Chế độ ăn cho người suy tim

seminoon seminoon @seminoon

Chế độ ăn cho người suy tim

18/04/2015 03:31 PM
317
Chế độ ăn cho người suy tim thế nào là tốt nhất, dưới đây là một số kiến thức chia sẻ để mọi người tham khảo.

Người bị suy tim cần giảm cung cấp muối và nước. Nên ăn nhiều rau quả để tạo môi trường kiềm, chống lại tình trạng toan của cơ thể. Rau quả lại chứa nhiều kali nên có tác dụng lợi tiểu, rất tốt cho bệnh nhân suy tim.

Suy tim là tình trạng cơ tim không còn đủ sức co bóp tống máu để đảm bảo nhu cầu ôxy ngoại biên của cơ thể nữa. Đây là biến chứng cuối cùng của tất cả các bệnh về tim, động mạch và các bệnh toàn thân. Do tình trạng của từng bệnh mà tim có thể suy một bên trước rồi dẫn đến suy tim toàn bộ hoặc suy tim toàn bộ ngay từ đầu.

Nguyên tắc quan trọng nhất khi xây dựng thực đơn cho người suy tim là giảm muối và nước. Số lượng nước uống ngoài bữa ăn phải bằng số lượng nước tiểu trong 24h cộng thêm 300 ml. Hạn chế muối để giảm phù, giảm số lượng huyết lưu thông, tăng bài tiết các chất thải. Lượng muối tối đa 0,2-0,5 g/ngày, ăn nhạt hoàn toàn nếu suy tim quá nặng.

Năng lượng: Dưới 1500 Kcal/ngày.

Protein: 0,8 g/kg mỗi ngày. Protein làm tăng chuyển hóa cơ bản, làm tăng lưu lượng máu và làm mệt cơ tim. Nên dùng protein từ sữa, cá.

Gluxit: Dùng loại đường đơn dễ hấp thu (hoa quả, mật).

Chất béo: Không cho thêm vào khi chế biến thức ăn.

Rau quả: Nên dùng nhiều.

Tránh dùng các thức ăn sinh hơi và các loại thức ăn lên men như trứng, đậu vì nó đẩy cơ hoành lên, làm ảnh hưởng đến tim.

Hạn chế các thức ăn ức chế thần kinh như chè, cà phê, rượu, các loại gia vị.

Không dùng các loại thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối như dưa muối, cà pháo, mắm tôm, bánh mì, thịt hun khói, patê, xúc xích, lạp xưởng.

Một chế độ ăn có sữa, rau quả, khoai thỏa mãn được các nguyên tắc trên vì chứa ít muối lại có nhiều kali, nhiều yếu tố kiềm chống được tình trạng toan và có ít protein, có nhiều đường giúp chuyển hóa tốt, ít năng lượng để bộ máy tiêu hóa được nghỉ ngơi.

Chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim độ 1-2

Dùng chế độ ăn nhạt vừa: 2-3 g muối/ngày.
Năng lượng: 1.400-1.500 Kcal.
Protein: 0,8 g/kg.
Muối ăn: 2 g, ít nước.

Thực đơn mẫu:

Giờ ăn Thứ 2+5 Thứ 3+6+chủ nhật Thứ 4+7
7h Sữa chua đậu nành: 200ml Khoai lang luộc: 200g Khoai tây nghiền
trộn sữa: 200g
11h Phở thịt bò xào bánh phở: 150g.
Thịt bò: 30g.
Dầu ăn: 5g.
Rau cải trắng: 100g.
Cam ngọt: 100g.
Cơm: 2 lưng bát (100g gạo).
Rau muống xào không.
Muối: 200g.
Trứng gà luộc: 1 quả.
Chuối tiêu: 100g.
Cơm: 2 lưng bát
Giá xào thịt: Giá đỗ: 200g.
Thịt nạc: 30g
Dầu ăn: 5g
Dưa hấu: 100g
14h Bánh qui: 50g Bánh qui: 50g Bánh qui: 50g
19h Cơm: 2 lưng bát.
Rau cải xào thịt
Rau cải trắng: 200g.
Thịt nạc: 30g.
Dầu ăn: 5g.
Dưa hấu: 100g
Cháo thịt nạc: 300ml.
Gạo tẻ: 30g
Thịt nạc: 30g.
Xoài ngọt: 100g.
Phở thịt bò xào:
Bánh phở: 150g.
Thịt bò: 30g.
Dầu ăn: 5g.
Rau cải trắng: 100g.
Cam ngọt: 100g.

Chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim độ 3

Lượng muối: 1-2 g. Protein: 40 g. Năng lượng: 1.200-1.300 Kcal.

