Khi nào cho trẻ ăn váng sữa là thích hợp? Liệu cho bé ăn sớm có ảnh hưởng gì không?... là những câu hỏi nhiều mẹ đang thắc mắc.
"Quyết định khi nào cho bé ăn váng sữa là hợp lý?" – câu hỏi của hầu hết các mẹ khi muốn cho con sử dụng váng sữa. Nhiều bác sỹ và chuyên gia dinh dưỡng tại Việt Nam đều có chung một nhận định rằng nên cho bé ăn váng sữa khi bé đủ 6 tháng tuổi.
Từ tháng thứ 6 trở đi, sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu lớn nhanh của trẻ nên cần phải cho trẻ ăn bổ sung để phát triển thể chất, trí tuệ.
Bên cạnh đó, đây là giai đoạn hệ thống các cơ quan như hệ tiêu hóa, hệ thần kinh bé đang phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi cần có nguồn năng lượng để quá trình đó diễn ra tốt hơn. Chính vì vậy, việc cho bé ăn váng sữa tại thời điểm này sẽ cung cấp cho bé 70% năng lượng cần thiết đó..
Nhiều bác sỹ và chuyên gia dinh dưỡng tại Việt Nam đều có chung một nhận định rằng nên cho bé ăn váng sữa khi bé đủ 6 tháng tuổi.
Một lý do nữa, tại thời điểm này, trẻ cũng đã biết điều chỉnh lưỡi tốt hơn để đưa thức ăn di chuyển trong miệng nên mẹ sẽ dễ dàng hơn trong việc cho bé ăn váng sữa.
Nếu ăn bổ sung quá muộn, trẻ không nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết, trẻ chậm lớn, dễ suy dinh dưỡng, khó tập ăn.
Những nguy cơ nếu mẹ cho bé ăn quá sớm
Một điều cần lưu ý đối với các mẹ, đó là không nên cho trẻ ăn váng sữa quá sớm. Bởi việc quyết định khi nào cho trẻ ăn váng sữa, cũng cần phụ thuộc vào độ tuổi và sự hấp thụ của trẻ. Trong 6 tháng đầu tiên sau khi chào đời, trẻ cần bú mẹ hoàn toàn. Do đó, nếu cho bé ăn bổ sung quá sớm, có thể dẫn đến nguy cơ trẻ giảm bú sữa mẹ, tăng nguy cơ mắc bệnh, giảm sức đề kháng, khó tiêu hóa thức ăn.
Nếu cho bé ăn bổ sung quá sớm, có thể dẫn đến nguy cơ trẻ giảm bú sữa mẹ, tăng nguy cơ mắc bệnh, giảm sức đề kháng, khó tiêu hóa thức ăn.
Ngoài ra, như đã nói ở trên, việc cho bé ăn váng sữa quá sớm sẽ khiến mẹ khó khăn trong việc cho bé ăn bởi bé vẫn chưa quen với những thức ăn đặc. Bên cạnh đó, việc kết hợp váng sữa với những thức ăn khác tại thời điểm này cũng là một thách thức với các mẹ.
Thời điểm nào ăn váng sữa phù hợp nhất
Buổi sáng: Theo như phép so sánh vui, bữa ăn sáng được ví như một vị "vua". Nói như vậy để khẳng định rằng, việc cho bé ăn sáng đầy đủ là rất cần thiết, đảm bảo năng lượng cần thiết cho trẻ suốt cả ngày. Váng sữa cung cấp protein, vitamin và khoáng chất, chính là những chất dinh dưỡng quan trọng cho bất kỳ ai, tại bất kỳ độ tuổi nào. Vì thế, nếu mẹ đã biết được khi nào cho bé ăn váng sữa là hợp lý, mẹ cũng nên cho bé ăn váng sữa ngay sau khi ăn sáng mà không sợ bé bị đầy bụng hay không hấp thu được.
Buổi chiều: cũng là một thời điểm tốt để cho bé ăn váng sữa. Bởi sau một giấc ngủ trưa, bé thường có cảm giác đói bụng và buổi chiều cũng là khoảng thời gian bé hiếu động nhất. Cho nên, ăn váng sữa ngoài việc giúp bé không bị đói, mặt khác cung cấp nhiều năng lượng cho các hoạt động của bé hơn.
Có nhiều mẹ vẫn muốn bổ sung dinh dưỡng cho con vào buổi tối, nên quyết định cho con ăn váng sữa.
Buổi tối: Có nhiều mẹ vẫn muốn bổ sung dinh dưỡng cho con vào buổi tối, nên quyết định cho con ăn váng sữa. Tuy nhiên, theo lời khuyên của bác sỹ dinh dưỡng, thời gian này là thời điểm để hệ thống tiêu quá của bé nghỉ ngơi, nên nếu bé ăn váng sữa vào buổi tối sẽ khó tiêu hóa và làm bé ngủ không ngon giấc, có thể nôn ói.
Làm gì nếu bé nôn trớ khi ăn váng sữa?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bé bị nôn, trớ khi sử dụng váng sữa. Tuy nhiên, vẫn thường tập trung lại ở những lý do sau:
Thứ nhất
Do các bà mẹ cho trẻ ăn váng sữa ngay sau khi ăn bột hay cháo. Đây là nguyên nhân khá phổ biến bởi sau khi đã tiếp nhận rất nhiều chất từ những thức ăn kể trên, bé cần có thời gian nghỉ để bộ phận tiêu hóa kịp chuyển hóa thức ăn. Trong thời điểm này, nếu cho bé ăn ngay váng sữa sẽ khiến bé không thể tiêu hoá được và buộc phải đẩy thức ăn ra ngoài qua đường miệng.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng của Delys, thời gian thích hợp để bé ăn váng sữa là sau mỗi bữa ăn chính từ 1-2 tiếng, như vậy bộ máy tiêu hóa của bé sẽ kịp chuyển hóa dinh dưỡng từ thức ăn từ trước và sẵn sàng tiếp nhận các chất dinh dưỡng bổ sung tiếp theo.
Thứ hai
Cho bé ăn quá nhiều và liên tục một loại sản phẩm trong thời gian dài. Dùng váng sữa cho trẻ mỗi ngày là rất tốt tuy nhiên, điều này sẽ gây ra tình trạng chán ăn, thậm chí sợ ăn với các bé, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ trong giai đoạn nhạy cảm này.
Thứ ba
Trộn váng sữa với những thực phẩm nhiều dinh dưỡng khác. Điều này được các chuyên gia và bác sỹ về dinh dưỡng khuyến cáo là không nên.
Hạn chế tối đa việc trộn váng sữa với những thứ khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bất khả kháng, có thể pha váng sữa với một chút nước đun sôi để bé có thể dễ dàng tiếp nhận.
Nếu trong trường hợp áp dụng các giải pháp trên mà bé vẫn có hiện tượng nôn trớ, rất có thể do hệ tiêu hóa của bé chưa sẵn sàng tiếp nhận những thực phẩm dinh dưỡng như váng sữa, phô mai.. hãy tạm thời cho bé ngừng sử dụng váng sữa một thời gian. Khi hệ tiêu hóa của bé ổn định, hãy cho ăn lại với liều lượng vừa phải.