩm như pho mát tươi béo, bắp cải, cà rốt, các loại đỗ, đậu côve, gạo, củ cải đỏ, hồ đào… Chúng ta vẫn có thói quen ăn đường trắng, tuy vậy cũng nên hạn chế bởi cơ thể muốn hấp thụ được thì phải tiêu hao một số dưỡng chất và điều đó làm cho cột sống của chúng ta yếu đi.

6. Đau lưng do thận

Nguyên nhân: Đau lưng này phát xuất từ vị trí khá cao ở lưng, thường từ góc tạo bởi xương sườn cuối và cột xương sống (vùng thận), chạy lan xuống rồi vắt ngang hông, đi xuống góc phải của bụng phía trước và tới tận bộ phận sinh dục tạo nên các cơn đau bão thận.

Cơn đau này sinh ra bởi tình trạng vỏ bọc thận bị căng cứng đột ngột do sạn bị nghẽn ở niệu quản (ống dẫn tiểu đi từ thận xuống bọng đái. Bệnh nhân đau lăn lộn nằm, đứng không yên, đau gập nhười lại.

Phòng và điều trị: Uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày. Chế độ ăn hợp lý và cân bằng để tránh bị tăng trọng lượng và bị thừa cholesterol. Hạn chế dùng muối, một yếu tố thúc đẩy tăng huyết áp. Dừng hút thuốc lá, vì hút thuốc làm bệnh thận tiến triển nhanh hơn. Tập thể dục thể thao mỗi ngày. Tránh dùng thuốc không có hướng dẫn của thầy thuốc vì một số thuốc có hại cho thận. Không lạm dụng thuốc nhuận tràng và thuốc lợi tiểu.

7.  Đau lưng do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cốt sống

Nguyên nhân: Là do các chấn thương cột sống, tư thế xấu trong lao động. Tuổi tác và các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi gây bệnh.

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của cột sống. Hơn 90% thoát vị đĩa đệm xảy ra ở cột sống thắt lưng.

Thoát vị đĩa đệm nếu không điều trị có thể khiến người bệnh bị tàn phế suốt đời do bị liệt, có thể bị chứng đại tiểu tiện không tự chủ…

Phòng ngừa và điều trị: Nằm nghỉ, dùng thuốc giảm đau, kháng viêm không steroide (NSAIDS), vật lý trị liệu… Khi điều trị bảo tồn không đáp ứng – từ 6 tuần đến 6 tháng – có thể thực hiện các phẫu thuật can thiệp.

8. Đau lưng do bệnh tật hoặc sự thay đổi của cơ thể

Nhiều bệnh tật có thể gây ra hoặc làm gia tăng tình trạng đau lưng. Đó là chứng vẹo cột sống ( cột sống bị uốn cong và chỉ gây đau lưng khi bước vào tuổi trung niên), trượt đốt sống ( bẩm sinh), viêm khớp…

Phòng và  điều trị

-   Luyện tập: Luyện tập làm tăng sự dẻo dai của các múi cơ, có tác dụng nâng phần trên của cơ thể và thường bị suy yếu do lối sống tĩnh tại. Cơ bắp dẻo dai sẽ nâng đỡ được cột sống, giảm đau. Điều quan trọng nhất là cần vận động càng nhiều càng tốt, từ đi bộ, đi bơi đến tập Pilate.

Tuy nhiên, hãy cẩn thận với các môn tập có thể gây tổn thương thêm như aerobic.

-   Chỉnh tư thế: Việc hiệu chỉnh lại các tư thế ngồi, đứng, mang vác… chưa đúng sẽ giúp giảm đau lưng hiệu quả

-   Xoa bóp, bấm huyệt: Liệu pháp dùng tay để nắn bóp và điều chỉnh các vị trí trên cột sống sẽ giúp giảm đau và mềm lưng. Bấm huyệt được xem là một trong những liệu pháp cơ bản giúp giảm đau lưng.

Biện pháp này chỉ hiệu quả khi người thực hiện bấm huyệt hiểu rõ về các huyệt đạo và có kỹ thuật bấm huyệt bài bàn.

Ngoài ra, cần kết hợp thêm với luyện tập (treo người thẳng lưng – tập xà).

-   Châm cứu: Đây là một liệu pháp y học cổ truyền phương Đông dùng các cây kim để châm vào các huyệt đạo trên cơ thể mà được cho là tác động tới các dây thần kinh và làm giảm đau.

-   Mát xa: Được cho là một trong những liệu pháp thư giãn tinh thần và trí tuệ (phần tác động chủ yếu là da, mỡ dưới da và các cơ). Mát xa giúp giảm đau và giúp cải thiện giấc ngủ và nhiều vận động khác của cơ thể.

Mát xa được cho là làm tăng tiết endorphin, một chất giảm đau tự nhiên và có tác dụng “đánh lạc hướng” sự truyền các tín hiệu của các dây thần kinh lên não. 13 cuộc khảo sát cho thấy mát xa mang lại hiệu quả cao và hoàn toàn không gây tác dụng phụ và tác động của nó kéo dài tới 3 tháng sau điều trị.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý