Ung thư nhau thai phòng ngừa và chữa trị

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Ung thư nhau thai phòng ngừa và chữa trị

18/04/2015 03:47 PM
532
Ung thư nhau thai là gì? Nguyên nhân gây ung thư nhau thai. Phòng ngừa và điều trị ung thư nhau thai như thế nào.

Ung thư nhau thai

Ung thư nhau thai hay ung thư nguyên bào nuôi (tên nguyên thủy: Choriocarcinoma) có tỷ lệ khá cao ở Việt Nam và nhiều nước châu Á khác so với châu Âu và Mỹ, với khoảng 30/1.000 ca sinh và 2,6/1.000 ca có thai. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các tế bào ung thư sẽ di căn đến những cơ quan nội tạng và gây nguy hiểm cho tính mạng.
Loại ung thư này có nguồn gốc từ sự đột biến gien của những tế bào nuôi, một thành phần trong số những tế bào chịu trách nhiệm hình thành các tổ chức có nhiệm vụ nuôi dưỡng bào thai (như: bánh nhau, cuống rốn...). Tuy nhiên, những nguyên nhân của sự đột biến vẫn chưa rõ.
Người ta ghi nhận ung thư nhau có thể xảy ra trong một lần mang thai và ở những phụ nữ có tiền căn sản khoa bất thường trước đó như: thai trứng (chiếm đến 50% các trường hợp ung thư nhau); xảy thai tự nhiên (khoảng 20%); do thai lạc chỗ nằm ngoài tử cung (chỉ 2%).
Khi bệnh nhân có nghi ngờ bị ung thư nhau, cần làm một số khảo sát và xét nghiệm cận lâm sàng để hỗ trợ thêm cho việc chẩn đoán. Ảnh minh họa.
Những biểu hiện
Đa số các trường hợp ung thư nhau thai thường không có dấu hiệu báo trước đến khi bệnh bộc phát. Khi đã mắc bệnh, các triệu chứng thường gặp là: thai phụ có thể nôn nhiều và kéo dài, bụng to hơn tuổi thai; phần lớn các trường hợp đều có dấu hiệu xuất huyết âm đạo, có thể rỉ rả hoặc ồ ạt. Người bệnh thấy đau bụng từng cơn hoặc liên tục, kèm theo đau ngực, khó thở, ho ra máu... (nếu đã có di căn phổi). Ngoài ra, còn có triệu chứng thần kinh nếu di căn não.

Khi bệnh nhân có nghi ngờ bị ung thư nhau, cần làm một số khảo sát và xét nghiệm cận lâm sàng để hỗ trợ thêm cho việc chẩn đoán như: Sự tăng cao bất thường của nồng độ Beta HCG trong máu và trong nước tiểu. Siêu âm bụng sẽ giúp xác nhận tình trạng không có thai trong tử cung và cho phép các bác sĩ tiến hành nạo lòng tử cung để sinh thiết. Ngoài ra, qua siêu âm, các bác sĩ có thể phát hiện các di căn ở gan. Chụp X-quang phổi cũng cần để giúp phát hiện các di căn phổi nếu có.

Những người dễ mắc ung thư nhau thai

Đã có không ít phụ nữ ngay lần đầu tiên làm mẹ đã gặp phải cú sốc đau lòng này. Ung thư nhau thai có xuất độ khá cao ở Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á khác so với châu Âu và Mỹ, với khoảng 30/1.000 ca sinh và 2,6/1.000 ca có thai.

Nếu người bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời, các tế bào ung thư sẽ di căn đến những cơ quan nội tạng và gây nguy hiểm cho tính mạng.


Khi bánh nhau bất thường

Bánh nhau được cấu thành từ nhiều thành phần, trong đó tế bào nuôi giữ chức năng chính của bánh nhau, đóng vai trò dinh dưỡng bằng cách tiết ra các hoạt chất giúp thai phát triển. Có một dạng bệnh lý đặc biệt của bánh nhau gọi là bệnh lý tế bào nuôi.

Đây là tình trạng phát triển bất thường của tế bào nuôi, làm hoạt động của các nhóm tế bào này không bình thường, dẫn đến bánh nhau không làm tốt nhiệm vụ dinh dưỡng cho thai, hoặc tế bào bánh nhau hoạt động ở nơi khác không phải ở tử cung, hay vào thời điểm không còn cần tới bánh nhau nữa (sau sinh, sau sẩy thai).

