Các bậc cha mẹ ai cũng muốn con mình học giỏi, tuy nhiên để bé học được tốt thì cần có sự hướng dẫn, quan tâm rất nhiều của cha mẹ ngay từ khi còn nhỏ. Bài viết này sẽ giới thiệu một số phương pháp để cha mẹ có thể hướng dẫn và khuyến khích trẻ tập đọc giúp hình thành nên kỹ năng đọc cho bé ngay từ khi còn nhỏ.
1. Tập chung vào chữ cái và những từ quan trọng trước.
Trẻ nhỏ có trí nhớ rất tốt mà, nếu bạn tạo được ấn tượng ngay từ bạn đầu thì có thể trẻ sẽ nhớ mãi. Khi dạy trẻ tập đọc cha mẹ nên lưu ý cách phân biệt các chữ cái, giúp trẻ nhớ những từ then chốt và nhấn mạnh ỹ nghĩa của từ đó cho trẻ hiểu.
Đầu tiên hãy khơi dậy trí tò mò của trẻ bằng cách dạy trẻ cách nhận biết các chữ cái trong tên của mình, điều này sẽ giúp trẻ nhớ rất lâu. Điều sai lầm lên tránh là bạn hãy chỉ thẳng vào chữ cái để giúp trẻ nhận biết chứ không nên chỉ vào các hình minh hoạ, khi trẻ đã hiểu được thì hãy dạy trẻ cách ghép hình để trẻ có thể nhớ lâu hơn. Như vậy mới giúp trẻ tập chung và nhớ nhanh hơn.
2. Dạy trẻ đọc theo mẫu.
Hãy dạy trẻ cách kết hợp những từ bạn dạy bé bằng những quyển truyện tranh hay các câu chuyện cổ tích có chứa nó để trẻ nhớ lâu từ đó hình thành thói quen tư duy. Nên hướng dẫn trẻ bằng việc đọc trước một lần và bạn hãy yêu cầu trẻ đọc theo sau. Việc lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ giúp trẻ đọc thành thạo và nhớ sâu hơn những gì cha mẹ đọc ngay trước đó.
3. Cùng trẻ đọc truyện.
Hãy tự tay lựa chọn những câu truyện cổ tích hay những truyện ngắn để cùng trẻ đọc, điều này vừa giúp thắt chặt tình cảm vừa dạy trẻ những điều hay lẽ phải trong truyện. Nếu trẻ chưa quen thì hãy bạn hãy đọc to một lần rồi để trẻ đọc những lần sau. Điều này cần sự tập trung cao độ nên sẽ giúp hình thành cả thói quen làm việc cho trẻ.
Không nên quá cứng nhắc trong quá trình dạy học sẽ giúp trẻ dễ tiếp thu.
4. Không nên quá vội vàng.
Trẻ mới tập đọc thì cha mẹ cần chú ý kỹ khi chọn sách, truyện để trẻ đọc. Để kiểm tra quyển truyện phù hợp với trẻ hay không bạn hãy đọc một lần cho trẻ nghe và dạy trẻ đọc lại một lần nữa, khi trẻ tự đọc nếu bạn thấy trẻ vấp quá 10 từ thì hãy chọn một quyển sách phù hợp hơn với khả năng của trẻ hiện giờ. Một điều lưu ý nữa là bạn không nên từ chối khi trẻ muốn đọc đi đọc lại một câu truyện vì bạn không hiểu được rằng việc trẻ đọc lại đó là do trẻ muốn khoe khoang điều gì đó hay trẻ cảm thấy tự tin khi đọc nó.
5.Giúp đỡ trẻ khi gặp khó khăn.
Không nên ép buộc trẻ phải đọc hết tất cả những gì bạn giao cho, làm như thế chỉ làm trẻ cảm thấy áp lực. Bời vì có những từ trong truyện mà trẻ không nhớ hết được, nếu trẻ bị vướng từ nào đó thì hãy cho trẻ có thể bỏ qua từ đó và lần sau. Nếu trẻ vẫn bị mắc lần nữa thì hãy gợi ý thông qua việc đố trẻ đoán nghĩa của từ hay bạn đọc cho trẻ từ đó và dùng hình minh hoạ để trẻ nhớ lâu và ít quên sau này.
6. Bạn hãy trò chuyện với trẻ thường xuyên.
Không nên ép trẻ lúc nào cũng phải kè kè bên quyển sách để đọc mà hãy hỏi trẻ về các vấn đề xoay quanh những điều vừa tìm hiểu. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu hơn về bài học và làm giàu thêm vốn từ vựng cho trẻ. Bất cứ khi nào có cơ hội hãy hỏi và trò chuyện với trẻ về chủ đề bào đó. Hãy đặt những câu hỏi để trẻ đưa rra ý kiến của mình. Sau đó hãy bàn bạc với trẻ và đưa ra lời khuyên đúng đắn nhất.