Cánh 1
Mở rộng không gian phòng tắm
Phòng tắm được cho là nơi để bạn bắt đầu ngày mới của mình, cũng là không gian để bạn ngâm mình và xóa bỏ những lo lắng, phiền muộn của một ngày dài. Vì vậy, trước khi bạn bắt đầu trang trí, hãy quyết định chủ đề cho nó, phong cách bạn muốn phòng tắm của mình mang theo. Bạn đang tìm kiếm không gian mang đến cho bạn năng lượng? Sự thư giãn? Hay một cái gì đó mới lạ hơn? Hãy quyết định giữa những yếu tố này, chúng sẽ giúp bạn chọn lựa màu sắc, phụ kiện, vải và cách để cân bằng chúng.
Bước 2: Chọn một đặc điểm nổi bật
Khi trang trí một phòng tắm, rất quan trọng để tạo nên một điểm trọng tâm. Những phòng tắm có xu hướng nhỏ và quá nhiều những họa tiết trang trí có thể làm cho ta cảm thấy không gian bừa bộn và không được chào đón. Vì vậy tập trung vào một điểm nhấn, kết hợp với những nhân tố tự nhiên hoặc trung lập.
Bước 3: Dọn sạch sẽ
Phòng tắm thường trở thành không gian bừa bộn nhất trong nhà (được chất đầy với vòi nước, các sản phẩm và phụ kiện chúng ta sử đụng để sãn sàng đi làm cho mỗi sáng). Điều này có thể tạo nên sự lộn xộn trong một không gian nhỏ và được cho là rất thư giãn.
Vì vậy hãy dọn sạch phòng tắm của bạn và để những thứ không dùng nữa vào chỗ khác. Đặt những sản phẩm làm đẹp trên giá của nó. Sử dụng một cái ngăn nhỏ để đựng đồ trang điểm. Mua một chiếc tủ nhỏ để đựng khăn tắm và những bánh xà phòng sao cho gọn gàng và có tổ chức. Nếu bạn loại bỏ được sự lộn xộn, bạn sẽ tạo nên không gian mở và thoáng khí hơn nhiều.
Bước 4: Sử dụng tiền hợp lý
Mua những phụ kiện cho phòng tắm mà không quá đắt. Tất cả những gì bạn phải làm đó là biết phải dùng tiền lúc nào và dùng vào việc gì. Vì bạn và những vị khách của bạn sẽ cuộn mình trong những chiếc khăn tắm, vậy hãy mua những loại khăn có chất lượng tốt. Cũng đừng chi tiêu quá chặt chẽ cho xà phòng và sữa rửa tay có mùi thơm mát dễ chịu. Những phần còn lại của phòng tắm giống như giá đựng bàn chải hay cây cọ rửa toalet bạn có thể mua những đồ không hề đắt cho dù với bất cứ kiểu thiết kế phòng tắm nào.
Bước 5: Làm cho không gian mở
Cách tốt nhất để thêm chút tao nhã vào phòng tắm nhỏ đó là làm cho nó trông rộng hơn. Sơn những bức tường màu trung tính. Thêm một chiếc gương dài. Thêm vào chiếc lưới hoặc rèm để làm cho tường trông cao hơn. Nếu được kết hợp hoàn hảo, những vật dụng này có thể làm không gian ấy của bạn giống như một phòng tắm trong ngôi biệt thự đắt tiền vậy - mà thật ra đó chỉ là một căn hộ gồm một giường và một phòng tắm đơn.
Bước 6: Chọn ánh sáng thích hợp
Ánh sáng tự nhiên là một trong những cách tốt nhất để tạo nên một không khí trong phòng tắm thật sự thoải mái. Nếu bạn không có một chiếc cửa số nhỏ trong phòng tắm của mình, hãy đến một cửa hàng dụng cụ gia đình ở địa phương và hỏi họ để mua những loại bóng đèn thân thiện với môi trường và giá cả phải chăng. Làm như vậy bạn sẽ tạo cho không gian của bạn có không khí như trong một spa và cũng sẽ làm cho không gian của bạn rộng hơn, tự nhiên hơn.
