Khi đi tour du lịch Thái Lan, có một món ăn vừa ngon vừa rẻ được rất nhiều người yêu thích đó là Nộm Đu Đủ. Món này có đầy đủ các vị cơ bản của ẩm thực Thái Lan: vị chua của chanh, vị cay của ớt, vị mặn của nước mắm và vị ngọt của đường thốt nốt. Món này được trộn bằng cách giã trong cối, vì thế nên mới có tên là som tam có nghĩa là “món giã (trong cối) có vị chua”.
Ở Thái, thường thì thực khách sẽ yêu cầu đầu bếp nấu món này theo vị mà họ thích. Phiên bản Lào hay Isan của món này có tên là som tam lao (ส้มตำลาว) hay đơn giản gọi là tam lao. Trong chuyên mục Cách chế biến món Thái Lan lần này sẽ là cách chế biến gỏi đu đủ chua ngọt hấp dẫn.
Nguyên liệu chế biến gỏi Đu Đủ
Theo truyền thống, một đĩa gỏi đu đủ Thái điển hình sẽ bao gồm các nguyên liệu, rau quả cơ bản sau (đã được cắt thành miếng):
– Đu đủ dùng loại còn xanh, chưa chín. Đây là nguyên liệu quan trọng nhất.
– Đậu đũa
– Sấu đỏ dùng loại còn cứng, chưa chín
– Dưa chuột thường dùng loại nhỏ
– Chuối dùng loại còn xanh
– Bắp chuối. Dùng cho món gỏi đu đủ hoa chuối tên là somtam hua plii
– Xoài, dùng loại còn xanh
Cách chế biến gỏi Đu Đủ
Các nguyên liệu khác
Ngoài các nguyên liệu cần phải có kể trên, còn có các nguyên liệu phụ khác được thêm vào cối để giã trộn: T
– Ớt
– Đường (theo truyền thống là dùmg đường thốt nốt)
– Tỏi
– Chanh
– Nước mắm
– Cua muối. Đây không phải là loại cua biển, mà là loại cua đồng sống trong các ruộng ngập nước vào mùa lũ và trên kênh rạch. Người Isan ăn nguyên con cua, ăn cả vỏ cua.
– Mắm tôm
– Pla ra là loại cá muối trộn cám gạo chưng thành mắm
– Cà chua thường dùng loại cà chua bi.
– Cóc Thái
– Cà pháo tươi
Gỏi đu đủ Thái thường được ăn với gạo nếp và gà nướng . Nó cũng thường được ăn với bún và rau sống để giảm bớt độ cay của món ăn, hoặc đơn giản là ăn chơi với tóp mỡ.
Cách chế biến gỏi Đu Đủ
Cách chế biến gỏi Đu Đủ
Cách chế biến gỏi đu đủ rất đơn giản, chỉ cần cho nguyên liệu theo thứ tự vào cối và giã nhè nhẹ để các nguyên liệu thấm nhuyễn vào nhau là được.
Món ăn này được tìm thấy khắp đất nước Thái Lan cũng như ở các nước phương Tây (món này giữ nguyên tên tiếng Thái ở nước ngoài).
Ở miền Trung Thái Lan, người ta làm món này ngọt và dịu hơn; thường bao gồm đậu phộng giã, có ít mắm cá Lào (padaek) hoặc cua muối hơn. Món này thường được ăn sống và chính phủ Thái Lan thường khuyến cáo người dân giữ gìn vệ sinh thực phẩm khi ăn món này vì nguy cơ bị viêm gan. Tôm khô muối mặn cũng được dùng ở miền Trung Thái Lan, khi đó, món này được gọi là som tam. Cũng có cách trộn gỏi khác dùng xoài xanh, táo, dưa chuột, cà rốt và các loại rau trái còn xanh khác.