Có bé cai sữa rất thuận lợi nhưng có bé lại gặp khá nhiều rắc rối. Nếu cai sữa không đúng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của bé, đây là vấn đề mà các bậc cha mẹ cần quan tâm.
Cai sữa không chỉ có một số ảnh hưởng nhất định đối với cơ thể trẻ, mà còn có thể phát sinh những ảnh hưởng không tốt cho tâm lý trẻ, đặc biệt là những trẻ có thời gian bú mẹ lâu và không được bổ sung những thức ăn phụ một cách kịp thời. Vì thế vấn đề cai sữa cho trẻ không đơn giản như người lớn vẫn nghĩ. Một số bà mẹ cai sữa cho bé bằng cách bôi những vị thuốc đắng hoặc cay lên đầu núm vú, để làm giảm dần thói quen bú sữa mẹ của bé, nhưng đây là một cách làm hoàn toàn không nên áp dụng, vì nó có thể làm bé bị tổn thương, sợ hãi hoặc phẫn nộ.
Để bé có thể cai sữa một cách thuận lợi cả về sinh lý và tâm lý, bạn cần có những chuẩn bị lâu dài như cho bé ăn bổ sung thức ăn ngay từ 4 tháng tuổi trở đi, dần dần cho bé ăn thêm bánh ngọt, cơm, mỳ, rau, thịt cá… Một khi bé đã dần quen với những thức ăn này, bạn có thể tiến hành cai sữa cho bé.
Tuy nhiên, đây cũng không phải việc có thể hoàn thành trong 1, 2 ngày, vì thế bạn không nên nóng vội, nếu thấy bé không thích ứng được thì nên tạm dừng và thử lại quá trình này nhiều lần. Chỉ cần có sự chuẩn bị đầy đủ trước khi cai sữa, áp dụng những biện pháp một cách tuần tự và hợp lý, trẻ nhất định sẽ có thể cai sữa mẹ thành công mà không bị một ảnh hưởng không tốt nào.
Không có thời điểm nào là tuyệt đối chính xác để cai sữa cho trẻ. Việc lựa chọn thời gian cai sữa cho bé phần lớn phụ thuộc vào biểu hiện của trẻ và sự quyết định của người mẹ.
Theo Hiệp Hội Sức Khỏe Trẻ Em Hoa Kỳ khuyến cáo không cần thiết phải cho bé ăn thêm gì ngoài nguồn sữa mẹ, bởi sữa mẹ đã là một nguồn dinh dưỡng rất hoàn hảo.
Cũng theo khuyến cáo từ phía các chuyên gia, các bà mẹ không nên cho bé cai sữa trước 6 tháng tuổi, nếu vì một lý do nào đó bạn muốn cai sữa sớm hơn, bạn cần phải tham khảo và nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa nhi.
Cũng xin nói thêm rằng, sau giai đoạn cai sữa, bé bắt đầu ăn dặm nhưng vẫn cần cho trẻ bú thêm sữa bình, bởi lẽ sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng cần thiết đối với bé.
Sau đây là 9 dấu hiệu cơ bản có thể cai sữa cho trẻ:
- Có thể tự kiểm soát được những hoạt động của đầu. Khi bế trẻ đầu đã cứng cáp, không cần dùng tay đỡ sau gáy.
- Trẻ có thể ngồi vững, mà không cần sự trợ giúp.
- Có sự vận động cơ hàm (nhai).
- Trọng lượng cơ thể bé tăng gấp đôi so với khi mới sinh ra.
- Có những biểu hiện không hài lòng như quấy khóc mặc dù đã được bú no sữa mẹ.
- Bú mẹ lâu hơn so với bình thường.
- Cho những vật mà bé tìm thấy vào miệng.
- Giấc ngủ ban đêm bị gián đoạn, bé thức giấc và quấy khóc do đói.
- Biểu lộ sự tò mò khi trông thấy người khác ăn.
Bí kíp cai sữa cho bé thành công
- Trang bị đủ kiến thức và kinh nghiệm nếu có trước khi cai sữa cho bé.
