Bé 5 tháng tuổi ăn thế nào cho đủ dinh dưỡng?
Thưa bác sỹ, con trai em được 5 tháng tuổi, cháu nặng 9kg. Khi cháu được 2 tháng, cháu ăn rất tốt, ngày ăn 8 lần, mỗi lần 100ml sữa mẹ và sữa ngoài.
Đến tháng thứ 5 thì cháu mỗi lần chỉ ăn 80ml, có khi chỉ 50-60ml sữa mỗi lần, ăn khoảng 7 lần/ngày và cháu rất hay bị nôn sau khi ăn. Giờ em hết sữa nên cho cháu ăn hoàn toàn sữa công thức.
Xin bác sỹ cho biết, cháu ăn như vậy có đủ dinh dưỡng cần thiết hay không? Với cân nặng như vậy có đạt tiêu chuẩn không? Em xin chân thành cảm ơn.
(Lê Thị Hương - emlaanhsaobang7577…)
Trả lời:
Bé trai 5 tháng tuổi mà nặng 9 kg là thừa cân so với tiêu chuẩn nhưng chưa bị béo phì. Với trẻ 6 tháng tuổi, mức trung bình mới đạt: cân nặng 7,9 kg, chiều cao 67,6 cm. Nếu như trước đó chị thấy con tăng cân rất nhanh thì giai đoạn này chị sẽ thấy cháu tăng cân chậm lại, điều đó là bình thường nhưng cần chăm sóc chế độ dinh dưỡng sao cho cháu không bị sụt cân mà cần tăng cân đều đặn theo chuẩn. Chị cũng cần chú ý theo dõi cả chiều cao của con.
Khi cháu được 2 tháng, chị cho con ăn 8 lần, mỗi lần 100ml là hơi nhiều nhưng hiện tại cháu ăn 50-60ml sữa mỗi lần, ăn khoảng 7 lần/ngày là ít so với tuổi. Tuổi này chị cần cho cháu ăn 500-600ml sữa/ngày. Cháu đã có thể tập ăn bột ngọt loãng, ngày 1-2 bữa. Chị cũng có thể cho con uống thêm nước hoa quả.
Khi cháu được 6 tháng thì bắt đầu cho ăn dặm với các bữa bột mặn và bột ngọt xen kẽ. Khi cháu được 7 tháng thì chuyển lên ăn 3 bữa bột và 500ml sữa/ ngày, 2-3 bữa quả tươi sau các bữa ăn 20 phút, khoảng 100g/ ngày.
Chế độ ăn hợp lý cho bé 5-6 tháng tuổi
Nếu bạn cho bé ăn bột bằng loại thìa phù hợp, bé biết cách lấy lưỡi đưa thức ăn vào trong khoang miệng và nuốt thức ăn qua cổ họng.Giai đoạn này, xương khớp cổ của bé đã cứng cáp hơn. Bé có thể ngồi vững trong lòng cha mẹ mỗi lần bạn cho bé ăn. Nếu bạn cho bé ăn bột bằng loại thìa phù hợp, bé biết cách lấy lưỡi đưa thức ăn vào trong khoang miệng và nuốt thức ăn qua cổ họng.
Chế độ sữa dành cho bé
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, bạn nên nuôi bé hoàn toàn bằng sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu đời. Nếu muốn bổ sung thêm sữa ngoài, bạn nên chọn sữa công thức. Bởi vì, đây là loại sữa có các thành phần dinh dưỡng tương đương với sữa mẹ nên bé dễ hấp thu và ít xảy ra quá trình dị ứng sữa.
- Bạn không nên dùng sữa đặc có đường, sữa bò tươi, sữa bột nguyên kem hoặc những loại sữa công thức khác không phù hợp với độ tuổi của bé,
- Bạn nên lưu ý cách pha sữa cho bé: Trên bao bì mỗi nhãn sữa riêng biệt đều có in kèm thông tin chỉ dẫn cụ thể số thìa, tỷ lệ nước để bạn pha sữa một cách hợp lý cho bé. Bạn nên tránh pha sữa quá đặc bởi một số tác dụng phụ không mong muốn như sau:
+ Sữa quá đặc có thể khiến bé hấp thụ nhiều dưỡng chất hơn mức cần thiết, bé tăng khả năng bị thừa cân.
|
Bạn không nên pha sữa của bé chung cùng các thực phẩm khác |
Tuy nhiên, bạn cũng không nên pha sữa quá loãng vì sữa loãng sẽ khiến bé nhẹ cân do không được cung cấp đủ dinh dưỡng. Khi pha sữa, bạn nên dùng thìa nhựa đính kèm hộp sữa, không nên vun đầy thìa sữa mỗi lần đong sữa cho bé. Ngoài ra, bạn cũng không nên đun sôi sữa của bé; bởi vì, nhiệt độ cao sẽ khiến lượng dinh dưỡng trong sữa bị hao hụt.
Bạn không nên pha sữa của bé chung cùng các thực phẩm khác. Khi trộn thực phẩm khác, nguồn dinh dưỡng tối ưu có trong sữa sẽ mất cân bằng. Bên cạnh đó, điều này cũng khiến sữa của bé dễ bị đặc hơn. Bạn không nên pha sữa với nước hoa quả vì các loại vitamin có trong hoa quả sẽ khiến bé khó hấp thụ hơn.
