9 tháng tuổi trẻ đã có những thay đổi gì, dinh dưỡng cho trẻ 9 tháng tuổi phải được xây dựng như thế nào? Đây đều là những thắc mắc của nhiều bố mẹ trong quá trình chăm sóc bé 9 tháng tuổi
Bước vào tháng thứ 9 trẻ đã có rất nhiều thay đổi
Những thay đổi của bé 9 tháng tuổi
Bé đã nhận ra sự thay đổi của môi trường xung quanh
Thời gian này, mặc dù sự hiểu biết của bé về thế giới xung quanh chưa rõ ràng nhưng bé sẽ trở nên cáu kỉnh, quấy khóc hoặc tò mò, lạ lẫm nếu như mẹ đưa bé đến một nơi khác ngôi nhà mà bé đang ở.
Bé đã bắt đầu có ký ức mặc dù khả năng ghi nhớ của bé chỉ là những sự việc, sự vật vừa mới xảy ra.
Bé bắt đầu có ý thức sử dụng những từ ngữ, ngữ âm mà chúng bị ảnh hưởng từ những người xung quanh. Bé bắt đầu ê a, và trở nên huyên náo hơn với những ngữ điệu cử chỉ đáng yêu của mình. Bé đang tăng dần khả năng giao tiếp của mình
Tháng thứ 9, cá tính của bé cũng dẫn được bôc lộ. Bé có thể toe toét cười với những người xung quanh và rụt rè đối với những người lạ, bé rât muốn nhận được sự quan tâm của người khác, bé có thể làm trái ý của mẹ nếu như không thích,…
Với những thay đổi như thế, bé rất cần một chế độ dinh dưỡng phù hợp để có thể phát triển tốt nhất.
Dinh dưỡng cho trẻ 9 tháng tuổi
Chế độ ăn cho trẻ 9 tháng tuổi
Mẹ cần lưu ý về chế độ ăn cho trẻ trong giai đoạn này. Mẹ có thể tham khảo chế độ ăn cho trẻ trong giai đoạn này như sau:
- 3 bữa ăn chính: Cháo, bột hoặc cơm nhão với đầy đủ 4 nhóm thực phẩm, tổng tăng dần từ khoảng 60-90g gạo tẻ trắng, 60-90g thịt (tôm, cá… ), 15g dầu (mỡ), rau xanh, quả chín…
- 3 bữa phụ: Trái cây, chế phẩm từ sữa như yaourt, phomai, bánh quy…
- Sữa mẹ hoặc sữa công thức: Khoảng 500 – 600 ml/ngày
Các bữa ăn trong ngày cần phải đảm bảo cung cấp cho trẻ đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Ngoài ra mẹ cần thay đổi cách chế biến các món ăn để bé không cảm thấy nhàm chán. Hạn chế cho bé ăn vặt trước mỗi bữa ăn để trẻ có thể ăn ngon miệng hơn. Bổ sung thêm các vi chất cần thất để hạn chế tình trạng trẻ bị thiếu vi chất gây nên một số bệnh ở trẻ như: còi xương, suy dinh dưỡng hoặc tình trạng biếng ăn,….
Một số món ăn cho trẻ 9 tháng tuổi
Khoai tây chiên bơ phomai
Khoai tây chiên bơ phomai, món ăn bốc lý tưởng cho bé
Với hàm lượng canxi dồi dào cộng với mùi vị thơm ngon, béo ngậy, khoai tây chiên bơ phomai chắc chắn sẽ làm hài lòng khảu vị của bé. Đặc biệt đây là món ăn vặt rất thích hợp cho trẻ đấy mẹ nhé.
Nguyên liệu:
Khoai tây: 1 củ
Phomai dạng bột hoặc phomai dành cho trẻ em: 1 thìa to
Bột năng: 1 thìa nhỏ
Bơ: Một ít
Cách làm:
Gọt vỏ khoai tây, rửa sạch. Mài bằng dụng cụ hoặc xay ra (nhưng đừng xay quá nhuyễn ra nước). Trộn với phomai và bột năng, viên thành viên bánh hình tròn vừa tay bé hoặc dàn nhỏ như tráng trứng. Rán khoai tây đã nặn với một chút bợ, rán nhỏ lửa. Vớt ra để nguội, cho bé cầm tự bốc ăn. Ngoài ra mẹ có thể thay thế khoai tây bằng khoai lang cũng rất ngon đấy.
Đậu hũ hấp trứng rau củ
Món ăn hơi cầu kỳ nhưng bù lại sẽ cung cấp cho trẻ lượng chất dinh dưỡng dồi dào như: canxi, kẽm, protein, các vitamin,….
Nguyên liệu: Tùy vào khẩu lượng của bé mà mẹ có thể thay đổi lượng thực phẩm nhé
Đậu hũ non: 30 – 50g
Cà rốt: 10g
Cá hồi: 10g
Súp lơ trắng: 10g
Trứng đánh tan: 2 muỗng
Cách làm:
Đậu luộc hoặc cho vào lò vi sóng 1 phút, chắt nước, dằm nát. Cá hồi luộc chín, dằm nát. Cà rốt, súp lơ luộc chín dằm nát trộn với cá hồi thành hỗn hợp.
Trộn đậu với hỗn hợp rau cá, cho 2 muỗng trứng vào đánh tan. Bọc lại bằng màng bọc thực phẩm. Cho vào lò vi sóng quay 2 phút. Lấy ra cắt miếng vuông cho bé ăn mềm. Món này mẹ cắt miếng to một chút bé cũng bốc ăn được đấy.
Ngoài cà rốt, súp lơ trắng, mẹ có thể linh động thay bằng các loại rau khác để đa dạng món ăn cho bé nhé.
Trên đây là một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ 9 tháng tuổi. Mẹ nên lưu ý để có thể chăm sóc bé thật tốt nhé.