- Khi cai sữa nên bắt đầu từ từthay vì quá đột ngột ngưng hẳn không cho trẻ bú. Điều này có nghĩa là các bà mẹ hãy chủ động rút ngắn thời gian và cường độ cho trẻ bú, để tránh những sang chấn bất lợi đối với tâm lý của trẻ sau này. Ví dụ trước đây mỗi ngày bạn cho bé bú khoảng từ 7 - 8 lần/ngày mỗi lần khoảng 5 phút thì nay hãy rút xuống còn 3 - 4 lần/ngày mỗi lần khoảng 3 phút, rồi từ từ cắt hẳn.
- Nếu đã bắt đầu ngưng không cho trẻ bú sữa, thì cần đồng thời kết hợp cho trẻ ăn ngoài bằng các loại sữa thay thế thông thường như sữa bột, sữa hộp, sữa đặc hay sữa bò (chỉ nên áp dụng phương pháp này sau khi trẻ đã lớn trên 1 tuổi).
- Khi cho bé ăn dặm cần chế biến những món ăn thật mềm, nhỏ như cháo loãng hay bột, vừa tốt cho tiêu hóa và sự phát triển răng của trẻ vừa loại trừ những nguy cơ bị hóc, nghẹn.
- Cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Nên biết cách đa dạng các loại thực phẩm cho bé ăn. Để tạo cảm giác hứng thú khi ăn.
Lưu ý: Vẫn xin nhắc lại rằng không có thời điểm cố định để cai sữa cho bé, và chỉ nên cai sữa khi trẻ có thể trạng sức khỏe bình thường khỏe mạnh, thay vì mắc bệnh hay đang bị ốm. Điều này sẽ làm cho tình trạng sức khỏe của bé sẽ càng tồi tệ hơn về sau và rất dễ gây nên hiện tượng biếng ăn, còi xương.
Cần chú tâm đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng của trẻ khi cai sữa để trẻ không bị thiếu chất.
Cai sữa là một bước chuyển lớn đối với trẻ, sau khi cai sữa bạn cần đảm bảo cho bé chế độ dinh dưỡng hoàn hảo để tránh nguy cơ bị thiếu chất và suy dinh dưỡng.
Chính
vì thế, khâu lựa chọn thực phẩm cũng như chế biến chúng là rất quan
trọng. Điều này không chỉ có ý nghĩa giúp tăng cường thể lực mà còn bảo
vệ bé tránh được những căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, răng miệng
cũng như tạo cho bé thói quen tốt khi ăn.
Rau xanh và trái cây
Rau
xanh và trái cây luôn được coi như những loại thực phẩm chức năng rất
tốt cho sức khỏe con người do có chứa nhiều chất xơ và vitamin. Và đối
với bé mới tập ăn cũng không phải là ngoại lệ.
Nhiều bậc cha mẹ thiếu kinh nghiệm quan niệm sau khi cai sữa chỉ nên cho
trẻ ăn bột quấy lẫn với sữa, bởi như thế mới an toàn và phù hợp với
khẩu vị của trẻ. Tuy nhiên, bạn cũng cần bắt đầu tập cho trẻ thói quen
biết ăn các loại rau củ quả.
Cách tốt nhất trong chế biến rau xanh và trái cây là bạn nên ninh hoặc
hầm thật nhừ chúng, nếu cần thiết sau khi ninh nhừ có thể đem xay nhuyễn
để khi ăn bé không bị hóc và dễ tiêu hóa hơn.
Ngoài ra, nên biết cách đa dạng những loại rau củ quả để tạo hứng thú
cho bé khi ăn. Không rập khuôn chỉ ăn một loại sẽ làm bé chóng chán.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những loại rau xanh và củ quả mềm rất
thích hợp với trẻ như táo, chuối, khoai lang, cà rốt, súp lơ, bí xanh,
rau bina.
Lúa mì và gluten
Theo
khuyến cáo từ Hiệp hội Chăm sóc sức khỏe, bạn chỉ nên cho bé ăn những
loại thực phẩm có chứa gluten sau từ sáu tháng tuổi trở nên. Gluten rất
dễ tiêu hóa, có nhiều trong các loại ngũ cốc như gạo, kê, lúa mạch, yến
mạch và lúa mạch đen.