Nguồn gốc của bệnh là từ sự sai lệch di truyền của tế bào hợp tử, có thể do giao tử của mẹ hay của bố hoặc của cả hai. Bệnh bao gồm thai trứng và u tế bào nuôi các loại (thường gọi chung là ung thư nhau).

Khoảng 20% trường hợp thai trứng tiến triển thành các bệnh u tế bào nuôi, số còn lại do tế bào nuôi tiếp tục phát triển sau một tình trạng thai sẩ̉y, thai lưu hay thai ngoài tử cung.

 Lý do thúc đẩy thai trứng trở thành bệnh ác tính hiện vẫn chưa rõ, chỉ thấy tế bào nuôi trong trường hợp này phát triển và xâm lấn rất dữ vào các mạch máu, gây ra hiện tượng xuất huyết và hoại tử, cũng như tạo thuận lợi cho di căn xa theo đường máu:


Thai trứng: còn gọi nhau nước, do các gai nhau bị phù, thoái hoá trở thành những tổ chức mất chức năng, chứa nhiều nước trông giống những chùm trứng mọng nước. 90% các thai trứng toàn phần có nguồn gốc từ sai lệch tinh trùng.

Triệu chứng thai trứng là tình trạng nghén rất dữ dội, bụng to nhanh và lớn hơn nhiều so với tuổi thai, không thấy thai máy tương ứng kích thước bụng, xuất huyết âm đạo đỏ tươi, không kèm cơn đau bụng, đôi khi thấy lẫn trong máu là những chùm trắng trong như trứng.

Các triệu chứng này xuất hiện khoảng cuối ba tháng đầu và kéo dài đến ba tháng thứ hai. Những dấu hiệu hiếm gặp hơn là bướu cổ, run tay, lồi mắt, cao huyết áp, thiếu máu, kém dinh dưỡng… Thai trứng có thể diễn tiến tới sẩ̉y thai tự nhiên, thường gây xuất huyết rất nhiều lúc sẩy, vào khoảng 15 – 16 tuần trở đi.


U tế bào nuôi các loại: được chia ra nhóm có di căn hay không di căn, có nguy cơ cao hay thấp, gồm: thai trứng tồn lưu hay xâm lấn (là tình trạng thai trứng với mô bệnh xâm nhập và bám chặt lấy thành tử cung; sau khi nạo xong thai trứng, nồng độ beta HCG vẫn tiếp tục tăng cao, tổ chức bệnh vẫn còn tồn tại và phát triển tại tử cung), ung thư nhau (là loại ung thư ác tính của các tế bào nuôi, cho di căn xa rất sớm, thường di căn phổi, âm đạo, gan, thận, não…), u tế bào nuôi tại bánh nhau (hiếm gặp hơn).

Ai dễ vướng ung thư nhau thai?

U tế bào nuôi các loại sẽ được chia làm nguy cơ cao hay thấp, dựa vào một số yếu tố như tuổi mẹ, tiền căn thai kỳ, khoảng cách các lần thai, khoảng cách từ lần thai (hay sẩy thai) đến khi phát hiện bệnh, nhóm máu của mẹ, kích thước khối u, số lượng và vị trí các tổn thương di căn, nồng độ beta HCG…

Nhóm bệnh này thường xảy ra trên thai phụ dưới 20 tuổi hoặc nhóm thai phụ lớn tuổi, quanh tuổi mãn kinh. Thai phụ trên 45 tuổi có nguy cơ bệnh cao gấp 20 lần so với những người dưới 40 tuổi.

Sau khi chẩn đoán đúng thai trứng, sản phụ phải sắp xếp lấy thai ngay. Thủ thuật này phải làm ở các cơ sở lớn, đầy đủ phương tiện gây mê hồi sức và có chuyên môn cao về sản phụ khoa vì khả năng mất máu nhiều, cũng như khả năng thủng tử cung rất cao vì tử cung to và mềm nhão.

Sau nạo thai, còn cần theo dõi tình trạng bệnh nhân và xét nghiệm nội tiết tố bánh nhau để tránh nguy cơ tiến triển sang bệnh lý ác tính của tế bào nuôi.


Nên nghĩ đến ung thư nhau thai khi có dấu hiệu chảy máu bất thường một thời gian ngắn sau sinh, sẩy thai hay thai ngoài tử cung. Để chẩn đoán chính xác còn phải nhờ đến siêu âm, xét nghiệm nội tiết tố bánh nhau, các xét nghiệm khác tìm di căn như X-quang phổi, MRI… Sau khi chẩn đoán u tế bào nuôi, cần chẩn đoán thêm bệnh đã di căn đến các cơ quan khác chưa, xác định mức độ nguy cơ...

Hoá trị có thể khỏi hoàn toàn

Ung thư nhau nếu không điều trị đúng cách và kịp thời sẽ làm xuất huyết trầm trọng, gây ra các rối loạn cơ thể có tính hệ thống, thậm chí di căn xa và gây tổn hại tại nơi di căn. Tuy nguy hiểm nhưng bệnh lại rất đáp ứng với điều trị hoá chất, khỏi hoàn toàn và không để lại di chứng nếu phát hiện và điều trị kịp thời.


Các loại thuốc để hoá trị đã sẵn có ở Việt Nam và cũng không đắt lắm. Mặc dù có một số tác dụng phụ khi dùng thuốc (đôi khi khá trầm trọng) nhưng với phác đồ điều trị ngắn hạn trong thai trứng và bệnh tế bào nuôi, hầu như các bệnh nhân có thể chịu đựng được các tác dụng phụ này.

Khi điều trị, nhất thiết phải có sự theo dõi sát sao của bác sĩ. Trong trường hợp nhiều nguy cơ, có khi còn cần phẫu thuật lấy đi cả tử cung. Ngoài ra, còn có yêu cầu tránh thai sau điều trị, thời gian tuỳ mức độ của bệnh, tối thiểu thường là một năm.
Cách chữa trị

Ung thư nhau là một trong những loại ung thư nhạy với hóa trị. Nếu chưa bị di căn, bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn. Hiện nay, phương pháp điều trị chủ yếu là hóa trị và phẫu thuật, trong đó hóa trị đóng vai trò tiên quyết. Nếu bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ thấp, các bác sĩ có thể chỉ cho điều trị bằng thuốc Methotrexate hoặc Actinomycin D. Trong trường hợp nguy cơ cao, sẽ phải phối hợp nhiều loại thuốc.

Sau khi đã hóa trị và đạt được kết quả tốt, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật. Nếu bệnh nhân trên 40 tuổi và đã có đủ con, khuyến cáo tốt nhất là nên cắt tử cung hoàn toàn và cả 2 buồng trứng. Nếu bệnh nhân dưới 40 tuổi, chưa đủ con và bệnh ở giai đoạn chưa di căn, các bác sĩ có thể cân nhắc khả năng phẫu thuật bảo tồn. Khi đó, bác sĩ chỉ "bóc nhân" tức là chỉ lấy bỏ bướu tử cung hoặc âm đạo của bệnh nhân. Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được theo dõi chặt chẽ và chỉ nên có thai lại khi được các bác sĩ "bật đèn xanh".

(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
bs a cho em hỏi. năm nay em 32 t em nao thai trứng hôm 28 tết vừa qua đến nay ngày 18/2 tức được 1 tuần em kiểm tra beta hcg là 19430 ui/l ( trước chưa mao là 958.000 ui/l) em vẫn bị ra máu siêu âm thì niêm mạc tử cung dày 14mm còn lại hai bên phần phụ bình thường vậy có sao o thưa bác sĩ
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
Ủa siêu âm xong bác sĩ người ta không chuẩn đoán cho chị sao? Bạn nên khám lại ở bệnh viện phụ sản
Những tác dụng phụ sau khi trị bằng thuốc hóa trị là gì?
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
17 ngay truoc benh vien tu du co mo noi soi thai ngoai tu cung doan ke cho em .em thay dau tu nguc xuong bung .moi met .em di kham lai duoc bac si cho xet nghiem mau va sieu am .mau tang 25000 ( 25 ngàn )sieu am chuan doan ung thu nguyen bao nuoi .em ko do lam nhung neu ung thu sang di can co hoi hoa tri song la bao nhieu thua bac si .em dang rat hoang mang lo so .
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
17 ngay truoc benh vien tu du co mo noi soi thai ngoai tu cung doan ke cho em .em thay dau tu nguc xuong bung .moi met .em di kham lai duoc bac si cho xet nghiem mau va sieu am .mau tang 25000 ( 25 ngàn )sieu am chuan doan ung thu nguyen bao nuoi .em ko do lam nhung neu ung thu sang di can co hoi hoa tri song la bao nhieu thua bac si .em dang rat hoang mang lo so .
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý