Các nhà khoa học Úc đã tiến hành điều tra trên hơn 1.000 phụ nữ mang bầu trên toàn thế giới để so sánh trí nhớ của người phụ nữ mang bầu và phụ nữ bình thường, cuối cùng họ đã cho ra ra kết luận: "Những người phụ nữ mang bầu có trí nhớ kém hơn và mau quên."
Nghiên cứu còn phát hiện, trí nhớ của người phụ nữ mang bầu bị ảnh hưởng kéo dài một năm sau khi sinh, Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng không cao, thường chỉ thể hiện khi họ phải làm những công việc mới mẻ hay gặp khó khăn trong công việc.
Vì vậy, không nên quá lo lắng khi ở giai đoạn mang thai và sau khi sinh mà bạn gặp phải tình trạng hay quên này.
Nguyên nhân gây nên chứng hay quên ở phụ nữ mang thai và sau khi sinh được các nhà khoa học đưa ra là do:
- Trong 3 tháng đầu mang thai, tâm lý của người phụ nữ mang bầu không ổn định với nhiều băn khoăn, lo lắng về sức khỏe của em bé, sự thay đổi về lượng bài tiết các loại hormon cũng cũng tạo ra ảnh hưởng về tâm lý cho bà mẹ, khiến tinh thần mệt mỏi và hay quên trước quên sau.
- Đến 3 tháng trước khi sinh, họ lại cảm thấy lo lắng bởi sắp đối mặt với một sự kiện lớn trong cuộc đời, tâm trạng hoang mang, đôi khi không biết cần phải chuẩn bị điều gì, giấc ngủ không ngon có thể gây ra nhiều mệt mỏi.
- Phụ nữ sau khi sinh con lại thường phải trải qua những biến động nhất định về tinh thần, đặc biệt là với những phụ nữ sinh con lần đầu. Sự xáo trộn về sinh hoạt như mất ngủ, những lo lắng cho em bé, lo lắng về tài chính, ưu phiền về ngoại hình, tâm trạng bất an, quan hệ tình dục vợ chồng sau sinh, việc đi làm lại gặp nhiều trở ngại và áp lực… Những yếu tố đó dễ tác động khiến người phụ nữ rơi vào tình trạng stress. Nhiều bà mẹ bỗng trở nên lơ đãng, hay quên mất tập trung trong công việc.
Mẹo để khắc phục chứng hay quên ở thời kỳ thai nghén và sau khi sinh:
Để hạn chế hiện tượng suy giảm trí nhớ khi mang thai va, các bà mẹ hãy chuẩn bị cho mình một tâm lý thật tốt với những thay đổi đến với cơ thể trong thời kỳ này.
- Giấc ngủ là yếu tố nòng cốt giúp bạn cải thiện trí nhớ. Ngủ đủ giúp bạn đánh bại mệt mỏi. Vì vậy hãy tranh thủ ngủ sớm và đủ giấc để tránh mệt mỏi, loại bỏ sự lo âu. Ở giai đoạn cuối khi mang thai thì cần chọn cho mình tư thế thoải mái để giấc ngủ ngon hơn. Tránh các các đồ uống như trà, cà phê… sẽ làm bạn mất ngủ.
- Chuẩn bị tâm lý làm mẹ thật tốt để tránh gặp những biến động tâm lý sau khi sinh, nhất là stress và trầm cảm. Không nên quá lo lắng, suy nghĩ nhiều mà hãy sắp xếp công việc và thời gian nghỉ ngơi hợp lý để luôn đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần được tốt nhất.
- Người thân trong gia đình, nhất là chồng nên hỗ trợ, quan tâm chăm sóc và
chia sẻ công việc với người vợ, tạo cho họ có được sự thoải mái nhất định về tâm
lý thì sẽ hạn chế được tình trạng hay quên.
- Khi bắt đầu lại với công
việc, hãy sắp xếp mọi thứ thật hợp lý và lên kế hoạch cho công việc. Hãy ghi lại
những việc cần làm, cần nhớ trong một cuốn sổ hoặc một tờ giấy và dán vào nơi dễ
thấy nhất. Có thể cài nhắc nhở trên máy tính hoặc điện thoại để tránh quên
việc.
Ăn gì để chữa bệnh hay quên?
Theo quan niệm của Đông y, nguyên nhân gây ra chứng hay quên là sự lo lắng, ưu tư quá độ, làm tổn hại tinh tuỷ dẫn đếntình trạng não không được nuôi dưỡng đầy đủ. Ngoài việc dùng thuốc, một số thực phẩm và vị thuốc dùng để tạo ra các đồ ăn có thể giúp phục hồi trí nhớ.
- Óc lợn: Lấy óc lợn 1 bộ, hoài sơn 30 g, ký tử 10 g nấu chín rồi ăn. Đây là một ví dụ minh họa cho thuyết 'dĩ tạng bổ tạng' (lấy tạng phủ bổ tạng phủ) của y học cổ truyền.
- Trứng chim cút: Dùng liên tục mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 quả dưới dạng đánh thành kem trứng. Đây là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, rất giàu lecithin, một chất cần thiết cho cấu trúc và hoạt động của não bộ.
- Quả dâu chín: Dùng dưới dạng trà hoặc si-rô dâu. Ngoài tác dụng phục hồi trí nhớ, dâu chín còncó tác dụng bổ huyết, an thần dưỡng não.
- Hạt sen: Dùng dưới dạng cháo hoặc trà hạt sen. Để làm trà, dân gian hay đập vụn hạt sen, hãm với nước sôi, có thể cho thêm vài quả đại táo hoặc một chút đường phèn. Theo 'Thần nông bản thảo kinh', hạt sen thuộc loại thượng phẩm, có công dụng ích tì vị, dưỡng tâm khí, ích trí lực.
- Mật ong: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-2 thìa canh. Mật ong có tác dụng tăng cường trí nhớ rất hiệu quả. Ngoài chất đường và đạm, trong thành phần của nó còn chứa nhiều vitamin và muối khoáng rất có lợi cho hệ thần kinh trung ương.
- Long nhãn: Dùng 500 g long nhãn và 500 g đường trắng, nấu cách thuỷ thành dạng cao, ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10-15 g. Cũng có thể lấy long nhãn 15 g, đại táo vài quả, gạo tẻ 100 g nấu thành cháo ăn trong ngày. Long nhãn có công dụng ích tâm tỳ, bổ khí huyết, kiện não, dùng rất tốt cho người mắc chứng hay quên do tâm tỳ suy nhược, khí huyết suy giảm.
- Nấm linh chi: Mỗi ngày dùng 5-6 g sắc uống thay trà hoặc tán thành bột, uống 2 lần, mỗi lần 1-1,5 g với nước ấm. Có công dụng dưỡng tâm, an thần, ích khí, bổ huyết, kiện não, ích trí.
- Hà thủ ô: Dùng mỗi ngày 20-30 g dưới dạng trà phiến hoặc trà bột. Hà thủ ô có công dụng bổ thận dưỡng huyết, cường thận ích trí.
- Nhân sâm: Dùng dưới dạng trà tan hoặc trà phiến, mỗi ngày 3-5 g, có công dụng đại bổ nguyên khí, định tâm, ích trí, rất có lợi cho việc nâng cao năng lực hoạt động của não bộ.
http://www.meo.vn/an-gi-de-chua-benh-hay-quen.html(ST)