Các loại thực phẩm chế biến từ sữa cũng rất cần thiết và phù hợp đối với
những trẻ mới cai sữa. Ngoài các loại thực phẩm đã nêu trên, bạn nên
cho trẻ ăn thêm pho mát, sữa chua, sữa bột.
Tuy nhiên, lưu ý với bạn không nên cho trẻ uống sữa bò hay sữa dê khi
trẻ chưa đầy 1 tuổi vì sẽ gây những bất lợi về mặt sức khỏe cho bé.
Trứng là loại thực phẩm rất giàu protein nên cần cho sự phát triển của
trẻ. Nhưng khi sử dụng trứng để chế biến món ăn cho bé, bạn cần tuyệt
đối không cho trẻ ăn trứng chưa được nấu chín kỹ vì như thế trẻ sẽ rất
dễ bị nhiễm khuẩn salmonella, ngộ độc hay dị ứng.
Ngoài rau xanh, trứng, các loại củ quả và sản phẩm chế biến từ bơ sữa,
bạn cũng nên cho bé ăn thêm thịt để tăng cường chất đạm. Tuy nhiên, khi
cho bé ăn thịt bạn nên chọn loại thịt nạc.
Ngoài việc có chứa nhiều protein, trong cá còn chứa một loại omega-3
axit béo rất có lợi cho sức khỏe con người và tốt cho sự phát triển của
trí não trong những năm đầu đời.
Nhưng cũng xin nói thêm khi cho trẻ ăn cá, bạn cần thận trọng để tránh
hóc xương và chỉ nên cho bé ăn những loại cá không có chứa thủy ngân như
cá ngừ, cá tuyết, cá mòi, tránh những loại cá như cá kiếm, cá mập hay
cá maclin. Khi nấu cá cần rửa sạch, nấu kỹ để giảm nguy cơ bị ngộ độc.
Khi bắt đầu cai sữa, sẽ rất quan trọng để bạn khống chế việc thu nạp hàm
lượng muối trong chế độ ăn uống của trẻ. Mỗi ngày bạn chỉ nên giới hạn
cho bé nạp nhiều nhất 1g muối, bởi dư thừa lượng muối trong cơ thể ngay
từ khi còn nhỏ sẽ gây nên căn bệnh thận nguy hiểm về sau. Những loại
thực phẩm nhiều muối, bạn cần hạn chế đối với trẻ là thịt lợn muối, xúc
xích, bơ.
Đối với bé mới cai sữa, bạn cần hạn chế cho bé ăn thêm đường, bởi đường
có thể là tác nhân gây sâu răng và tăng cân ngoài ý muốn đối với bé. Để
thay thế việc cho bé thu nạp đường, bạn nên cho bé ăn thêm các loại hoa
quả có đường như chuối hay đu đủ nghiền nhuyễn.
Một số bậc cha mẹ thường có thói quen cho bé ăn mật ong thay vì ăn
đường. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế bởi mật ong cũng chính là một dạng
của đường. Nếu cho trẻ ăn mật ong quá sớm sẽ tạo nên những loại vi khuẩn
gây hại cho hệ thống tiêu hóa còn non yếu. Chính vì thế, bạn chỉ nên
cho bé ăn mật ong kể từ 1 tuổi trở lên với số lượng có hạn.
Nếu bạn cho trẻ uống nước quả, hãy chọn loại nước quả nguyên chất thay
vì nước quả pha thêm đường hay các loại nước quả cocktail. Về lượng
calorie thì chúng tương đương nhau, nhưng lượng vitamin và khoáng chất ở
nước hoa quả nguyên chất chắc chắn cao hơn các loại nước còn lại.
Đối với trẻ sơ sinh từ sáu tháng tuổi trở xuống, hoàn toàn không nên
uống nước quả. Tuy nhiên, các bác sĩ nhi khoa khuyên có thể cho uống
50-100g nước quả nếu trẻ bú bình và bị táo bón.
Đối với trẻ 6-12 tháng tuổi có thể cho uống trên 100g nước quả mỗi ngày.
Tuy nhiên, không cho trẻ bú nước quả bằng bình bởi có thể gây sâu răng.
(st)