Các bệnh hay gặp ở trẻ em trong mùa mưa lạnh và cách phòng bệnh hiệu quả nè
Viêm phế quản, cảm mạo, viêm Amiđan, sốt xuất huyết... là những bệnh thường gặp ở trẻ khi thời tiết chuyển sang mùa mưa lạnh ẩm thấp. Cần giữ ấm và vệ sinh răng miệng cẩn thận cho các em để tránh nhiễm trùng. Các bệnh thường gặp:
1. Cảm mạo thường biểu hiện dưới dạng dị ứng mũi. Người bệnh hắt xì thành cơn dài liên tục, kèm theo chảy nhiều nước mũi trong và lỏng, không sốt. Có thể dùng một số thuốc chống dị ứng thông thường như Phenergan, Chlopheniramin, Theralen... trong vài ngày là hết.
2. Viêm mũi: bệnh xuất hiện sau khi bị
nhiễm lạnh, có triệu chứng ngứa lỗ mũi (trẻ hay dụi tay lên mũi) và chảy
nước mũi nhiều, có thể sốt hoặc không. Ở trẻ còn bú, khi bị viêm mũi
thường gây khó chịu, ngủ không yên giấc, nghẹt mũi gây thở khò khè,
thường phải thở bằng miệng và phải ngưng lại nhiều lần để thở khi bú.
Hiện tượng viêm mũi tái đi tái lại nhiều lần có thể là dấu hiệu của bệnh
V.A, Amiđan.
3.
V.A - sùi vòm
: bệnh phổ biến ở trẻ em 3-7
tuổi. V.A là nơi sản xuất ra kháng thể chống lại vi trùng xâm nhập vào
cơ thể, đồng thời cũng là nơi tập trung vi trùng nếu không còn khả năng
tiêu diệt. Trẻ viêm V.A thường gầy yếu, kém nhanh nhẹn, chảy nước mũi
thường xuyên, ban đầu là nước mũi trong sau đục mủ vàng hoặc xanh, bị
nóng sốt vặt kèm ho nhiều, trong tai có thể chảy mủ, ngáy to khi ngủ do
mũi bị nghẹt và phải thở bằng miệng. Ngoài ra, viêm V.A khiến trẻ dễ bị
suy dinh dưỡng.
4.
Viêm Amiđan
: Amiđan cũng có công dụng như
V.A. Trẻ bị viêm Amiđan cấp sẽ sốt cao từ 39-40 độ C, đau họng, khó
nuốt, chảy nước miếng nhiều, mệt mỏi, biếng ăn, biếng chơi. Viêm Amiđan
rất dễ gây biến chứng nếu không được điều trị đúng.
5.
Viêm họng cấp
: là bệnh thường xảy ra vào
mùa đông, gặp cả ở người lớn và trẻ em. Triệu chứng đầu tiên là đau họng
khi nuốt, kèm theo sốt, khàn tiếng. Nguyên nhân gây bệnh là loại vi
khuẩn liên cầu tan máu beta nhóm A. Bệnh có thể gây đau khớp, biến chứng
dẫn đến bệnh thấp tim ở trẻ em.
6.
Viêm xoang
: thường xảy ra sau những bệnh về
mũi như sổ mũi mùa, nghẹt mũi, viêm mũi. Nhức đầu là biểu hiện nổi bật
trong viêm xoang. Ngoài ra người bệnh còn bị nghẹt mũi, nước mũi đặc,
cần được chụp phim để xác định tình trạng xoang bị viêm.
7.
Viêm phế quản
: có thể xảy ra ở bất cứ lứa
tuổi nào, thường sau khi thay đổi thời tiết, hoặc bị viêm họng, viêm
mũi... Nhiều trường hợp trẻ chỉ sổ mũi trong, ho nhẹ vài cái, vẫn chơi,
ăn uống bình thường. Nếu tình trạng này kéo dài, không điều trị đúng,
trẻ dễ dẫn đến biến chứng bội nhiễm vi trùng gây viêm phế quản phổi rất
nguy hiểm.
8.
