Chế độ ăn cho người dị ứng, mề đay

seminoon seminoon @seminoon

Chế độ ăn cho người dị ứng, mề đay

18/04/2015 03:32 PM
3,212
Người bị dị ứng, mề day phải ăn uống như thế nào, thứ gì tốt, thứ gì không tốt

Mề đay (MĐ) thường được gọi là “phong chẩn”, là một loại bệnh phản ứng thũng nước có tính chất hạn chế ở từng bộ phận xuất hiện ngoài da, do những mạch máu ở niêm mạc da bị giãn ra và tăng tính thẩm thấu… Vì vậy, việc kiêng kỵ trong ăn uống có tác dụng quan trọng khi phát bệnh và đề phòng diễn biến xấu sau đó.

Những thực phẩm cần kiêng kỵ

Trước hết người bệnh phải biết những thực phẩm nào gây nhạy cảm đối với bệnh này. Các loại protein động vật, dễ nhạy cảm nhất là cá, tôm, cua, sữa bò, bơ và những đồ chế biến bằng bơ, trứng các loại, rồi đến các thức ăn có tính chất thực vật như măng, rau chân vịt, nấm hương, cà, đậu tằm, dưa chuột, tỏi, hành củ, cam quýt, mận, thảo quả và những quả rắn (như hạt dẻ, ngân hạnh, hồ đào), tương lạc và các loại gia vị thơm…  Ngoài ra, một số thực phẩm có tính nhạy cảm đối với một số người như rượu, sôcôla, các aldehyt chưa no (là một chất được sinh ra khi tiêu hóa chất béo và khi ăn các thức ăn rán bằng dầu mỡ) và các phụ gia thực phẩm như thuốc tạo màu, các gia vị, thuốc bảo quản thức ăn, các vật chất tự nhiên, tinh dầu bạc hà…

Những tác hại nếu không kiêng kỵ

Những thức ăn uống nói trên phần nhiều sinh phong, động huyết, hóa nhiệt, nhất là hải sản, thịt thủ lợn, đầu gà, nấm hương, nấm ăn, rau hương xuân, ớt, thức ăn dầu mỡ ăn vào sẽ sinh đờm, động hỏa, hao tán khí huyết; nếu xét thấy bệnh thuộc chứng dương, chứng nhiệt thì càng cần kiêng kỵ nghiêm ngặt. Tuy vậy, không phải người bệnh nào cũng đều nhạy cảm đối với các đồ ăn nói trên, nhưng nếu phát bệnh nên kiêng và kiểm tra loại nào dễ làm cho bệnh phát, ví dụ có một số người uống rượu vào là phát bệnh mề đay, do vậy phải kiêng rượu nghiêm ngặt.

Khi kiêng kỵ trong ăn uống, người có bệnh mề đay còn phải phân biệt loại nào cần kiêng kỵ đối với bệnh cấp tính và kiêng kỵ đối với bệnh mạn tính.

Vì vậy khi chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh cấp tính, cần phải tuyệt đối kiêng kỵ một số loại thức ăn, nhất là các loại cá, cá trèm, cá mực, lươn; các loại có vỏ (tôm, cua,  sò biển các loại, thịt ngan, dê, bò, thủ lợn) cùng nấm ăn, nấm hương, tỏi, hành tây, hẹ, ớt, dưa chuột, rau châm kim, thảo quả, rau trộn giấm, ngân hạnh, hạt dẻ, tương lạc, rượu, các thứ gia vị (giấm, hạt tiêu, hoa tiêu, hồi hương).

Đối với trường hợp mề đay mạn tính rất khó xác định những thức ăn nào dẫn tới dị ứng, bởi vì có một số thức ăn như sữa bò, đại mạch, kiều mạch, ngô, thịt bò, khoai tây, nhộng tằm, thường phản ứng chậm sau khi ăn 24 giờ mới phát ra.