Bước 7: Thêm chút hương vị
Mang đến cho phòng tắm chút hương thơm là một trong những cách dễ dàng nhất để làm cho phòng tắm rộng hơn và tươi mới hơn. Vì vậy, bất cứ khi vào có thể hãy trang bị cho phòng tắm nhà bạn một chút nước làm thơm phòng, xà phòng hay thậm chí là hoa. Nó sẽ mang lại không khí mở đầy tươi mới cho không gian nhỏ bé của bạn.
Cách 2:
Một phòng
tắm nhỏ đã lỗi thời muốn có được một diện mạo mới đột phá cần phải lập
kế hoạch cẩn thận và sử dụng không gian sáng tạo. Cả hai chiến lược đều
được sử dụng trong phòng tắm dưới đây để làm cho phòng tắm nhìn đẹp hơn
và mang nhiều giá trị hơn. Bạn sẽ thấy những nét điểm xuyết nhẹ nhàng
nhưng đặc biệt đã đem đến cho không gian nhỏ cảm giác mềm mại cuốn hút
như thế nào!
Đã là phòng tắm thì không thể thiếu những vật dụng cơ bản như bồn tắm, lavabo, ... với một căn phòng rộng rãi thì điều này thật quá dễ dàng, bạn có thể tùy ý sắp xếp theo bất cứ kiểu nào bạn thích. Tuy nhiên, với một phòng tắm hạn hẹp về diện tích thì bạn sẽ phải đắn đo đôi chút để có thể tạo được một không gian thoải mái cho mình.
Phòng tắm hạn hẹp về diện tích nhưng vẫn thoải mái cho người sử dụng
Với
các thiết bị trong phòng, nên chọn những loại có kiểu dáng gọn gàng;
màu sơn tường thì nên chọn những màu đơn sắc, tránh việc trang trí rườm
rà, diêm dúa, chúng sẽ là cho căn phòng trở nên bề bộn và chật chội hơn.
Và, nếu như bạn không thể làm rộng ra được thì tại sao lại không thể
"kéo" cho căn phòng cao lên: hãy mở rộng chiều cao hết mức có thể để tạo
sự thông thoáng cho căn phòng. Thêm một cách nữa là gắn một chiếc gương
vừa phải trong phòng, chúng sẽ làm cho bạn có cảm giác như không gian
được nhân đôi lên.
Những thiết bị nội thất nhỏ gọn sẽ làm cho căn phòng trở nên xinh xắn hơn.
Nếu
bạn cho rằng một căn phòng đơn sắc sẽ quá đơn điệu với mình thì cũng có
thể tăng thêm những họa tiết nho nhỏ để căn thêm sinh động. Có thể là
một bức tranh, một bình hoa nhỏ xinh xắn hoặc cũng có thể là một bộ đèn
chùm lạ mắt. Tuy nhiên, khi chọn họa tiết cho căn phòng bạn nên chọn
những loại có màu sắc nhã nhặn, và nếu có thể thì hãy mở một cửa sổ vừa
phải trong căn phòng để đón ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài. Như thế bạn
sẽ có được một không gian tuy nhỏ nhưng vẫn thoáng đãng và cũng hết sức
thoái mái.
Cửa sổ trổ ra đón ánh sáng tự nhiên tạo sự thông thoáng cho căn phòng.
Không gian nhỏ nhưng vẫn đảm bảo sự thoải mái mỗi khi bạn bước vào.
Phòng tắm hẹp nhưng vẫn đẹp và tiện dụng
Nhưng
nếu bạn sử dụng trắng toàn bộ cho căn phòng thì căn phòng tắm của bạn
sẽ thật nhàm chán, dưới đây là một số cách để bạn có một nhà tắm đẹp và
cá tính cho phòng tắm dài và hep.
Thiết kế đơn giản và đẹp với những không gian phòng tắm hẹp và dài
Làm phòng tắm hẹp trông có vẻ rộng hơn, trước hết bằng cách chọn các thiết bị nhỏ gọn, không chiếm chỗ. Không tham lam sử dụng những chiếc bồn rửa mặt "hoành tráng" với các bàn trang điểm uốn lượn cầu kỳ, hãy thay bằng những chiếc bồn rửa có kích thước minimum. Tường sử dụng màu sắc trung hoà, làm nền cho những hoa văn dương xỉ của rèm tắm và bức tranh tường.
