Chế độ ăn uống theo từng giai đoạn phát triển của bé trong năm đầu đời.
Chế độ dinh dưỡng cho bé theo từng độ tuổi. Trong năm đầu đời, bé sẽ trải qua nhiều giai đoạn dinh dưỡng khác nhau: từ sơ sinh đến 4 tháng, từ 4-6 tháng tuổi, từ 6-8 tháng tuổi, từ 8-10 tháng tuổi, và từ 10 đến 12 tháng tuổi.
Chúng tôi giới thiệu cho bạn chế độ ăn uống cho bé thuộc 5 nhóm tuổi:
- Từ sơ sinh đến 4 tháng
- Từ 4-6 tháng tuổi
- Từ 6-8 tháng tuổi
- Từ 8-10 tháng tuổi
- Từ 10-12 tháng tuổi.
Với mỗi giai đoạn phát triển của bé từ sơ sinh đến 12 tháng, bạn có thể sử dụng hướng dẫn này để biết nên cho bé ăn gì, khối lượng thức ăn bao nhiêu. Nếu bé ăn nhiều hơn hoặc ít hơn số lượng được liệt kê cũng không cần lo lắng vì các thông tin chỉ là hướng dẫn cơ bản để tham khảo.
Trong giai đoạn cho bé tập ăn dặm, bạn có thể linh hoạt chứ không nên tuân theo thứ tự một cách cứng nhắc. Nếu bạn muốn cho bé nếm đậu phụ ở 6 tháng tuổi, có thể thử mà không cần chờ tới 8 tháng như thông tin trong bài viết.
Tuy nhiên, các mẹ được khuyến cáo là nên đợi bé được 1, thậm chí 3 tuổi trước khi cho bé thử các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như trứng, cá và đậu phộng. Mặc dù chưa thể khẳng định việc trì hoãn này có thể ngăn ngừa được việc bé bị dị ứng thực phẩm, nhưng nhiều bác sĩ nhi khoa vẫn khuyên bạn nên chờ đến khi bé lớn hơn, đặc biệt với các bé bị bệnh chàm hoặc gia đình có tiền sử với dị ứng. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về dinh dưỡng nếu cần thiết.
Giai đoạn từ sơ sinh đến 4 tháng
Hành vi ăn
• Bản năng sẽ khiến bé quay về phía núm vú của mẹ để tìm nguồn dinh dưỡng.
Thức ăn cho bé
• Chỉ nuôi con bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Lời khuyên
• Đường tiêu hóa của bé vẫn đang phát triển nên giai đoạn này bạn chưa nên cho bé ăn thức ăn đặc.
Giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi
Dấu hiệu sẵn sàng để ăn thức ăn dặm
Bạn có thể cho bé thử nghiệm thức ăn dặm nếu bé:
• Có thể kiểm soát các cử động của đầu và cổ.
• Có thể ngồi lên với sự giúp đỡ của người thân.
• Có thể giả vờ nhai.
• Tăng cân lên gấp 2 lần so với lúc mới sinh.
• Thể hiện sự thích thú với thức ăn.
• Có thể ngậm một cái muỗng.
• Có thể dùng lưỡi để di chuyển thức ăn từ trước ra sau miệng.
• Có thể đẩy lưỡi qua lại.
• Có vẻ đói sau khi đã bú mẹ 8-10 lần hoặc sau khi đã uống khoảng 1 lít sữa công thức trong một ngày.
• Mọc răng.
Thức ăn cho bé
• Sữa mẹ hoặc sữa bột.
• Thức ăn xay nhuyễn như khoai lang, bí, táo, chuối, đào hoặc lê và ngũ cốc hơi sệt.
Liều lượng mỗi ngày
• Bắt đầu với khoảng 1 muỗng cà phê thức ăn hoặc ngũ cốc xay nhuyễn, trộn ngũ cốc với 4-5 muỗng cà phê sữa mẹ hoặc sữa công thức.
• Tăng thêm khẩu phần với 1 thìa thức ăn xay nhuyễn hoặc 1 muỗng canh bột ngũ cốc trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức, hai lần/ngày. Nếu cho bé ăn ngũ cốc, từ từ cho ít sữa lại để tăng độ đặc.
Lời khuyên
• Nếu lúc đầu bé không chịu ăn ngũ cốc, nên để một vài ngày rồi thử lại.
Giai đoạn 6-8 tháng tuổi
Dấu hiệu sẵn sàng để ăn thức ăn dặm
• Tương tự như khi bé 4-6 tháng.
Thức ăn cho bé
• Sữa mẹ hoặc sữa công thức.
• Các loại ngũ cốc giàu chất sắt (gạo, lúa mạch, yến mạch).
• Trái cây xay nhuyễn hoặc nấu nhừ (chuối, lê, táo, đào).
• Rau xay nhuyễn hoặc nấu nhừ (bơ, cà rốt nấu chín, bí, khoai lang).
• Thịt xay nhuyễn (thịt gà, thịt heo, thịt bò).
• Đậu phụ xay nhuyễn.
• Các loại đậu xay nhuyễn (đậu đen, đậu xanh, đậu tằm, đậu đen, đậu lăng..).
Liều lượng mỗi ngày
• 3-9 muỗng canh ngũ cốc, cho bé ăn từ 2-3 lần.
• 1 muỗng cà phê trái cây, tăng dần đến 1/4 đến 1/2 chén trong 2-3 lần.
• 1 muỗng cà phê rau, dần dần tăng lên 1/4 đến 1/2 chén trong 2-3 lần.
Lời khuyên
• Sau khi cho bé thử một món mới, nên ngưng và đợi một vài ngày để biết được bé có hợp hay bị dị ứng với món đó không
Giai đoạn 8-10 tháng tuổi
Dấu hiệu sẵn sàng để ăn thức ăn dặm và ăn bốc
• Tương tự như khi bé 6-8 tháng.
• Bé thích dùng tay bốc thức ăn.
• Bé có thể chuyển các đồ vật từ tay này sang tay khác.
• Bé muốn bỏ mọi thứ vào miệng.
• Chuyển động hàm khi nhai.
Thức ăn cho bé
• Sữa mẹ hoặc sữa bột.
• Một lượng nhỏ phô mai mềm tiệt trùng, sữa chua, phô mai (tuy nhiên, không nên dùng sữa bò cho đến khi bé được 1 tuổi).
• Các loại ngũ cốc giàu chất sắt (gạo, lúa mạch, lúa mì, yến mạch, ngũ cốc hỗn hợp).
• Trái cây và rau quả (chuối, đào, lê, bơ, cà rốt nấu chín, bí, khoai tây, khoai lang).
• Các loại thực phẩm bé có thể cầm tay và ăn (bánh mì nướng cắt nhỏ, chuối chín cắt lát, nui nấu chín, bánh quy giòn, bánh ngũ cốc ít đường hình chữ O).
• Một lượng nhỏ thực phẩm giàu đạm (trứng, thịt xay nhuyễn, thịt gia cầm, cá không xương, đậu phụ, đậu Hà Lan, đậu đen).
Liều lượng mỗi ngày
• 1/4 đến 1/3 chén bơ sữa .
• 1/4 đến 1/2 chén ngũ cốc bổ sung chất sắt.
• 1/4 đến 1/2 chén trái cây.
• 1/4 đến 1/2 chén rau.
• 1/8 đến 1/4 chén thức ăn giàu đạm.
Lời khuyên
• Sau khi cho bé thử một món mới, nên ngưng và đợi một vài ngày để biết được bé có hợp hay bị dị ứng với món đó không.
Giai đoạn 10 đến 12 tháng tuổi
Dấu hiệu sẵn sàng để ăn thức ăn dặm
• Tương tự như khi bé 8-10 tháng.
• Bé nuốt thức ăn dễ dàng hơn.
• Bé mọc răng.
• Bé không còn đẩy thức ăn ra khỏi lưỡi.
Thức ăn cho bé
• Sữa mẹ hoặc sữa bột.
• Phô mai mềm tiệt trùng, sữa chua, phô mai (không nên dùng sữa bò cho đến khi 1 tuổi).
• Các loại ngũ cốc giàu sắt.
• Trái cây nghiền hoặc bóc vỏ và cắt thành từng miếng vuông.
• Rau hấp cho chín mềm, cắt thành miếng nhỏ.
• Các món ăn kết hợp (mì ống và phô mai, thịt hầm).
• Thực phẩm giàu chất đạm.
• Thực phẩm cho bé ăn bốc.
Liều lượng mỗi ngày
• 1/3 chén bơ sữa.
• 1/4 đến 1/2 chén ngũ cốc giàu sắt.
• 1/4 đến 1/2 chén trái cây.
• 1/4 đến 1/2 chén rau.
• 1/8 đến 1/4 chén thức ăn kết hợp.
• 1/8 đến 1/4 chén thức ăn giàu đạm.
Lời khuyên
• Sau khi cho bé thử một món mới, nên ngưng và đợi một vài ngày để biết được bé có hợp hay bị dị ứng với món đó không.