Cho nên phương pháp cuối cùng để quyết định kiêng kỵ trong ăn uống là loại trừ dần, nghĩa là đang ăn các thứ thanh đạm được phép ăn, thì cho xen vào một loại nhạy cảm nào đó, rồi thử lần lượt những thức ăn nhạy cảm. Theo dõi phản ứng để xác định thức ăn nào gây dị ứng, sau đó cứ theo đó mà kiêng kỵ. Có một số thức ăn mà y học Trung Quốc cho là sinh phong động huyết như các thức gây phát, hải sản tanh, các chất cay, thì dù cấp tính hay mạn tính đều cần chú ý kiêng kỵ.

Ngoài ra, đối với người bị bệnh mề đay dạng ruột, ngoài việc kiêng kỵ những đồ ăn đã nói trên, trong thời gian phát bệnh còn phải kiêng kỵ nghiêm ngặt các loại đồ ăn thô, các đồ ăn không tiêu hóa như các loại rau có hàm lượng chất xơ cao (như hẹ, rau thơm, măng, dưa muối) nếu không dễ gây tổn thương niêm mạc ruột, dạ dày, đồng thời phát thêm những bệnh nghiêm trọng. Mặt khác còn cấm uống rượu để tránh phù nước niêm mạc và sung huyết nặng thêm.

Tóm lại, người bị bệnh mề đay nếu kiêng kỵ sẽ có tác dụng chủ yếu trong việc đề phòng phát bệnh, làm khỏi bệnh và cũng là vấn đề then chốt cho người đang điều trị.

Chế độ ăn cho người dị ứng

Không có một chế độ ăn hoàn hảo nào có thể bảo vệ bạn khỏi bị dị ứng, tuy nhiên, một vài thực phẩm có thể giúp bạn giảm nhẹ triệu chứng trên:

Rượu vang đỏ, táo và hành

Quercetin- một chất chống oxy hóa tự nhiên được tìm thấy trong rượu vang, táo, và hành có tác dụng ngăn chặn quá trình phóng thích histamine, giúp cơ thể chống lại bệnh dị ứng. Chất quercetin cũng có trong các loại quả mọng, táo đỏ, chè đen, bông cải xanh và trái cây có múi.

Bưởi và ớt đỏ (Ớt ngọt)

Vitamin C có nhiều trong bưởi và ớt ngọt có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm sự phóng thích histamine. Ngoài ra, cam, dưa vàng, đu đủ, dâu tây, rau lá xanh, và khoai lang cũng là những nguồn giàu vitamin C.


Ớt ngọt.

 Cải cay

Cải cay là thực phẩm giàu beta-carotene (tiền sinh tố của vitamin A), vitamin E và vitamin C. Đây đều là những chất có tác dụng chống viêm, loại bỏ hết các gốc tự do và phá vỡ histamine. Xào rau cải cay với tỏi là bạn đã có ngay một món ăn ngon.

Hạt lanh, quả óc chó và cá hồi

Một chế độ ăn giàu axit béo omega-3 như quả óc chó, cá hồi, hạt lanh có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng dị ứng vì omega-3 sẽ làm giảm số lượng hóa chất gây viêm trong cơ thể. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người tuân thủ theo một chế độ ăn nhiều axit béo omega-3 sẽ giảm nguy cơ bị bệnh cảm mạo.

Dầu hạt cải, hạt bí đỏ, và cá nước lạnh (cá tầm, cá hồi…) là những nguồn thức ăn giàu axit béo này.

Quả hạch Brazil

Selen có trong quả hạch Brazil là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể, tuy chỉ cần một lượng nhỏ. Trong cơ thể, nó được kết hợp chặt chẽ với protein để tạo thành các enzym có tác dụng chống oxy hóa quan trọng, vừa tăng cường hệ thống miễn dịch vừa tăng hiệu quả của vitamin C.

Quả hạch Brazil và cá ngừ là một trong những nguồn selen tốt nhất.

