Xuất huyết não
Xuất huyết não - màng não( XHN _MN) là tình
trạng chảy máu trong não,vị trí chảy máu có thể ở não thất,quanh não thất, dưới
màng cứng, ngoài màng cứng, khoang dưới nhện, nhu mô não. Đây là một tình trạng
bệnh nguy hiểm xảy ra ở mọi lứa tuổi.
XHN-MN ở trẻ nhỏ là một bệnh rất nặng, tỷ lệ tử vong cao (25-40% trẻ mắc bệnh),
di chứng tới 40-50%. Ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 1,5 triệu trẻ mới sinh, có
khoảng 5.000 trẻ mắc bệnh, 700-1.600 trẻ tử vong và 1.200 trẻ bị di chứng. Các
di chứng của XHN-MN ở trẻ nhỏ rất nặng nề như động kinh, liệt vận động, chậm
phát triển tinh thần, ứ nước não thất, khiến trẻ bị tàn tật suốt đời. Bệnh
XHN-MN ở trẻ nhỏ nguy hiểm song hoàn toàn có thể dự phòng được và chữa khỏi, ít
di chứng nếu như phát hiện được bệnh sớm.
Biểu hiện
- Trẻ đột nhiên quấy khóc nhiều, khóc cơn,hoặc nôn nhiều, bú ít,bỏ bú, li bì.
- Da trẻ xanh xao,nhợt nhạt
Thăm khám có các dấu hiệu thực thể:
- Dấu hiệu mất máu cấp: da xanh nhợt
- Xét nghiệm máu : số lượng HC giảm, Hct giảm
- Dấu hiệu thần kinh khu trú: Sụp mi mắt, đồng tử giãn,yếu,liệt nửa người bên
đối diện,co giật
- Các dấu hiệu tăng áp lực nội sọ:Trẻ nôn nhiều,thóp trước phồng, phù gai
thị,mạch chậm
- Rối loạn ý thức: kích thích quấy khóc ,li bì, hôn mê sâu, mất hết các phản
xạ.
- Ngoài ra có thể có: Xuất huyết trên da,Xuất huyết tiêu hóa
Phòng ngừa
Nguyên
nhân chính gây XHN-MN ở trẻ nhỏ là do thiếu vitamin K. Vitamin K tham
gia vào quá trình tổng hợp một số yếu tố đông máu ở gan. Thiếu các yếu
tố này cơ thể dễ bị chảy máu. Như chúng ta đã biết, vitamin K là một
vitamin tan trong dầu. Cơ thể được cung cấp vitamin K từ hai nguồn: từ
thực phẩm (rau xanh, thịt, gan động vật) và từ vi khuẩn đường ruột tổng
hợp. Vì sao trẻ nhỏ lại thiếu vitamin K? Ở trẻ nhỏ, một phần vitamin K được cung cấp do chuyển
từ mẹ sang thai nhi qua rau thai, lượng này rất nhỏ, thấp hơn nhu cầu
sinh lý, phần chính vitamin K mà trẻ nhỏ nhận được qua sữa mẹ. Nhưng
lượng vitamin K trong sữa mẹ thấp hơn sữa bò, sữa bột nhân tạo. Lượng
vitamin K trong sữa mẹ thay đổi từ 20-30 microgam/lít, trong khi ở sữa
bột nhân tạo trên 50 microgam/lít. Sữa của người mẹ không được ăn bồi dưỡng trong những
tháng cuối của thời kỳ thai, ở những người mẹ ăn kiêng khem sau sinh như
kiêng ăn mỡ, dầu, lượng vitamin K trong sữa mẹ càng ít. Ở trẻ nhỏ sau
sinh, lúc một tháng tuổi, vi khuẩn có khả năng tổng hợp vitamin K ở ruột
chưa đủ, do đó trẻ nhỏ càng dễ bị thiếu vitamin K, dễ bị XHN-MN hơn trẻ
lớn. Những trẻ nhỏ phải dùng kháng sinh sớm, bị rối loạn tiêu hóa cũng
làm cho nguồn vitamin K tổng hợp ở ruột ít. Trẻ sơ sinh con những bà mẹ có dùng các thuốc như
rifamycin, isoniazid, bacbiturat hoặc bị nhiễm dioxin trong thời kỳ mang
thai cũng dễ bị xuất huyết hơn con của các bà mẹ không dùng thuốc trong
thời kỳ mang thai. Điều trị XHN-MN ở trẻ nhỏ là một bệnh nặng phải được điều trị
cấp cứu tại bệnh viện, không thể chữa tại nhà hoặc ở các phòng mạch, do
đó khi có các biểu hiện nghi ngờ là XHN-MN như đã nói đến ở trên phải
nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để chẩn đoán xác định. Nếu đúng do
thiếu vitamin K thì phải được điều trị tích cực bằng tiêm vitamin K,
truyền máu và chăm sóc, theo dõi đặc biệt, chống co giật, hỗ trợ thở và
cung cấp dinh dưỡng vì trẻ bị hôn mê, không bú được. Sau khi cầm máu, chảy máu màng não ổn định, nếu có ổ
máu tụ có thể phải can thiệp phẫu thuật lấy máu tụ. Bằng phương pháp
điều trị khẩn trương, tốn kém như trên, nhưng tỷ lệ tử vong, di chứng
vẫn còn cao, vì thế nên việc dự phòng XHN-MN cho trẻ nhỏ là rất quan
trọng. Các biện pháp dự phòng Bệnh XHN-MN ở trẻ nhỏ hoàn toàn có thể dự phòng được
bằng cách cung cấp vitamin K cho tất cả trẻ mới sinh theo 2 phương pháp
sau: - Tiêm cho tất cả trẻ mới sinh một mũi vitamin K1 1mg, hoặc vitamin K3 2mg. - Cho tất cả trẻ mới sinh uống vitamin K1 2mg, 3 lần, lần một sau khi sinh, lần hai lúc 7 ngày tuổi và lần ba lúc 1 tháng tuổi. Cách tốt nhất là dùng phương pháp tiêm một lần cho trẻ
ngay sau sinh (tiêm cho tất cả trẻ ngay sau sinh không kể trẻ đó đủ
tháng hay thiếu tháng, trẻ khỏe hay yếu). Hiệu quả của sử dụng vitamin
K1 và K3 là như nhau. Do vậy, để vừa ít chi phí vừa hiệu quả nên sử dụng
một liều 2mg vitamin K3 do Việt Nam sản xuất, giá chỉ 500 đ. Hiện nay hầu hết các nước đã có Chương trình dự phòng
XHN-MN cho trẻ nhỏ bằng tiêm một liều 1mg vitamin K1 cho trẻ mới sinh đã
mang lại hiệu quả rất tốt, tỷ lệ XHN-MN ở trẻ nhỏ đã giảm xuống chỉ còn
0,25/100.000 trẻ mới sinh. Ở nước ta, tỷ lệ XHN-MN ở trẻ nhỏ rất cao, bệnh lại
nặng, tỷ lệ tử vong cao, di chứng nặng nề, hy vọng sẽ sớm có một chương
trình phòng XHN-MN cho trẻ em bằng tiêm một liều vitamin K (vitamin K1
hoặc vitamin K3) cho tất cả trẻ mới sinh. Nếu chương trình này được thực
hiện, chắc chắn tình trạng XHN-MN do thiếu vitamin K ở trẻ nhỏ nước ta
sẽ được giải quyết cơ bản, mang lại hạnh phúc cho trẻ em và nhiều gia
đình, giảm bớt trẻ tàn tật cho xã hội.
Thái độ xử trí:
1.Khi gia đình trẻ phát hiện các dấu hiệu cảm quan như trên, đưa trẻ đến ngay
cơ sở y tế.
2. Tại cơ sở y tế:
- Quan trọng nhất là đảm bảo chức phận sống cho trẻ (chú ý theo thứ tự ưu tiên
A, B, C).
Nếu trẻ co giật:
. Phenobarbital liều tấn công: 20mg/kg cân nặng, có thể nhắc lại liều 10mg/kg
nếu còn co giật.
. Hoặc Diazepam (Seduxen/Valium) thụt hậu môn, liều 0,5mg/kg cân nặng. Chú ý
tác dụng gây suy hô hấp của Diazepam.
- Nếu không có khả năng truyền máu: tiêm bắp Vitamin K1 5mg và chuyển lên tuyến
trên (duy trì đảm bảo chức phận sống cho trẻ trong quá trình vận chuyển).
(ST)