- Bạn vẫn nên cho bé bú mẹ theo nhu cầu: khoảng 2-3 giờ một cữ bú (tương đương 500-800ml sữa/ngày,chưa kể sữa ngoài).
Lưu ý khi cho bé ăn dặm
|
Bạn có thể ép lấy nước và cho bé uống |
- Bạn không nên nêm đường vào bát bột của bé. Việc thừa đường có thể làm tăng men chua trong dạ dày, khiến bé dễ mắc chứng rối loạn tiêu hóa. Khi ấy, bột có thể cản trở sự hấp thu canxi, dẫn tới hiện tượng còi xương. Điều này giải thích vì sao nhiều bé trông bụ bẫm nhưng vẫn bị bác sĩ chẩn đoán là mắc chứng còi xương.
- Bạn không nên cho bé ăn quá thừa dưỡng chất: Giai đoạn này, bé cần đủ dinh dưỡng để phát triển nhưng hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên bé dễ bị rối loạn. Nhiều người mẹ mắc sai lầm với suy nghĩ cho bé ăn nhiều thịt, cá để bé tăng trưởng tốt. Điều này hoàn toàn phản tác dụng; bởi vì, việc dư thừa chất đạm có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hóa, cản trở sự hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Kết quả, bé có thể bị thừa cân hoặc nhẹ cân. Tỷ lệ chất đạm của bé là khoảng 4g/1kg thể trọng.
Một số món hoa quả cho bé 5-6 tháng tuổi
- Đu đủ hoặc bơ, bạn nên nạo nhuyễn bằng thìa, loại bỏ hết hạt (với đu đủ) và cho bé thưởng thức. Bạn cũng có thể thêm sữa chua vào món hoa quả tươi này.
- Dưa hấu: Bạn bỏ hạt, xay nhuyễn mịn và cho bé thưởng thức.
- Táo: Bạn có thể ép lấy nước và cho bé uống.
Chăm sóc trẻ 5 tháng tuổi
Nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ trong những năm tháng đầu đời là
điều hết sức quan trọng.bạnphải tự mình đánh giá đúng - sự phát triển
của trẻ, nhận ra những sai lệch dù là nhỏ nhất so với tiêu chuẩn. Muốn
vậy, bạn phải hiểu tính quy luật cơ bản sự phát triển của trẻ trong
những năm tháng đầu đời.
Các chỉ số chiều cao, cân nặng
Một trong những chỉ số quan trọng về sự phát triển thể lực là sự tăng
cân bình thường. Trẻ sơ sinh khỏe mạnh trung bình cân nặng 3,1-3,4kg đối
với bé trai, 3,0-3,2kg đối với bé gái. Trong 4-5 ngày đầu thường thì
thể trọng các em bị sút 140-200g, đến ngày thứ 10-12 thì trở lại mức cũ.
Nếu thấy đứa trẻ chậm lên cân, thì có thể kiểm tra bằng cách tính đơn
giản như sau: Lấy số tháng tuổi nhân với 600 trong nửa năm đầu và với
500 trong nửa năm sau rồi cộng với trọng lượng đứa trẻ lúc mới sinh. Con
số thu được sẽ là trọng lượng cần có của đứa trẻ (tính bằng gam).Ví dụ
con bạn lúc sinh ra được 3500gr thì khi được 5 tháng cân chuẩn của con
bạn lúc 5 tháng là 5x600+3500=6500.Vậy thấy rằng con bạn nếu sinh dưới
3,5 cân thì với căn nặng hiện tại là đã chuẩn,Trẻ bụ bẫm thì trông rất
thích nhưng nguy cơ còi xương cao hơn vì sự phát triển nhanh đòi hỏi
caxi nhiều hơn,trẻ bụ bẫm dê sau này nguy cơ béo phì cao .Nhưng điều
quan trọng bạn cần theo dõi chiều cao của trẻChỉ số chiều cao cũng là
chỉ số không kém phần quan trọng. Trẻ sơ sinh cao khoảng 48-52cm, ngoài
ra các em gái thấp hơn các em trai. Năm đầu trung bình tăng 25cm (3
tháng đầu mỗi tháng 3cm, 3 tháng tiếp theo tăng 2,5cm, rồi 3 tháng sau
nữa tăng 1,5cm và từ tháng thứ 10 tăng 1cm mỗi tháng). Năm thứ 2 tăng
chậm hơn - chỉ tăng 10-12cm, còn trong năm thứ 3 tăng khoảng 7cm.
So với nam, các em gái tăng trọng và chiều cao chậm hơn.
Cần chú ý đến kích thước vòng đầu, vòng ngực và vòng bụng, bởi tỷ lệ giữa các chỉ số này nói lên tính cân đối của sự phát triển.
Vòng đầu của trẻ sơ sinh trung bình là 34cm. Đến tháng thứ 6 tăng lên 42cm, 1 tuổi-46cm. Lúc 3 tuổi lên tới 48-49cm.
Vòng ngực của trẻ sơ sinh vào khoảng 32-34cm, ở các bé trai có vòng ngực
thường lớn hơn ở các bé gái. Lúc một tuổi vòng ngực tăng 11-13cm, đạt
con số trung bình 45-48cm; năm 3 tuổi là 51-52cm.
Vòng bụng phải hơi nhỏ hơn vòng ngực. Nếu lớn hơn thì có nghĩa là bé phát triển không cân đối, có thể bị còi xương.
(St)