Trà xanh


Trà xanh rất giàu catechin, một chất chống oxy hoá có tác dụng ngăn cản một loại enzyme sẽ chuyển đổi histidine thành histamin. Để nhận được lợi ích tối đa, hãy uống nước trà lá thay cho trà gói và ăn kèm với trái cây hoặc giàu xanh (những thực phẩm có hàm lượng vitamin C cao).

Tỏi

Tỏi giúp ngăn chặn một số enzyme có tác dụng tạo ra những hợp chất gây viêm. Cũng giống như ớt đỏ, tỏi là thực phẩm giàu vitamin C.

Cây hương thảo


Hương thảo có chứa một chất gọi là rosmarinic acid, có tác dụng ngăn chặn phản ứng dị ứng và viêm. Hãy bổ sung ngay hương thảo vào món nước xốt cà chua của bạn để nhận được lợi ích mà nó mang lại.

Nghệ

Nghệ- một thành viên của gia đình họ gừng- có đặc tính kháng viêm. Nghệ được sử dụng trong nhiều món ăn để tăng hương vị như cá, thịt, rau, và món mì ống.

Hạt hướng dương

Hạt hướng dương giúp ngăn chặn phản ứng dị ứng nhờ hàm lượng cao của vitamin E và selen. Vitamin E có tác dụng chống viêm và selen tăng cường hệ miễn dịch.

Ngoài việc lựa chọn một chế độ ăn bao gồm nhiều loại thực phẩm chống dị ứng như đã kể trên, các bạn cũng nên cố gắng tránh các thực phẩm nhạy cảm và dễ gây ra viêm.

Những thực phẩm dễ bị viêm có thể làm cho triệu chứng dị ứng nặng thêm. Các loại thịt giàu chất béo, thức ăn nhanh và thực phẩm đóng gói chứa rất nhiều chất béo không lành mạnh ( bao gồm trans fat và chất béo bão hòa) làm  cho triệu chứng viêm trầm trọng thêm.

Ngay cả chất béo bão hòa tự nhiên tìm thấy trong sữa, thịt và trứng cũng có chứa các axit béo được gọi là acid arachidonic, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng viêm.Thịt nạc và các sản phẩm bơ sữa ít chất béo là những lựa chọn an toàn hơn.

Để ngăn chặn hoặc làm giảm các triệu chứng dị ứng, chúng ta nên trung thành với các thực phẩm tươi, chưa qua chế biến và đặc biệt những thực phẩm đó phải không chứa bất kỳ ‘tác nhân’ nào kích thích dị ứng.

Việt Báo

Chế độ dinh dưỡng có thể phòng ngừa dị ứng

Dinh dưỡng đầu đời đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến sự hình thành các xu hướng miễn dịch của trẻ. Chế độ ăn hợp lý có thể giúp bé phòng ngừa dị ứng.

Tỷ lệ dị ứng ngày càng tăng, xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cứ 4 trẻ lại có một trẻ bị dị ứng vì hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh. Trẻ dễ mẫn cảm với những tác nhân vô hại trong môi trường như các loại đạm thực phẩm.

Trẻ sinh ra trong những gia đình có tiền sử dị ứng có nguy cơ cao mắc bệnh. Với trường hợp này, bố mẹ nên chủ động phòng ngừa cho bé. Nếu cha hoặc mẹ bị dị ứng thì 30-40% con có khả năng dị ứng. Con số này tăng lên 50-80% nếu cả hai cha mẹ đều bị.Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nếu cha mẹ không dị ứng thì con không bao giờ dị ứng bởi 15% trẻ vẫn có nguy cơ ngay cả khi trong gia đình không ai có tiền sử mắc bệnh này.

