Dấu hiệu nhận biết thận yếu
4 tín hiệu của thận sau đây nhiều người trong chúng ta thường không
chú ý, dẫn đến việc không kịp thời cứu chữa hoặc chữa trị không đúng
bệnh.
Khi thấy chóng mặt, chúng ta thường cho rằng do thiếu ngủ gây ra. Nhưng khi phát hiện ra dù có nghỉ ngơi thế nào, vẫn không đỡ chóng mặt, thậm chí vẫn đau đầu, lúc này kiểm tra mới thấy huyết áp tăng cao.
Thật ra, đó là do thận có vấn đề. Lúc đó, phải chữa bệnh về thận mới có thể giải quyết triệt để căn bệnh này.
2. Buồn nôn
Khi cảm thấy buồn nôn, bị nôn mửa, chúng ta thường nghĩ tới nguyên nhân do thực phẩm hoặc tì vị có vấn đề. Thực ra, điều này rất có thể do chức năng thận có vấn đề, khiến các chất thải không được bài thải kịp thời.
Các chất độc bị lưu lại này gây kích thích hoạt tính của các men tiêu hóa, khiến cơ thể có cảm giác nôn nao khó chịu, thậm chí gây nôn mửa. Nếu bị nôn nao khó chịu lâu ngày, chữa không thấy hiệu quả, nên kịp thời làm các kiểm tra chức năng thận.
Cuộc sống hiện đại với tiết tấu nhanh, khiến nhiều người tự nhiên cho rằng việc cơ thể mệt mỏi, thiếu sức lực là do công việc áp lực cao gây ra.
Thực ra, đây có thể là biểu hiện thời kỳ đầu của rất nhiều bệnh liên quan đến thận, gây thiếu hụt protein, thiếu chất dinh dưỡng; hoặc suy giảm chức năng thận dẫn đến thiếu máu.
4. Loét khoang miệng, mẫn cảm với ánh sáng
Một loạt các hiện tượng bệnh lặp lại như loét khoang miệng, mẫn cảm với ánh sáng…đều là các bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch do các tổn thương ở thận biến đổi nhanh chóng gây ra.
Đây là hiện tượng lâm sàng thường gặp của các bệnh về thận, nên đi kiểm tra thận ngay khi thấy các hiện tượng trên lặp đi lặp lại.
9 dấu hiệu nhận biết thận yếu.
Có những triệu chứng rất rõ ràng cho thấy bạn đang bị thận hư. Đừng bỏ qua bất cứ một triệu chứng nhẹ nào của cơ thể để bắt bệnh cho chính bạn.
Triệu chứng 1:Rùng mình, chi lạnh
"Rùng mình” là chỉ cảm giác sợ lạnh và sợ gió thổi. “Chi lạnh” là chỉ tứ chi lạnh băng, thậm chí lạnh đến khớp đầu gối và khuỷu tay. Cảm giác rùng mình tứ chi ớn lạnh thông thường kèm theo các triệu chứng biểu hiện thận hư như lưng, đầu gối đau nhức mỏi, tinh thần mệt mỏi, chán chường, thở yếu, ít lời, nhạt miệng…
Triệu chứng 2: “Chuyện ấy” quá độ
Đông y cho rằng thận chứa tinh. Thận tinh hóa tạo ra thận dương và thận âm, có tác dụng bổ dưỡng giữ ấm cho lục phủ ngũ tạng. Thận âm và thận dương tương trợ, dựa dẫm và chế ngự lẫn nhau trong cơ thể để duy trì sự cân bằng sinh lý cho cơ thể. Nếu sự cân bằng này bị phá vỡ hoặc một bên thận âm hoặc thận dương bi suy yếu thì sẽ phát sinh ra bệnh tật, nam giới sẽ có các triệu chứng như xuất binh sớm, liệt dương, mộng tinh và các bệnh về tinh dịch.
Triệu chứng 3: Chóng mặt hoa mắt, mất ngủ, gặp ác mộng nhiều
Thận là một trong những cơ quan ngũ tạng quan trọng của cơ thể, bổ dưỡng và làm ấm các lục phủ nội tạng khác. Nếu các bộ phận khác bị bệnh lâu ngày không khỏi thì sẽ dễ làm tổn thương đến thận. Rất nhiều bệnh mãn tính như viêm gan mãn tính, bệnh mạch vành, hen suyễn, viêm phế quản, cao huyết áp… thường thường đi kèm với triệu chứng thận hư.
Triệu chứng 4: Hen suyễn
Thận có chức năng “nạp khí”. Do thận hư không thể nạp khí nên sẽ dẫn đến hơi thở khò khè, thở ra nhiều hít vào ít, làm cho bạn cảm thấy khó thở. Trong trường hợp nguy hiểm, cùng với triệu chứng hen suyễn còn có thể xuất hiện triệu chứng ra mồ hôi lạnh.
Triệu chứng 5: Đau lưng
Đau lưng – vấn đề cốt yếu là ở thận, có thể phân làm nội thương và lao lực mệt mỏi sinh bệnh. Thận nội thương thông thường là chỉ người có thể chất yếu bẩm sinh, bệnh lâu ngày cơ thể yếu hoặc mệt mỏi quá độ gây ra. Người bị nhẹ thì khó khom lưng hoặc đứng thẳng, người nặng thì có triệu chứng bàn chân gót chân đau nhức, phần lưng kiệt sức… Lao lực sinh bệnh là chỉ thể lực gánh vác quá nặng hoặc trong thời gian dài làm việc ở một tư thế cố định (dùng máy tính, lái xe…), ngồi lâu sẽ làm tổn thương thận khí, dẫn đến thận tinh không đủ.
Triệu chứng 6: Tiều nhiều về đêm
Thông thường số lần đi tiểu vào ban đêm trên 2 lần hoặc số lượng nước tiểu quá ¼ so với cả ngày; tiểu đêm 1 lần/tiếng, lượng nước tiểu gần hoặc vượt quá lượng nước tiểu ban ngày… thì đó là “tiểu nhiều về đêm”. Ban ngày tiểu tiện bình thường, chỉ có ban đêm đi tiểu nhiều chính là đặc điểm của triệu chứng thận khí hư yếu gây ra.
Triệu chứng 7: Chóng mặt tai ù
Rất nhiều người đã trải qua cảm giác chóng mặt, hoa mắt, trời xoay đất chuyển, buồn nôn… vốn không dễ chịu một chút nào. Đồng thời những người bị hoa mắt chóng mặt thường kèm theo cảm giác ù tai, gây chướng ngại đến thính giác, thời gian dài như thế sẽ làm cho tai điếc. Nguyên nhân gây ra chóng mặt ù tai đa phần là có liên quan đến thận.
Trong đông y nói “ Thận chứa tinh sinh tủy, tủy tích tụ lại cho não”, vì vậy thận hư có thể dẫn đến tủy không đủ, não mất dinh dưỡng, xuất hiện hoa mắt, chóng mặt, tai ù.
Triệu chứng 8: Táo bón
Người táo bón thường do đại tiện gặp khó khăn nên gây ra các triệu chứng như lỗ mông rát, nứt và trĩ, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt. Mặc dù táo bón là do chức năng truyền dẫn của đường ruột thất thường, nhưng cội nguồn sâu xa là do thận hư gây nên, bởi vì sự truyền dẫn đại tiện bắt buộc thông qua sự kích hoạt và bồi bổ của thận khí mới có thể phát huy được tác dụng thông thường của nó.
Triệu chứng 9: Lưng mỏi chân đau
Thời gian dài cơ thể “cứng đờ” ngồi trên tàu xe không chuyển động, lái xe đi ra ngoài tinh thần căng thẳng, thời gian dài sẽ hình thành ngưng khí tụ máu và cuối cùng dẫn đến thận hư.
Những người dễ bị hư thận:
1. Những người thường xuyên hút thuốc, uống rượu.
2. Những người có cuộc sống sinh hoạt và ăn uống thường ngày không đúng quy luật.
3. Người làm việc bận rộn, tinh thần căng thẳng.
4. Người thích uống trà đặc.
5. Người làm việc bên máy tính thời gian dài.
6. Người bệnh đang trong thời kỳ hồi phục.
7. Người hay ngồi lâu trong thời gian dài.
8. Người hay làm “chuyện ấy” quá thường xuyên.
9. Người hay uống thuốc tráng dương.
10. Người già.
Dấu hiệu nhận biết bệnh suy thận
Hai quả thận người có khoảng 1 triệu đơn vị thận. Người ta có thể mất 50% số đơn vị thận mà vẫn sống bình thường. Vì vậy mới có chuyện cho người khác một quả thận. Tuy nhiên, nếu mất trên số lượng đơn vị thận này, tình trạng suy thận sẽ bắt đầu.
Thận của một người có thể chết đi, tạm ngưng hoạt động hoặc không thể hoạt động được vì một bệnh lý nào đó. Nếu chỉ tạm ngưng hoạt động trong thời gian ngắn và được điều trị đúng, kịp thời, thận sẽ hoạt động trở lại.
Có thể nhận biết triệu chứng của suy thận cấp qua số lượng nước tiểu thải ra trong ngày. Nếu bệnh nhân không có nước tiểu, hoặc nước tiểu đi được có lượng dưới 100ml trong vòng 24g là dấu hiệu cho biết bị suy thận cấp. Ngoài ra, bệnh nhân còn có các dấu hiệu khác như phù, sưng mặt, sưng mi mắt do ứ nước trong cơ thể.
Trong khi đó, triệu chứng của bệnh suy thận mãn lại kín đáo hơn. Bệnh nhân thường chỉ có triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, không muốn ăn, thiếu máu (thận còn có chức năng tiết ra kích thích tố để sinh hồng cầu). Nếu không để ý, bệnh nhân sẽ không đi khám bệnh và bỏ qua các triệu chứng này.
Để chẩn đoán suy thận mãn, phải cần đến những xét nghiệm cơ bản là đánh giá nồng độ urê máu và créatinine máu. Để phát hiện sớm một bệnh nhân có bị suy thận mãn hay không, trong quá trình theo dõi các bệnh lý nội khoa (cao huyết áp, tiểu đường…) bác sĩ phải thường xuyên cho bệnh nhân kiểm tra định kỳ hai chỉ số urê và créatinine.
Để phòng ngừa suy thận mãn, khi bị nhiễm trùng đường tiểu phải đi khám và điều trị đúng cách; tránh bị sạn thận bằng cách uống nước nhiều. Khi bị sạn thận (cũng có thể gây ra nhiễm trùng đường tiểu) phải điều trị ngay để không gây bế tắc. Uống đủ nước để duy trì lượng nước tiểu khoảng 1,5 lít/ngày. Không nên ăn quá nhiều đạm động vật, vì ăn nhiều đạm sẽ làm thận phải hoạt động nhiều hơn (chức năng chính của thận là biến dưỡng chất đạm). Tránh ăn mật cá, mật rắn, tránh để nhiễm trùng, nhiễm độc… Khi bệnh nhân có bệnh cao huyết áp, tiểu đường… cần tuân thủ điều trị thuốc và thực hiện chế độ ăn uống theo lời khuyên của bác sĩ.
Với những người chỉ còn một thận (cho người khác một thận, có bệnh lý bị teo một thận, bị sạn thận làm hư mất một thận, bị chấn thương mất một thận…), không có dự trữ thứ hai, tuyệt đối tránh các biến chứng do những bệnh khác gây ra.
Vậy còn nước tiểu đục, tiểu ra máu, tiểu đêm, đau lưng liên quan đến bệnh thận hay không? Nước tiểu đục có ba nguyên nhân. Tiểu ra máu có đến hơn… 100 nguyên nhân. Đau lưng có nhiều nguyên nhân và cũng có nhiều lý do làm ta phải thức dậy tiểu đêm.
Vì vậy, để biết chính xác việc tiểu đục, tiểu ra máu, đau lưng, tiểu đêm… liên quan đến bệnh lý thận hay không, bệnh nhân đến bệnh viện để khám bệnh. Hiện nay ở TP.HCM, các bệnh viện đã làm được nhiều loại xét nghiệm, chẩn đoán cận lâm sàng… để tầm soát và phát hiện sớm các bệnh lý về thận.
Triệu Chứng:
Thường thì người bệnh nhân không có triệu chứng gì cả cho đến khi chức năng của thận chỉ còn khoảng 10-15%. Vì vậy, trong giai đoạn đầu, bệnh nhân thường không biết là mình bị yếu thận. Những triệu chứng người bệnh nhân có thể cảm thấy gồm có ói mửa, biếng ăn, mệt mỏi, phù thủng tay chân, cao áp huyết, và ngứa ngáy toàn cơ thể. Một số bệnh nhân sẽ có huyết niệu (tiểu ra máu) hoặc protein niệu (nước tiểu có chất đạm) khi khám nước tiểu. Ngoài ra, người bệnh nhân cũng có thể thấy lượng nước tiểu giảm đi và họ sẽ đi tiểu ít đi. Có một triệu chứng mà ít có ai bị suy thận thật sự gặp phải, đó là đau eo lưng. Chỉ có hai trường hợp liên quan tới thận mà có thể làm bệnh nhân bị đau eo lưng gần chỗ thận, đó là viêm thận do vi khuẩn và sạn thận.Ngoài hai trường hợp đó, thì không có bệnh nào đã nêu ra mà làm cho bệnh nhân bị đau eo lưng. Ðiều này cần phải được nhấn mạnh là vì có nhiều bệnh nhân, khi cảm thấy đau eo lưng, đều nghĩ là mình bị yếu thận, khi thật sự ra là chỉ bị đau lưng mà thôi.
Chẩn Ðoán Bệnh:
Như đã nói trên, thường thì bệnh nhân không có triệu chứng gì cả khi bị suy thận cho đến khi đã muộn. Vì vậy, cách duy nhất để chẩn đoán bệnh suy thận là qua thử nghiệm máu và nước tiểu. Vì chức năng làm việc của thận bị giảm đi khi bị suy thận, nên những chất dơ như urê sẽ tăng cao trong máu. Khi thử nghiệm máu, thì mức độ của những chất này sẽ cao hơn bình thường. Sau khi đã khám phá ra là người bệnh nhân bị suy thận, thì bác sĩ có thể sẽ cho người bệnh nhân chụp siêu âm thận hoặc chụp quang tuyến tùy theo nguyên do suy thận. Cuối cùng là bác sĩ có thể làm “chọc thận” (kidney biopsy) tức sinh thiết để thử nghiệm tế bào thận hầu truy tìm nguyên nhân chính xác.
Chữa Trị:
Vì có rất nhiều nguyên nhân gây suy kiệt chức năng thận, nên cách
điều trị phải dựa vào từng trường hợp thích hợp. Nhưng nói chung thì
người bệnh nhân thường được cho thuốc cao áp huyết, thuốc lợi tiểu nếu
bị phù thủng, và thuốc hạ mỡ nếu bị mỡ cao. Ngoài ra, người bệnh nhân
thường phải kiêng muối và kiêng những thức ăn có nhiều chất phospho hoặc
potassium. Khi người bệnh nhân đã bị suy thận đến giai đoạn cuối (chức
năng thận chỉ còn 10-15%) thì phải cần lọc thận (danh từ y khoa gọi là
thấu tích). Có hai cách lọc thận: lọc thận qua màng bụng (peritoneal
dialysis) và lọc thận qua máu (hemodialysis).
(ST)