Với trẻ sơ sinh sức đề kháng còn yếu, không có nhiều cách để tăng cường hệ miễn dịch. Bởi ở độ tuổi dưới 24 tháng, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ phân tích rất kỹ lợi ích mà sữa mẹ đã tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh
Với trẻ sơ sinh sức đề kháng còn yếu, không có nhiều cách để tăng cường hệ miễn dịch. Bởi ở độ tuổi dưới 24 tháng, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ phân tích rất kỹ lợi ích mà sữa mẹ đã tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh
Sữa mẹ đã tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh như thế nào
- Sữa mẹ có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng, kháng thế, giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ và hệ thống miễn dịch. Về lâu dài sữa mẹ sẽ phòng tránh dị ứng, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhiễm trùng tai cấp tính, giảm nguy cơ hen suyễn và ngăn cản nguy cơ béo phì. Nếu trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú cho đến khi 2 tuổi, thì nhiều khả năng mẹ sẽ không phải dùng đến các loại thuốc bổ tăng cường sức đề kháng
- Thật ra khi bé bú, không chỉ có sữa mẹ hoàn toàn. Ban đầu khi bé ngậm vào bầu vú mẹ sẽ tiết ra một chất lỏng gọi là nước sữa có tác dụng làm dịu cơn khát cho trẻ. Khi hết lớp nước sữa này sẽ được thay thế bằng dòng sữa mẹ giàu chất béo, protein và năng lượng . Vì vậy, với những trẻ bủ bình quá sớm, trẻ sẽ không được bú lớp nước sữa này. Và khi đổi bên, trẻ cũng sẽ phải bú lại lớp nước sữa từ bầu vú bên kia
- Bé trai thường bú nhiều hơn 25% so với bé gái
- Bú khi ngủ không được khuyến khích do khả năng gây sặc sữa cao hơn lúc thức, chưa kể làm bé giật mình thức giấc, gián đoạn giấc ngủ.
- Bé còn nhỏ nên các hoạt động trong một ngày của bé khá đơn giản là ngủ, bú, chơi. Bé đói là bé khóc, khi đó mẹ nên cho bé bú ngay. Bé còn trong tháng gần như ngủ cả ngày nhưng đến tháng thứ 3 bé đã phân biệt được rõ ngày và đêm, bé chuyển giấc ngủ chính vào ban đêm, ban ngày ngủ vài giấc ngắn. Khi ngủ bé vẫn có phản xạ bú, khi đó mẹ tùy trường hợp mà mẹ có thể có không cho bé bú
- Để biết bé đã bú đủ cần quan sát số lượng nước tiểu, bé tiểu nhiều, màu vàng trong, ngoài ra là bé ngủ ngoan và tăng cân đều. Bé còn nhỏ cần bú nhiều lần trong ngày do kích thước dạ dày nhỏ, bé lớn dần mỗi lần bú được nhiều hơn nên số lần cho bú cũng giảm đi.
- Bé trên 6 tháng mới nên bắt đầu tập cho ăn dặm, ăn dặm sớm khi hệ tiêu hóa chưa trưởng thành sẽ làm bé bỏ ăn, thiếu dinh dưỡng, chậm tăng trưởng.
- Sữa mẹ giúp trẻ phát triển nhận thức tốt
Những cách khác tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh
- Uốn ván, sởi, sốt xuất huyết...v.v là những bệnh mà bất kỳ trẻ sơ sinh nào cũng có thể mắc phải. Tiêm chủng đầy đủ giúp tăng sức đề kháng ở trẻ sơ sinh, là cách tuyệt vời bảo vệ bé lâu dài.
- Vệ sinh cơ thể bé, ghế ngồi và đồ chơi bé hay chơi cũng là cách bảo vệ bé khỏi những mầm bệnh. Đối với mẹ cũng nên rửa tay thật sạch trước khi gần con. Giữ cho không khí thở của con luôn được trong lành, tránh xa khói thuốc và bụi
- Sau khi tắm xong là thời điểm bé rất dễ bị nhiễm lạnh. Không được cho bé ra gió, lau khô người thật nhanh và mặc quần áo đủ ấm tùy theo thời tiết
Bé mới chào đời, cơ thể mới bắt đầu tập thích nghi với môi trường xung quanh, chính vì vậy chăm sóc bé đúng cách sẽ giúp cho bé an toàn và chóng lớn. Chăm sóc trẻ sơ sinh là một việc làm đòi hỏi sự tỷ mỉ, cẩn thận của người mẹ. Giai đoạn sơ sinh là một giai đoạn rất ngắn so với suốt cuộc đời một con người, nếu được chăm sóc khoa học, trẻ sơ sinh sẽ tăng cường sức đề kháng với các loại bênh thường gặp, phát triển khỏe mạnh cả thể chất và trí não đến khi trưởng thành.