Với những trẻ dễ bị dị ứng, các bà mẹ đang cho con bú nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm lạ để tránh gây mẫn cảm cho bé. Hải sản, tôm, cá, sữa bò, trứng, lạc, đậu nành, đào, cam quýt… là những thực phẩm dễ gây dị ứng. Ngay sau khi sinh, trẻ nên được bú mẹ sớm và duy trì ít nhất trong 6 tháng đầu. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng dị ứng từ đường tiêu hóa ở trẻ nhỏ dễ xảy ra nếu bé không được bú mẹ trong những tháng đầu đời.

trẻ nên được bú mẹ sớm và duy trì ít nhất trong 6 tháng đầu.
Trẻ nên được bú mẹ sớm và duy trì ít nhất trong 6 tháng đầu.

Nếu vì lý do nào đó mà trẻ không được bú mẹ hoặc cần bổ sung thêm sữa công thức, bạn nên chọn loại có đạm thủy phân một phần để giúp giảm nguy cơ dị ứng (công thức H.A - hypoallergenic). Đạm được thủy phân bằng cách tháo xoắn, cắt nhỏ do đó có tác dụng giảm dị ứng (tùy mức độ thủy phân và cắt nhỏ chất đạm mà được gọi là công thức thủy phân một phần hay toàn phần).

Theo nghiên cứu Gini (German Infant Nutritional Invention Study) của Chính phủ Đức năm 2003, công thức HA có thể làm giảm 50% dị ứng ở những trẻ nhóm nguy cơ cao so với trẻ được nuôi bằng sữa công thức truyền thống khác. Công thức đạm thủy phân một phần có mùi vị dễ uống so với đạm thủy phân hoàn toàn và giúp trẻ dung nạp với thức ăn sau này. Ngoài ra, sữa công thức HA còn được bổ sung probiotics và đã được chứng minh là một trong những phương pháp phòng ngừa dị ứng và nhiễm trùng theo nghiên cứu PandA về "Vai trò của những chủng probiotic chọn lọc lên sự phát triển của Eczema” năm 2009.

Sữa đạm thủy phân toàn phần (Extensively hydrolysed formula (EHF) dùng men thủy phân hầu hết các đạm trong sữa bò. Công thức thủy phân toàn phần chứa những peptide có trọng lượng phân tử dưới 3.000 daltons, có tính sinh dị ứng thấp. Việc dùng sữa công thức thủy phân toàn phần làm giảm nhẹ triệu chứng ở hơn 90% bệnh nhân dị ứng sữa bò. Tuy nhiên sữa này có vị đắng và giá cao.

Thông thường, nếu trẻ dị ứng với sữa bò, mọi người hay nghĩ đến chuyển sang sữa đậu nành. Thưc tế không hoàn toàn đúng vì sữa đậu nành cũng có nguy cơ gây dị ứng. Cứ 10 trẻ dị ứng với sữa bò thì 4 trẻ cũng dị ứng chéo với sữa đậu nành, nên việc chuyển sang sữa có nguồn gốc từ đậu nành ở những bé này không có tác dụng.

Ngoài ra, bạn nên tập cho trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi ăn dặm vì ở độ tuổi này hệ tiêu hóa của trẻ đã tương đối hoàn chỉnh, sẵn sàng tiếp nhận các dạng thức ăn mới ngoài sữa. Trẻ từ 6 tháng tuổi có thể cho ăn dặm thật sự.

Trước đây, các thực phẩm như trứng, lạc, hải sản… thường được cảnh báo không dành cho trẻ dưới 3 tuổi để tránh nguy cơ bị dị ứng. Tuy nhiên, gần đây, Viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo nếu gia đình không có tiền sử dị ứng thức ăn, sau một tuổi, cha mẹ có thể cho con ăn những loại thức ăn trên.

Tóm lại, bạn có thể chủ động phòng ngừa dị ứng cho trẻ sớm bằng cách nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Trong trường hợp không đủ sữa mẹ thì sữa công thức với đạm thủy phân một phần và có bổ sung probiotics Bifidus BL sẽ có tác dụng phòng ngừa dị ứng cho những trẻ có nguy cơ cao.

