Nhiệt miệng nên ăn uống gì?
Nhiệt miệng là bệnh thường gặp, có nhiều thể khác nhau nhưng triệu chứng thường là xuất hiện một mụn nước nhỏ dễ vỡ, để lại một vết lở nông ở niêm mạc miệng, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi, rất đau lúc nói hoặc khi ăn uống. Nơi xuất hiện các vết lở thông thường là mặt trong má, ở lợi, đầu lưỡi... Khi không được chăm sóc đúng cách, vết lở có thể chuyển sang viêm cấp, thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống cực kỳ "vất vả". Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến bệnh như stress, nhiễm khuẩn ở răng miệng, chấn thương niêm mạc miệng, thiếu vitamin... Còn theo Đông y, căn nguyên gây bệnh do nhiệt độc, hoả độc, thấp nhiệt hoặc âm hư gây nên. Bị nhiệt miệng nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung vitamin và các yếu tố vi lượng (vitamin nhóm B, vitamin C, kẽm, sắt...) nhằm hạn chế tổn thương niêm mạc và làm nhanh lành vết thương trong miệng khi đã có loét. Hạn chế ăn các loại gia vị cay nóng như ớt, tỏi, gừng, tiêu... nên ăn nhạt. Các loại thịt nên ăn như cá nước ngọt, ba ba, vịt, ngan... Hạn chế ăn thịt chó, các loại mắm. Uống nhiều nước lọc, trà xanh, nước nhân trần, nước rau má... Đặc biệt, trà xanh là một trong những dạng tinh chất được khuyến khích dùng để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng vì hoạt chất kháng oxy hóa trong trà xanh có tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi. Ngoài ra cần vệ sinh răng miệng tránh bội nhiễm hoặc tái phát. Tùy từng trường hợp cần uống thêm vitamin tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Nên ăn uống thế nào khi bị nhiệt miệng?Nhiệt miệng (tổn thương ở niêm mạc miệng) có rất nhiều nguyên nhân như: răng sâu, viêm quanh răng, viêm tủy răng, nhiễm khuẩn… Bệnh xuất hiện với các triệu chứng viêm nhiễm, sưng nóng đỏ đau, lở loét rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt, ăn uống.
Để tránh gặp rắc rối lâu với bệnh trong mùa nắng nóng, nếu bệnh còn ở mức độ nhẹ chưa cần dùng thuốc bạn có thể áp dụng một số cách điều trị tại nhà tương đối hiệu quả sau: Uống bột sắn dây, nước cam sẽ giúp bạn giảm đau rát. Bạn nên nấu nước rau má, râu ngô uống hằng ngày thay cho nước lọc, và phải uống đủ 2lít/ngày. Ăn nhiều rau cải xanh hoặc cải bắp. Đặc biệt, trà xanh là một trong những dạng tinh chất được khuyến khích dùng để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng vì hoạt chất kháng oxy hóa trong trà xanh có tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi. Ngoài việc ăn uống đồ mát bạn có thể thử mẹo nhỏ sau cũng sẽ giúp bệnh nhanh khỏi: Cầm một cốc nước nóng và một cốc nước lạnh sẵn trên tay. Dùng hai cốc nước đó để súc miệng, lần lượt súc từ nước nóng đến nước lạnh. Hoặc đun sôi một cốc nước cùng với 1 thìa hạt rau mùi. Gạn lấy nước dùng súc miệng. Mỗi ngày dùng để súc miệng từ 3 đến 4 lần. Hạn chế ăn các loại gia vị cay nóng như ớt, tỏi, gừng, tiêu… nên ăn nhạt. Kiêng đặc biệt nước đá lạnh. Khi ăn xong súc miệng và ngậm nước muối ấm pha loãng.
Dạo này hay bị lở miệng, ăn gì cho mát và kiêng món gì nóng? Bạn bị nhiệt miệng (St) |