Tường mầu vàng làm nền cho những hoa văn dương xỉ của rèm tắm và bức tranh tường
Buồng tắm nhỏ xinh này trông càng tươi mới khi phủ lên màu sơn vàng rực rỡ. Một khung rèm cửa trắng viền ca rô màu xanh lục làm mềm những góc cạnh của bồn tắm. Cuối cùng, những con vật ngộ nghĩnh chốn rừng sâu được vẽ lên tường sẽ cho một cái nhìn sống động làm tụi trẻ mê mẩn.
Bích họa trong phòng tắm
Hãy thu hẹp tiêu điểm trang trí khi thiết kế một không gian nhỏ. Lấy một điểm nhấn trang trí chính làm chủ đạo (trong trường hợp này là hoa văn rèm cửa vòi sen) rồi lặp lại trên tường, sàn nhà và các phụ kiện khác. Cuối cùng, nhấn mạnh bất ngờ bằng một chiếc bình sứ trắng xanh nổi bật!
Tạo điểm nhấn cho phòng tắm bằng những tông mầu tương phản
Không nhất thiết phải sơn màu nhạt cho phòng hẹp. Ba lớp sơn đỏ cho màu trắng trước kia làm cho căn phòng tắm này thêm cá tính. Ngoài ra, một phiên bản tranh khung mạ vàng thanh lịch đồng màu với khung chiếc gương to, cùng những đồ sứ kiểu Trung Hoa làm cho phòng tắm thêm thanh nhã và hoàn hảo.
Mầu nâu đỏ quyến rũ
Để có thể có một phòng tắm ngon lành trên một ngân quỹ hạn chế, hãy chọn những tiêu điểm chính để 'đầu tư". Treo một bức tranh đầy màu sắc, một cái gương rộng và đẹp, thay đèn tường cũ bằng một chiếc mới hình dáng bắt mắt, nhấn mạnh các tay nắm cửa tủ... là những cách tốt để refresh lại không gian.
Mầu xanh dương nhẹ nhàng tạo không gian rộng hơn
Cách 4: Nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang
Ánh sáng và thông thoáng
Có thể sử dụng gạch thủy tinh hoặc kính mờ trên cửa vào buồng vệ sinh để lấy thêm ánh sáng bên ngoài. Cửa vào cũng nên có những kẽ thông thoáng hoặc lá sách. Ngoài ra, nên đặt thêm quạt hút để hỗ trợ việc thông gió, nhưng chọn lựa vị trí để gắn quạt sao cho không mất thẩm mỹ, đòi hỏi ta phải cân nhắc rất nhiều.
Độ cao và diện tích
Việc đặt các thiết bị vệ sinh phải lưu ý về độ cao, đôi khi vì không tính trước nên gây rất nhiều khó khăn cho người sử dụng. Thông thường, khoảng không phía trên bồn cầu phải cao hơn hoặc bằng 1,6 m mới sử dụng được.
Nhà vệ sinh ngay cạnh phòng khách.
Ta cũng có thể tăng thêm độ cao buồng vệ sinh bằng cách xử lý sàn âm xuống vài bậc. Ngoài ra, có thể nới rộng buồng vệ sinh bằng cách xây tường ngoài lấn ra khỏi bề rộng cầu thang 20-30 cm, sau đó xử lý bằng cách biến các vách tường ấy thành bệ trang trí.
Cửa vào
Vì diện tích buồng vệ sinh chật nên đôi lúc cửa vào có thể vướng phải lavabo. Lúc này, ta có thể dùng cửa hai cánh gấp, hoặc hai cửa mở. Nên gắn thêm "cùi chỏ" tự đóng cửa sau khi sử dụng.
Thẩm mỹ
Gạch ốp nên đơn giản một màu sáng và ít có họa tiết để tạo cảm giác thoáng rộng. Ta cũng có thể xử lý các góc chết thành những bệ trang trí và tăng tính năng sử dụng, thành một kho nhỏ chẳng hạn.
Cửa vào có trang trí.
Gặp trường hợp cửa vào không tránh khỏi hướng nhìn từ phòng khách và phòng ăn, nên thiết kế nó như cửa ra ngoài trời, có thể đó là cửa lá sách hoặc lắp kính tráng thủy vào khuôn cánh để mọi người khi nhìn vào sẽ quên đi cảm giác cửa vào buồng vệ sinh.
Cách 4: Phòng tắm cho nhà ốngDù là trong nhà phố chật hẹp đi nữa, thì điều kiện thông thoáng cũng là yếu tố cần thiết cho nhà vệ sinh và nếu được sự thoáng khí tự nhiên là tốt nhất. Trong nhà phố, thông thường thiết kế nhà vệ sinh kề bên giếng trời hoặc áp về những phía tiếp giáp với hẻm, khoảng không, nơi có thể đối lưu với môi trường tự nhiên. Ngay cả việc có thể đưa khu vực vệ sinh ra phía trước nhà (chẳng hạn phòng vệ sinh trong phòng ngủ trên các lầu. Ở đó, có sự thoáng khí tốt với không gian trống mặt tiền).
Dân gian thường chỉ kỵ việc thiết kế nhà vệ sinh nằm trên lối vào nhà và trên khu vực bếp ăn. Còn lại, đều có thể linh động tổ chức không gian thư giãn này, làm sao để thoáng khí một cách tốt nhất và thuận tiện cho việc đi lại. Chẳng hạn, hai hay ba phòng ngủ dùng chung một nhà vệ sinh thì thiết kế vệ sinh làm tâm điểm, thích hợp để dịch chuyển được cự ly gần nhất.
Trong tình huống eo hẹp về diện tích sử dụng, bí lắm mới đưa nhà vệ sinh vào dưới gầm cầu thang vì vị trí này tuy tận dụng được không gian nhưng thường nhỏ hẹp, bí và thường dùng nó như khu vệ sinh sơ cua. Trong những trường hợp khó có điều kiện thiết kế thông thoáng tự nhiên thì cần bổ trợ bằng quạt hút để đối lưu không khí cho phòng vệ sinh.
Trên những mảnh đất không vuông vức mà bất kỳ, bị vát xéo hay dôi ra... có nhiều thiết kế đưa khu vực vệ sinh về những vị trí xéo, dôi ra đó. Tổ chức vậy, vừa "nắn" lại thế đất cho thẳng, vừa có phần tách bạch gọn gàng. Tuy nhiên, ở đó cần có mặt hướng về môi trường thoáng khí tự nhiên là thích hợp nhất. Nhà ống thường tận thu chiều cao tầng, khi đó thiết kế khu vệ sinh đồng trục thẳng đứng để dễ dàng "chạy" hộp kỹ thuật, hệ thống cấp thoát nước. Dù đó là sự tiện dụng nhưng cũng không nhất thiết phải dập khuôn như vậy. Thiết kế còn phải dựa vào công năng sử dụng của từng gia đình, của từng công trình cụ thể để bố trí không gian. Khi đó, có thể mỗi tầng có một hay vài phòng vệ sinh với những vị trí khác nhau và không đồng trục.
Có thể tạo bậc cao để phân chia không gian cho phần tắm và những chức năng khác.
Nhà vệ sinh ngày nay không thể... xấu bởi đó là nơi thư giãn thực sự ngay trong gia đình. Hiện nay các gia chủ rất chăm chút, tỉ mẩn trang trí và trang bị vật dụng thật sạch đẹp cho không gian này. Lắm khi, khu vực vệ sinh còn hiện đại và trang nhã hơn cả phòng khách, phòng ngủ... vì nó có tần suất sử dụng nhiều trong nhà ở.
Diện tích trung bình vừa đủ, không quá chật cho một nhà vệ sinh tương đối chuẩn thường khoảng 4 m2 với ba khu vực, bồn cầu, bồn rửa (lavabo) và khu tắm đứng. Ví dụ, phòng có bề rộng 1,4 m và bề dài 2,7 m, chia làm ba khu vực, mỗi khu 0,9 m.
Bên cạnh việc quan tâm đến sự thông thoáng, có một yếu tố hệ trọng nữa là nhà vệ sinh cần phân biệt hai không gian khô và ướt. Khu vực khô lắp đặt bồn cầu và lavabo, khu ướt dành để tắm. Tách bạch hai khu vực này, nhà vệ sinh sẽ sạch, không bị nhầy nhụa và dễ dàng làm vệ sinh phòng. Tách khu vực tắm, không để nước vấy ra bằng phòng tắm đứng, bằng màn, vách lửng kính, bồn tắm hoặc tạo một cao độ nền khác so với khu vực khô.
(ST)