Tiến sĩ Lê Minh Hương
Trưởng khoa Miễn dịch - Dị ứng, Bệnh viện Nhi TW

(ST)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
E dang mang thai duoc 35 tuan bi ngua o bug co mat k biet bi lam sao
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
Đó là vấn đề khá nhiều bà bầu gặp phải do sự thay đổi nội tiết, rạn da khi mang thai...Cho dù ngứa do nguyên nhân gì, bạn cũng không bao giờ được gãi. Có thể giảm những triệu chứng khó chịu trên da bằng một số biện pháp sau: - Mặc quần áo bằng vải cotton và rộng rãi (kể cả đồ lót). - Tránh ra ngoài lúc trời nắng hay ở những nơi nóng bức. - Tắm với nước mát (không quá lạnh) hoặc nước ấm để giúp giảm ngứa (tùy vào sự nhạy cảm nhiệt độ của mỗi người). - Tránh dùng các loại xà phòng hay dung dịch tẩy rửa mạnh (có nồng độ xút cao), nhiều bọt và quá thơm. Một số trường hợp có thể chỉ được tắm bằng nước chứ không dùng xà phòng. Việc nhỏ vài giọt tinh dầu trà trong nước tắm cũng giúp giảm ngứa và giảm rôm sảy. Tránh dùng các sản phẩm chăm sóc da chứa dầu khoáng. - Chế độ ăn nên có thêm dầu ôliu (chưa tinh luyện) và các thực phẩm giàu vitamin A (dầu gan cá, gan, rau quả, trứng...), vitamin D (cá biển, dầu gan cá, các sản phẩm từ sữa...), axit Linoleic (dầu hạt lanh, dầu cây anh thảo, cá mòi...). - Uống nhiều nước (1,5-2 lít/ngày). - Giảm ngứa do thay đổi pH âm đạo bằng cách: Giữ khô và sạch vùng sinh dục, ngâm rửa vùng sinh dục bằng các thuốc vệ sinh phụ nữ thông thường. - Dùng các loại kem làm ẩm da và mềm da toàn thân hay tại chỗ để làm mềm, dịu đi làn da khô và bong tróc, chẳng hạn như dầu thầu dầu (không có Hexane), dầu ôliu, aloe vera gel... Việc bôi thuốc dạng kem hay lotion chứa ôxit kẽm lên những vùng da bị ảnh hưởng sẽ giúp làm dịu da và giảm ngứa. Nên đến bác sĩ trong các trường hợp sau: - Ngứa và phát ban vẫn không giảm sau khi đã áp dụng các biện pháp trên. - Ngứa toàn thân kèm với vàng da: Có thể là biểu hiện của chứng tắc mật trong gan ở sản phụ. - Phát ban kèm với sốt: Nhiều bệnh nhiễm trùng thường bắt đầu bằng tình trạng phát ban như thủy đậu, sốt phát ban do nhiễm virus đường hô hấp, nhiễm herpes... - Ngứa hay phát ban (không kèm sốt) và có tổn thương da: Là biểu hiện của bệnh ngoài da như chàm, vảy nến, ghẻ, dị ứng thuốc (đang dùng)... - Ngứa không kèm với sang thương da: Có thể gặp trong các bệnh toàn thân như rối loạn chuyển hóa (tiểu đường), nội tiết (bệnh tuyến giáp), ung thư, dị ứng thuốc, bệnh thận, bệnh huyết học (thiếu máu, u lympho bào)... - Ngứa kèm với cảm giác bỏng rát quanh âm hộ - âm đạo: Do nhiễm nấm candida và các bệnh lây qua đường tình dục. Để an toàn cho thai nhi, bệnh nhân nhất thiết không được tự ý dùng một loại thuốc nào.
E bi len don me day da hon 2 thang nay,uog thuoc rat nhiu ma van khong do,neu tinh trang do keo dai thi co nguy hiem khong
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
minh cung the ,k bt lam the nao
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý