Sa tử cung còn gọi là sa dạ con,
thường gặp trong hoặc sau mang thai. Các điều nên biết về sa tử cung, có
nên mang thai tiếp khi bị sa dạ không?
S a dạ con – những điều cần biết
Ảnh: Images |
Sức
căng của bào thai và việc sinh nở đòi hỏi các cơ của bạn phải vận động
nhiều, điều đó dẫn đến một số vấn đề sau này. Một trong những phạm vi
bị ảnh hưởng chủ yếu là bề mặt khung xương chậu. Những cố gắng không
thành công nhằm giúp các cơ khỏe mạnh lên bằng các bài tập rèn luyện
thân thể có thể dẫn đến sa dạ con – một tình trạng rất phổ biến xảy ra
không lâu sau khi sinh, hoặc thường là nhiều năm sau đó.
Các mức độ của sa dạ con:
• Mức độ sa đầu tiên là khi dạ con hạ thấp một chút xuống phần đầu của cổ tử cung. Điều này có lẽ không gây ra bất kì rắc rối gì, nhưng có thể dẫn đến việc không kiềm chế được sức căng (nước tiểu sẽ ra một ít khi bề mặt khung xương chậu của bạn phải chịu sức ép khi bạn ho, cười hoặc tập thể dục…).
• Mức độ sa thứ hai là khi tử cung hạ xuống khe hở của âm đạo, vì thế nếu bạn đang cố gắng để đi vệ sinh , hoặc đứng trong thời gian quá lâu, cổ tử cung có thể bị đẩy ra ngoài cơ thể. Tiểu són, hoặc nhẹ hoặc nghiêm trọng, có thể là một vấn đề kéo dài liên tục.
• Mức độ sa thứ ba thì rất hiếm và chỉ xảy ra với những phụ nữ lớn
tuổi để cho vấn đề cứ gia tăng mà không điều trị. Điều này dẫn đến toàn
bộ tử cung bị sa ra khỏi âm đạo,
Ngăn ngừa:
Tập thể dục kết hợp với chế độ ăn tốt trước, trong và sau thời gian mang thai sẽ giúp ngăn chặn việc sa dạ con.
Bài tập rèn luyện bề mặt khung xương chậu:
Ngăn ngừa sa dạ con bằng việc giữ các cơ bề mặt khung xương chậu trong tình trạng khỏe mạnh. Bạn nên bắt đầu thúc ép chúng một cách nhẹ nhàng trước khi có thai một thời gian dài và cứ tiếp tục suốt đời bạn.
Thúc ép bằng cách căng cơ cho đến khi đếm đến 4, sau đó thả ra cũng cùng số đếm đó. Bạn nên nhắm mục tiêu cứ thực hiện như thế 10-15 lần, 4 hoặc 5 lần/ngày.
Nếu bạn quyết định tập “sit-ups” (nằm xuống rồi ngồi dậy thẳng lưng, chân duỗi thẳng) nhằm cải thiện cơ bụng sau sinh, hãy nhớ kéo căng cơ khung xương chậu khi bạn co người lại, và thư giãn khi nằm xuống. Nếu không thực hiện như thế, bạn sẽ làm cho bề mặt khung xương chậu phải chịu thêm sức ép.
Kiểm tra xem sự dẻo dai của cơ bạn có đang cải thiện hay không bằng cách thử ngừng và bắt đầu đi tiểu lại. Trong lúc quan hệ, hãy hỏi chồng bạn anh ấy có cảm thấy sự khác biệt khi bạn ôm chặt hay không.
Nếu bạn nhận thấy các bài tập rèn luyện bề mặt khung xương chậu quá khó khăn, thì khe hở dạng nón của âm đạo có thể hữu ích. Đôi khi, đối với âm đạo, cách duy nhất ngăn chúng khỏi bị trượt là dùng cơ của bề mặt khung xương chậu.
Chế độ ăn của bạn:
Tránh bị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng việc uống nhiều nước và chắc rằng bạn đã làm cho bọng đái trống rỗng hoàn toàn. Cố gắng để đi vệ sinh sẽ làm cho việc sa dạ con tồi tệ hơn, vì vậy tránh bị táo bón. Uống nhiều nước ép trái cây rất có lợi, cũng như các thực phẩm giàu chất xơ như bánh mì làm bằng bột chưa rây, ngũ cốc, trái cây và rau.
Việc thừa cân sẽ gây cho bề mặt khung xương chậu phải chịu thêm sức ép, vì thế cố gắng để giảm cân rất được khuyến khích trước khi có em bé.
Trong quá trình trở dạ:
Đừng thúc đẩy quá sớm. Theo nữ hộ sinh và chờ cho đến khi cô ấy cho phép bạn – là khi cổ tử cung của bạn được giãn nở hoàn toàn. Theo cách đó, bạn sẽ không gây tổn hại đến phần đầu cổ tử cung, điều này sẽ giúp ngăn chặn việc sa dạ con một ngày sau đó.
Triệu chứng:
• Tiểu són khi ho, cười hoặc nhảy. Hầu hết phụ nữ đều trải qua việc này sau khi sinh con, nhưng với các bài tập rèn luyện bề mặt khung xương chậu đều đặn, hiện tượng này sẽ chấm dứt.
• Vọp bẻ xuất hiện ở bụng hoặc khung xương chậu, những người phụ nữ nói cảm giác giống như muốn mở toang đường ruột của họ.
• Cảm giác khó chịu khi âm đạo bị phồng lên hoặc căng đầy
• Thấy khó khăn khi đi tiểu hoặc đi tiêu.
Nếu bạn có bất cứ
triệu chứng nào kể trên, hãy đi khám bác sĩ đa khoa – không phải ngượng
ngùng gì cả. Việc kiểm tra bên trong cơ thể sẽ chẩn đoán sớm bệnh tật mà
thôi.
Điều trị:
• Nếu bạn mắc phải mức độ sa dạ con thứ nhất, bạn sẽ được khuyên là nên tập trung cho bài tập rèn luyện bề mặt khung xương chậu và chú ý đến chế độ ăn của bạn trước khi thực hiện bất kì điều gì. Nếu các triệu chứng của bạn không cải thiện, hãy hỏi bác sĩ đa khoa nhằm giúp bạn tìm đến một nhà vật lí trị liệu khoa sản, người này có thể đề nghị vài bài tập đặc biệt.
Thỉnh thoảng, một vòng nâng Petxe được đặt vào âm đạo cũng sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ cho tử cung. Đây chỉ là dụng cụ tạm thời, được sử dụng trong khi bạn thực hiện các bài tập rèn luyện cho bề mặt khung xương chậu.
• Nếu bạn mắc phải mức độ sa dạ con thứ hai và ba, bạn cần được chỉnh lại dạ con bằng phẫu thuật do bác sĩ phụ khoa đảm trách. Việc này có thể giúp ích cho bạn từ việc làm cho bề mặt khung xương chậu vững chắc hơn đến việc đặt những mũi khâu nhằm hỗ trợ những bộ phận quanh âm đạo. Nếu bọng đái hoặc trực tràng phồng ra đến chỗ âm đạo thì cũng có thể được chỉnh sửa bằng phẫu thuật đi qua âm đạo.
Nếu sự sa dạ con bị nghiêm trọng, phẫu thuật cắt bỏ dạ con có lẽ được đề nghị. Nhưng việc tập các bài tập rèn luyện cho bề mặt khung xương chậu vẫn đóng vai trò quan trọng, ngay cả hậu phẫu thuật.
** Nguyên nhân nào gây sa dạ con?
“Sa” có nghĩa là rớt xuống (hạ xuống), và điều này có thể xảy đến cho tử cung hoặc âm đạo sau khi một người phụ nữ có con. Các bác sĩ khoa sản cho biết, đối với phụ nữ, việc gia tăng các triệu chứng sa dạ con phổ biến sau sinh 20 năm hơn là được chẩn đoán ngay sau đó.
Sức căng dây chằng hỗ trợ tử cung từ phía trên, kết hợp với sức ép lên các cơ bề mặt khung xương chậu của bạn ở bên dưới trong suốt thời gian mang thai và kì trở dạ, có nghĩa là toàn bộ hệ thống nâng đỡ được căng ra và bị yếu đi. Sự căng giãn này càng tồi tệ hơn bởi hooc-môn tiết ra trong suốt quá trình mang thai nhằm làm cho dây chằng bớt căng ra chuẩn bị cho cơn trở dạ.
Có thể đối với một số phụ nữ chưa có con nhưng vẫn bị sa dạ con là bởi tính yếu ớt tự nhiên của cơ, nhưng sau khi sinh thì có nhiều khả năng bị sa dạ con hơn. Đây là vì góc trước của tử cung đã bị hạ xuống, dây chằng bị kéo căng, và thành âm đạo có lẽ không nằm gần nhau như trước, làm cho việc sa dạ con có thể xảy ra.
Đã sa dạ con có thể tiếp tục mang thai?
Chị gái tôi năm nay 33 tuổi, mới sinh con thứ 2 được gần 4 tháng nay. Thời gian gần đây chị cảm thấy nặng nặng nơi âm đạo, nhất là những lúc phải gánh lúa hay mang vác nặng thì thấy cả khối to nhô ra ngoài…Các cụ có kinh nghiệm cho rằng chị tôi bị sa dạ con. Vì sao chị tôi chỉ sinh hai con đã bị sa dạ con? Xin hỏi bác sĩ, có cách gì để chữa dứt điểm tình trạng này, vì khi bị khối dạ con chèn ra vùng kín thì chị thấy rất khó chịu, khó cả việc tiểu tiện. Liệu đã bị sa dạ con thì có thể sinh con tiếp được không? Phương Dung (Yên Lạc, Vĩnh Phúc).
BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế Lao động (Hà Nội) trả lời:
Sa dạ con là tình trạng tử cung sa thấp hơn vị trí bình thường và đây là bệnh lý khá phổ biến ở những phụ nữ lớn tuổi, nhất là khi phải trải qua nhiều lần sinh đẻ. Tuy nhiên, cũng nhiều trường hợp sa dạ con gặp ở người trẻ, dù chỉ sinh ít con và ở mỗi người, mức độ sa dạ con hoàn toàn khác nhau. Khi bị sa dạ con, bệnh nhân có cảm giác nặng và căng tức ở vùng âm hộ, thậm chí thấy rõ một khối tròn lồi hẳn ra ngoài âm đạo.
Thông thường, sa dạ con được chia làm ba mức độ. Ở mức độ một, dạ con có sa nhưng không bị lồi ra âm đạo. Mức độ hai nặng hơn một chút, đó là một phần thân dạ con lồi ra bên ngoài âm đạo. Mức độ ba nặng nhất, thường gặp khi để tình trạng sa dạ con quá lâu ngày, đó là dạ con lồi hẳn ra ngoài âm đạo, có thể sờ thấy rõ ràng. Khi ở mức độ này thì người bệnh cũng thường bị viêm nhiễm âm đạo nặng nề do dạ con chèn ép khiến người phụ nữ đi tiểu tiện khó khăn, gây đái rắt.
Đến nay, chưa có thuốc gì có thể chữa khỏi dứt điểm tình trạng này. Nhưng với những trường hợp biểu hiện nhẹ, dạ con có thể co lên sau khi nghỉ ngơi, không làm việc gắng sức. Hoặc bác sĩ có thể can thiệp phục hồi thành âm đạo, đeo vòng để đẩy tử cung lên… còn những trường hợp nặng, dạ con lồi cả khối to ra ngoài thì thường phải phẫu thuật cắt bỏ dạ con.
Bệnh đặc biệt hay gặp ở những phụ nữ phải lao động nặng nhọc, mang vác nặng quá sớm sau sinh. Khi mới sinh đến khoảng 1-2 tháng, tử cung vẫn còn to và nặng, chưa co lại hoàn toàn. Trong khi các cơ và dây chằng nâng đỡ ở đáy chậu còn đang mềm yếu, chưa phục hồi sau thai nghén. Việc lao động nặng nhọc, gằng sức, đi lại quá nhiều khiến dạ con bị sa xuống.
Vì thế, khi mới sinh, sản phụ nên đi lại nhẹ nhàng, vừa tránh được tình trạng bế sản dịch, vừa giúp dạ con co bóp, co lại trở về bình thường. Phụ nữ sau sinh cũng cần ăn nhiều rau xanh, hoa quả để không bị táo bón. Việc gắng sức rặn khi đi ngoài cũng có thể làm dạ con sa nhiều hơn. Sản phụ cũng nên cho con bú mẹ vừa tốt cho em bé, lại giúp tử cung co bóp tống sản dịch ra ngoài và giúp tử cung co nhỏ lại.
(St)