Bệnh suyễn (hen phế quản)
: thường gặp ở trẻ
có cơ địa dị ứng như có bệnh chàm, nổi mề đay, ngứa... Khó thở là biểu
hiện điển hình, khó thở khi thở kéo dài làm phập phồng cánh mũi, gây co
kéo hõm ức, tiếng thở khò khè, môi tím, vẻ mặt sợ hãi. Nhiều trường hợp
khó thở cấp tính cần xử trí cấp cứu kịp thời.
9.
Sốt xuất huyết
: bệnh do muỗi truyền, có thể
xuất hiện quanh năm, nhưng phát triển mạnh vào mùa mưa, không khí ẩm
thấp. Bệnh hay gặp ở trẻ em, đặc biệt là dưới 10 tuổi. Biểu hiện của
bệnh là sốt cao đột ngột và liên tục (39-40 độ C) trong vòng 2-4 ngày,
có thể xuất hiện dấu xuất huyết dưới da mọc thành từng đám rải rác, có
thể xuất huyết ở niêm mạc miệng, đi tiêu phân máu...
Chú ý:
- Trẻ đang sốt cao liên tục, đột nhiên nhiệt độ hạ thấp, lờ đờ, chân tay lạnh là biểu hiện của sốc cần được xử trí cấp cứu kịp thời.
- Nếu nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết, tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc hạ sốt loại Aspirin vì dễ làm tăng nguy cơ chảy máu, nên cho uống thuốc giảm sốt loại Paracetamol.
Với bệnh viêm phổi:
Cần giữ ấm cho bé đúng cách. Ảnh: Images |
Khi bé nhà bạn mắc bệnh viêm phổi, chế độ chăm sóc đúng cách rất quan
trọng, nó quyết định thời gian mau chóng lành bệnh cho bé.
Bé có thể được hướng dẫn điều trị và chăm sóc tại nhà nếu bệnh nhẹ và sức khỏe tốt.
- Để trẻ sớm bình phục, bên cạnh việc cho trẻ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, bạn cần chú ý cung cấp cho trẻ một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh kiêng cữ.
- Dùng dụng cụ hút mũi và nước muối sinh lý để vệ sinh mũi trước khi cho bé ăn hoặc bú.
- Cho bé nghỉ ngơi trong phòng im lặng, ít ánh sáng nhưng sạch sẽ, thoáng mát. Có thể lót một chiếc gối nhỏ dưới vai để giúp trẻ thở dể dàng hơn.
- Về dinh dưỡng: Trẻ bị viêm phổi chỉ nên ăn thức ăn loãng. Ăn ít một và chia làm nhiều bữa. Có thể bé cũng phải uống hoặc tiêm kháng sinh, do đó bé có thể sẽ bị tiêu chảy, khi đó nên cho bé uống Oresol bù nước, hoặc mẹ uống, ăn thêm nhiều hoa quả cho con bú nhé.
- Cố gắng giữ ấm cho bé nhưng đừng bọc quá kỹ làm bé ngột ngạt, đổ mồ hôi. Tránh xa bụi bặm, chăn đệm nên vệ sinh thường xuyên vì trong chăn đệm có rất nhiều vi trùng, vi khuẩn ảnh hưởng không tốt đến đường thở của bé.
Hãy đưa bé đến bệnh viện ngay nếu bạn đã thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ nhưng tình trạng của bé không cải thiện hoặc ngày càng xấu hơn.
Để phòng lây lan, người trực tiếp chăm sóc bé cần thường xuyên rửa tay với xà phòng dưới vòi nước ấm, đặc biệt trước và sau khi vệ sinh, chăm sóc hay cho trẻ ăn uống. Hạn chế cho trẻ bệnh tiếp xúc với những trẻ khác. Đừng quên thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn mà còn làm cho tình trạng của bé ngày càng xấu đi. Vì vậy tuyệt đối không hút thuốc trong khu vực có trẻ bệnh.Với bệnh viêm mũi:
Trị viêm mũi cho bé bằng... rửa mũi
Khi nuôi con nhỏ, việc phòng bệnh rất quan trọng, nếu biết cách bạn sẽ không cần phải dùng tới kháng sinh cho bé. Việc trị viêm mũi là một ví dụ.
Viêm mũi là tình trạng viêm, sung huyết, phù nề niêm mạc mũi làm tắc nghẽn hay kích thích mũi. Ở trẻ, viêm mũi cũng là một bệnh lý thường gặp và gây cho trẻ nhiều triệu chứng khó chịu như: ngạt mũi, khó thở, nhảy mũi, chảy nước mũi…
Nguyên nhân dẫn đến viêm mũi có thể do cảm lạnh, vi trùng hay hóa chất, bụi, thay đổi thời tiết, dị ứng (do dị nguyên)… Viêm mũi dị ứng xảy ra quanh năm khi trẻ hoặc người lớn tiếp xúc với các dị nguyên trong nhà như: mạt nhà, lông súc vật hoặc xuất hiện theo mùa do các dị nguyên ngoài trời: phấn hoa, nấm mốc…
BS Trịnh Hồng Nhiên (khoa Hô hấp, BV Nhi đồng 1) cho biết: Viêm mũi ở giai đoạn sớm thường có các biểu hiện như chảy mũi, hắt hơi từng đợt hoặc liên tục, ngứa mắt, chảy nước mắt, ngứa mũi, họng hay sàn miệng. Lúc này cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ hướng dẫn cách điều trị thích hợp. Đồng thời, đề phòng trường hợp nặng sẽ gây nghẹt mũi, mệt mỏi, thay đổi tri giác, giảm hay mất vị giác, khứu giác, chảy mũi sau, ù tai nhiều, quầng thâm mắt…
BS Nhiên cũng lưu ý các bậc phụ huynh về vấn đề vệ sinh mũi cho trẻ, vì đây là một khâu quan trọng trong điều trị viêm mũi.
Lợi ích của việc vệ sinh mũi là làm sạch các dịch niêm dính, đặc, giảm nghẹt mũi, loại bỏ chất tiết, dị vật, vi trùng, dị nguyên, giúp mũi thông thoáng, dễ thở. Ngoài ra, vệ sinh mũi sạch còn đề phòng được cảm cúm, điều trị viêm xoang mãn, viêm mũi xoang cấp do nhiễm trùng, viêm mũi dị ứng, giảm khô mũi, giảm ho và các triệu chứng nhỏ giọt sau mũi, cải thiện hô hấp và tình trạng của các xoang mũi.
Các bước vệ sinh mũi
Rửa mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý ấm.
Trẻ lớn có thể dùng bình rửa Neti pot hay syringe. Trẻ nhỏ nên dùng nước muối nhỏ mũi hay bình xịt mũi dạng phun sương.
Nếu dùng nước muối nhỏ giọt, cho trẻ nằm ngửa hay ẵm ngửa trẻ, xịt 1-2 nhát bình xịt vào mũi.
Nếu dùng nước nhỏ thì nhỏ từ 3-5 giọt. Lưu ý, nhỏ bên nào thì hút sạch mũi bên đó.
Đối với trẻ lớn, có thể dùng bình rửa mũi, để trẻ nghiêng đầu qua một bên há miệng thở, xối nước vào bên mũi phía trên cho tới khi nước chảy qua mũi bên kia hay qua miệng.
Hút sạch mũi
Trẻ lớn, cho trẻ hỉ sạch nhiều lần. Trẻ nhỏ, dùng dụng cụ hút mũi là bóng cao su hay bấc sâu kèn (là miếng giấy thấm, mềm được se nhỏ để cho vào mũi trẻ lau mà không làm trẻ khó chịu).
Lặp lại các bước trên cho tới khi mũi trẻ thông sạch.
Ngoài ra, khi trẻ có dấu hiệu viêm mũi dị ứng nên loại bỏ các tác nhân gây dị ứng ra khỏi phòng ngủ của bé như thú nhồi bông, phấn rôm, các loại gối có lông … Thường xuyên giặt drap, gối, rèm cửa. Luôn mở cửa sổ để đón ánh nắng, giúp thông thoáng không khí trong phòng.
(ST)