Thực đơn mẫu:

6 giờ: Sữa hỗn hợp 150 ml (sữa đậu nành 75 ml, sữa bò 75 ml, đường 10 g).

9 giờ: Sữa hỗn hợp 150 ml.

12 giờ: Phở thịt nạc 1 bát (bánh phở 120 g, thịt nạc 30 g, nước xương 300 ml).

15 giờ: Sữa hỗn hợp 150 ml.

18 giờ: Cháo cá 300 ml (gạo 30 g, cá: 50 g, dầu ăn 5 g).

21 giờ: Sữa hỗn hợp 100 ml.

Chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim độ 4

Dùng chế độ karen, gồm có sữa, nước quả, glucoza trong những ngày đầu sau đó thêm ngũ cốc, trứng, thịt.

Những ngày đầu: Năng lượng 700 Kcal, protein 17 g, tổng số nước cả ăn và uống là 900 ml bao gồm sữa đậu nành và rau quả.

Những ngày sau: Cho ăn thêm cháo trứng, năng lượng 1.000 Kcal, protein 30 g, tổng lượng nước 1.300 ml.

Thực đơn mẫu trong 2-3 ngày đầu:

6 giờ: Sữa hỗn hợp 100 ml (sữa đậu nành 50 ml, sữa bò 50 ml, đường 10g ).

9 giờ: Sữa hỗn hợp 100 ml.

12 giờ: Sữa hỗn hợp 100 ml.

15 giờ: Sữa hỗn hợp 100 ml.

18 giờ: Sữa hỗn hợp 100 ml.

21 giờ: Glucoza 20% 100 ml.

Thực đơn mẫu cho những ngày sau:

6 giờ: Sữa hỗn hợp 100 ml (sữa đậu nành 50 ml, sữa bò 50 ml, đường 10g).

9 giờ: Sữa hỗn hợp 100 ml.

12 giờ: Sữa hỗn hợp 100 ml, cháo trứng 200 ml (gạo tẻ 20 g, trứng gà 1 quả).

15 giờ: Sữa hỗn hợp 100 ml.

18 giờ: Sữa hỗn hợp 100 ml, cháo đường 200 ml (gạo 20g, đường 30g).

21 giờ: Glucoza 20%: 100 ml.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Chế độ cho bạn tham khảo

Suy tim có những dấu hiệu khó thở khi làm nặng, lên cầu thang và khi nghỉ ngơi thì giảm rõ. Đôi lúc ngồi cũng thấy khó thở về đêm, cơ thể mệt mỏi, yếu đuối kèm theo đau ngực và hồi hộp. Ở bệnh nhân suy tim toàn bộ có các biểu hiện khó thở, phù, gan to ấn đau, tĩnh mạch cổ nổi, phản hồi gan – tĩnh mạch cổ dương tính. Về điều trị có 3 khâu cơ bản:

- Giảm nhẹ tiền gánh bằng rút nước phù.

- Giảm nhẹ hậu gánh bằng dùng thuốc giãn mạch.

- Trợ tim bằng dùng các thuốc trợ tim.

Trong 3 khâu trên thì giảm nhẹ tiền gánh là cơ bản nhất. Khi suy tim còn nhẹ, dễ hồi phục thì giảm nhẹ tiền gánh cũng đã đủ để khống chế suy tim. Mặt khác khi đã cần dùng thuốc trợ tim thì giảm nhẹ tiền gánh lại là điều kiện cần thiết để thuốc trợ tim phát huy tác dụng.

Để giảm nhẹ tiền gánh cần giảm natri và nước đưa vào để chống giữ nước, dùng lợi tiểu thải muối, thải nước. Hay nói đúng hơn chế độ ăn nhạt là cơ sở trong điều trị suy tim.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn nhạt cho bệnh nhân suy tim. Cần kiêng muối và mọi thức ăn mặn. Tuy nhiên, tùy độ suy tim mà có chế độ ăn nhạt khác nhau (nhạt hoàn toàn, nhạt vừa hoặc nhạt).

Chế độ ăn nhạt: là trong chế độ ăn chỉ cần 400 – 700 mg natri/ngày tương đương 1-2g muối. Trong đó đã có sẵn khoảng 1g muối từ gạo và rau quả của khẩu phần ăn. Vì vậy nên khi chế biến khẩu phần ăn chỉ cần cho 1g muối ăn hoặc 1 thìa con nước mắm/ngày là đủ lượng natri theo yêu cầu.

Chế độ ăn nhạt vừa: là trong chế độ ăn chỉ cần 800 – 1.200mg natri/ngày, tương đương 2-3g muối ăn/ngày. Trong đó đã có sẵn 1g từ gạo và rau quả của khẩu phần ăn nên khi chế biến thức ăn chỉ cần cho 2g muối ăn/ngày hoặc 2 thìa cà phê nước mắm/ngày.

Chế độ ăn nhạt hoàn toàn: là trong chế độ ăn chỉ cần 200 – 300 mg natri/ngày. Lượng natri/ngày. Lượng natri này đã có đủ trong thực phẩm, do đó khi chế biến khẩu phần ăn cần chú ý: hoàn toàn không dùng muối, mì chính, bột canh, nước mắm và chọn thực phẩm chứa ít natri, chẳng hạn gạo trắng, khoai, củ, rau, quả ngọt, thịt, cá, trứng (ăn ít). Điều cần nhớ là người bệnh tim không nên ăn sữa nguyên kem, đồ hộp, các thức ăn sẵn (nướng, rán, ướp muối, bánh mỳ) vì chứa nhiều muối.

Tuy nhiên, tùy theo bệnh cảnh lâm sàng mà chỉ định một trong ba chế độ ăn nhạt trên và theo dõi sự đáp ứng của người bệnh để thay đổi từ chế độ này sang chế độ khác.

MẪU THỰC ĐƠN CHO BỆNH NHÂN SUY TIM CÒN BÙ

Giờ ăn

Thứ 2+5

Thứ 3+6+CN

Thứ 4+7

7 giờ

Sữa chua đậu tương 200ml (đậu tương 20g, đường 20g), bánh mỳ 50g.

Sữa chua đậu tương 200ml, bánh mỳ 50g.

Sữa chua đậu tương 200ml, bánh mỳ 50g.

11 giờ

Cơm gạo tẻ 130g, khoai tây hầm thịt bò (khoai tây 100g, thịt bò 50g, dầu 5g), cam quả 200g.

Cơm gạo tẻ 130g, bắp cải xào 200g (dầu 5g), thịt băm viên hấp (thịt nạc 50g), chuối tiêu 2 quả.

Cơm gạo tẻ 130g, bí xanh luộc bỏ nước 200g, trứng đúc thịt rán (trứng vịt ½ quả, thịt nạc 20g, dầu 5g), cam quả 200g.

16 giờ

Cơm gạo tẻ 120g, rau cải trắng xào thịt bò (rau cải 100g, thịt b2 20g, dầu 10g), trứng ốp lếp 1 quả.

Cơm gạo tẻ 120g, giá xào (giá đổ 100g, thịt nạc 50g, dầu 10g), cá hấp nhạt 100g.

Cơm gạo tẻ 120g, rau xào, cá om (cá đồng 150g, dầu 10g)

20 giờ

Bánh quy hoặc bánh đậu 50g

Bánh quy hoặc bánh đậu 50g

Bánh quy hoặc bánh đậu 50g

MẪU THỰC ĐƠN CHO BỆNH NHÂN SUY TIM MẤT BÙ

Giờ ăn

Thứ 2+5

Thứ 3+6+CN

Thứ 4+7

7 giờ

Khoai lan luộc 300g (2 củ vừa).

Xôi trắng hoặc xôi lúa, xôi đỗ 200g

Khoai tây luộc 200g

11 giờ

Cơm gạo tẻ 100g, rau luộc bỏ nước 200g, trứng gà luộc 1 quả.

Phở thịt bò xào (bánh phở 150g, thịt bì 30g) rau xà lách 100g.

Cơm gạo tẻ 100g, giá xào (giá đỗ 100g, thịt nạc 30g, dầu 5g).

16 giờ

Cơm gạo tẻ 120g, khoai tây hầm (khoai tây 100g, thịt bò 30g, cà chua 30g, dầu 5g).

Cơm gạo tẻ 120g, thịt băm viên hấp (thịt nạc 40g), đậu côve luộc hoặc rau luộc bỏ nước 200g.

Cơm gạo tẻ 120g, thịt nạc rim 50g.

20 giờ

Bánh quy 50g

Bánh mỳ 100g (nhạt)

Bánh quy 50g

(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
dạ cô thầy cho em hỏi,cô thầy có thể lập cho em một khẩu phần trong một tuần của người bị suy tim,rồi gửi vào gmail của em,em muốn tham khảo và lập ra thực đơn cho bà của em đang pị suy tim ạ,em xin chân thành cảm ơn
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
Thưa thầy,cô! Bạn em bị bệnh suy tim,em phải chăm sóc bạn như thế nào là tốt nhất ạ!
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
Trước hết, điều vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân suy tim là chế độ ăn uống hợp lý. Em có thể áp dụng những gợi ý trong bài viết trên. Tâm lý thoải mái cũng là điều vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân.
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý