Lợi ích của nước ép trái cây và cách sử dụng
Ai cũng biết nước ép trái và rau củ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng ta bởi các vitamin, enzyme, khoáng chất, chất xơ, protein và một số các chất khác chứa trong từng loại trái cây và rau củ. Các loại nước ép này còn được chứng minh là có khả năng ngăn chặn một số bệnh ung thư, giảm nguy cơ đột quỵ và trì hoãn các dấu hiệu tái phát của bệnh Alzheimer.
Ví dụ: trong nước cam có rất nhiều vitamin C, axit folic, postasium là những thành tố giúp chống lại sự lão hóa, giảm cholestero trong máu và tăng cường sức đề kháng.
Nước nam việt quất (Cranberry) giúp ngăn ngừa (thậm chí có khả năng chữa trị) các bệnh đường ruột, ngăn chặn vi khuẩn tấn công vào đường ruột. Nước ép hoặc sinh tố có chứa dứa và chuối giúp hỗ trợ điều trị bệnh táo bón. Thức uống từ hỗn hợp táo, dưa hấu, dứa giúp giảm lượng muối dư thừa cho cơ thể, giúp lọc thận rất tốt cho cơ thể. Đồ uống từ hỗn hợp táo, mướp đắng, sữa tươi giúp giảm nhiệt cơ thể và cải thiện mùi hôi trong miệng...
Chúng ta thường ít có điều kiện để ép nước trái cây uống hàng ngày bởi quá bận rộn, và ngại rửa dọn các dụng cụ. Vì vậy thay vì việc uống nước ép tự nhiên chúng ta thường dùng các sản phẩm đóng chai (chứa nhiều đường, chất bảo quản và thường không có hương vị tự nhiên) thay thế.
Những loại nước uống hóa chất này có thể đem lại cảm giác ngon miệng nhưng không có lợi ích cho sức khỏe như trong quảng cáo. Ngay cả đối với các sản phẩm nước ép dành cho trẻ nhỏ của các hãng nổi tiếng cũng không đảm bảo được sự nguyên chất và chất lượng của sản phẩm bởi nước ép tự nhiên khi bảo quản trong điều kiện thường không thể có thời hạn dài như vậy.
Vậy làm thế nào để bảo quản và uống nước ép trái cây nguyên chất một cách hiệu quả nhất mỗi ngày? Điều này không khó chỉ cần lưu ý một số điểm sau đây:
1. Nước ép được sử dụng tốt nhất và ngon nhất khi uống ngay hoặc 30p sau khi ép. Nên giữ nước ép tối đa trong vòng 24 tiếng trong ngăn mát hoặc các thiết bị làm lạnh.
2. Nên cho thêm 1 chút xíu muối tinh hoặc vài giọt chanh đối với một số loại nước ép
3. Nước ép nên được bảo quản trong lọ thủy tinh có màu tối để hạn chế tối đa quá trình oxi hóa được thực hiện bởi tác động của ánh sáng và các chất có hại hoai ra từ chai, lọ nhựa không đảm bảo.
4. Nên giữ lạnh ngay hoặc làm lạnh hoa quả trước khi ép sẽ giữ nước ép được tươi lâu hơn.
5. Hút chân không (nếu có điều kiện) để giảm tối đa lượng không khí còn lại trong lọ đựng. [Nghe có vẻ khó nhưng có một số cách thủ công, khá đơn giản và dễ thực hiện giúp bạn bảo quản không chỉ nước ép mà còn có thể áp dụng cho các thực phẩm khác mà không cần sử dụng máy hút chân không. Nội dung này sẽ được trình bày vào một bài viết khác nếu có nhiều người quan tâm :))].
6. Trữ đông lạnh theo từng khẩu phần bởi khi đã mở ra thì nên uống hết mà không nên cất giữ lại hoặc bỏ vào khay đá có nắp đậy cho đông rồi gỡ ra bỏ vào lọ thủy tinh. Cách này rất phù hợp nếu muốn giữ lâu và chia khẩu phần cho bé hàng ngày.
7. [Một điều nhỏ cuối là lời khuyên cho những ai đang có ý định mua máy ép tại nhà :)] Nên sử dụng loại máy có tốc độ ép chậm để giữ được chất lượng của nước ép tốt hơn.
P/S: Sử dụng nước ép phù hợp theo từng độ tuổi và tình trạng sức khỏe của mỗi người, bởi nước ép có tác dụng tăng cường sức khỏe thậm chí được dùng chữa bệnh trong một số trường hợp. Tuy nhiên một số loại nước ép trái cây có lượng đường tự nhiên rất cao. Theo một số nghiên cứu của Mỹ cho rằng lượng đường này còn cao hơn lượng đường có trong cocacola. Do vậy cần uống một lượng phù hợp hoặc pha loãng, đặc biệt khi sử dụng cho trẻ nhỏ vì có thể gây sâu răng hoặc dư thừa lượng đường trong cơ thể.