Rối loạn lưỡng cực:
Rối loạn lưỡng cực là một bệnh lý cảm xúc thường gặp trong thực hành lâm sàng. Đặc điểm của bệnh là sự tái diễn hoặc luân phiên của các giai đoạn hưng cảm hoặc trầm cảm (hai hội chứng hoàn toàn trái ngược nhau), xen kẽ là những giai đoạn thuyên giảm hoàn toàn.
Đây là bệnh nội sinh, khởi phát có thể từ 5-6 tuổi cho tới 50 tuổi, tuổi trung bình là 30 tuổi, chiếm tỷ lệ 0,5 -1% trên dân số và có tính di truyền. Trong gia đình người bệnh có nhiều thành viên bị những cơn rõ ràng hoặc không rõ ràng của rối loạn lưỡng cực, cũng như có những nét nhân cách với biểu hiện cảm xúc không ổn định.
Bệnh rối loạn lưỡng cực trong xã hội hiện đại
Tại buổi tọa đàm về bệnh Rối loạn lưỡng cực do Công ty
Sanofi-Aventis tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 10/5, phó giáo sư, tiến
sĩ, bác sĩ Nguyễn Kim Việt, cho biết đây là bệnh gây các hậu quả tâm lý, xã hội
đáng kể cho người bệnh và có thể gây ảnh hưởng nặng nề trên đời sống cá nhân,
nghề nghiệp, và gia đình, đặc biệt trong thời đại hiện nay.
Theo giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Kim Việt, Chủ nhiệm Bộ môn Tâm thần Đại
học Y Hà Nội, Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần, Phó Viện trưởng Viện Giám
định pháp y tâm thần Trung ương cho biết những người mắc bệnh này có tỷ lệ ly dị
cao gấp hai đến ba lần và suy giảm chức năng nghề nghiệp gấp hai lần so với
những người không mắc.
Thừa nhận các hậu quả xấu này, Tổ chức Y tế Thế giới đã xác định rối loạn lưỡng
cực là nguyên nhân gây loạn hoạt năng đứng hàng thứ 6 trên toàn cầu. Hơn nữa,
những bệnh nhân mắc bệnh này có nguy cơ tự tử rất cao. Theo ước tính, từ 25-50%
số bệnh nhân rối loạn lưỡng cực có toan tính tự tử ít nhất một lần trong
đời.
Rối loạn lưỡng cực là một rối loạn thường gặp trong tâm thần học, đặc trưng bởi
các giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ xen kẽ hoặc đi kèm với các giai đoạn trầm
cảm. Tại Mỹ tỷ lệ mắc bệnh rối loạn lưỡng cực là 4,4%.
Tại Việt Nam chưa có điều tra thống kê chính thức, nhưng theo ghi nhận tại Viện
Sức khỏe Tâm thần Bạch Mai năm 2001, bệnh nhân rối loạn lưỡng cực chiếm
8,7% trên tổng số bệnh nhân điều trị nội trú tại đây.
Theo bác sĩ Nguyễn Kim Việt, tuổi khởi phát bệnh rất sớm, 60% là ở trẻ em và vị
thành niên, trong đó một phần ba là ở trẻ dưới 15 tuổi. Một trong những triệu chứng
bệnh này ở trẻ em phổ biến thời đại hiện nay là trẻ bị nghiện chơi game online
và Internet.
Bệnh rối loạn lưỡng cực cần được chăm sóc y tế toàn diện, lâu dài từ gia đình
và xã hội. Song quan trọng là bệnh phải được chẩn đoán đúng và điều trị sớm để
giúp bệnh nhân vượt qua những triệu chứng và các suy giảm chức năng liên quan.
Tuy nhiên, hiện nay đây lại là một vấn đề nan giải do việc chẩn đoán sai và
điều trị chậm trễ. Nghiên cứu cho thấy có đến 69% các trường hợp có chẩn đoán
sai và chậm trễ đến 20 năm kể từ khi khởi phát.
Việc chẩn đoán bệnh rối loạn lưỡng cực hiện chỉ tập trung hoặc dừng lại ở
các triệu chứng trầm cảm, và thường bỏ sót các triệu chứng hưng cảm. Vì thế hơn
60% số bệnh nhân người lớn bị rối loạn lưỡng cực được chẩn đoán ban đầu
là trầm cảm đơn cực, làm cho tiên lượng lâu dài của người bệnh xấu hơn. Việc điều
trị có thể kém hiệu quả ở những bệnh nhân đã trải qua một vài giai đoạn bệnh
không được điều trị hoặc điều trị không đúng.
Nhận diện người bệnh
Rối loạn lưỡng cực trước đây còn gọi là bệnh hưng trầm cảm. Khi lên cơn hưng cảm, người bệnh cảm thấy vui vẻ, tràn đầy sinh lực, rất thoải mái, sức khỏe hoàn hảo, không cảm thấy mệt mỏi, dường như mọi việc đều tốt đẹp, thấy cuộc sống toàn màu hồng, quá khứ và tương lai rất tốt đẹp. Người bệnh rất lạc quan, thường đánh giá cao bản thân, đưa ra nhiều chương trình kế hoạch, đầu tư vào lĩnh vực mình không biết, không có chút kiến thức nào. Họ cũng thích tiêu xài phung phí và tin tưởng vào thành công của mình. Đôi khi trong cuộc sống, chúng ta vẫn hay gặp những người có vẻ thành đạt, thích khoe khoang và có khả năng thuyết phục người đối diện với vẻ tự tin cao của mình. Nhưng nếu tinh ý, chúng ta có thể nhận ra họ thuộc dạng "thùng rỗng kêu to" và có gì đó bất thường. Thật vậy, nếu tiếp xúc thường xuyên với người bệnh, chúng ta thấy họ có tính hoang tưởng và thích khuếch đại về dòng dõi, tài năng, địa vị. Đối với phụ nữ, những người này tự tin cho là mình rất xinh đẹp hoặc được nhiều người săn đón, thành công trong việc "hạ gục nhiều đối phương". Người bệnh luôn luôn vận động, làm nhiều việc cùng một lúc, bận rộn đến mức thái quá. Họ nói nhiều, liên tục về nhiều đề tài không mệt mỏi mà không biết mình đang nói gì, vì thế họ thường thiếu tập trung dù ý tưởng tuôn ra dồn dập. Trong gia đình hay nơi làm việc, họ luôn can thiệp vào mọi việc, thích giải quyết mọi vấn đề, thích chỉ huy và có tính độc tài nhưng không việc gì làm đến nơi đến chốn.
Ngược lại với giai đoạn hưng cảm, người bệnh chuyển sang giai đoạn trầm cảm, khí sắc hoàn toàn trái ngược với giai đoạn hưng cảm. Lúc này khí sắc người bệnh giảm nhiều, tư duy ức chế, giảm các hoạt động tâm thần vận động. Người bệnh cảm thấy buồn vô cớ, không tìm thấy lối thoát, quá khứ và tương lai hoàn toàn ảm đạm, cảm thấy mắc tội lỗi... Trong giai đoạn này, người bệnh thường có ý định tự tử. Có người thử tự tử nhiều lần nhưng được phát hiện. Lý do họ đưa ra để đi đến cái chết rất mơ hồ, vô lý và không thể chấp nhận được. Ở những nước có đời sống vật chất cao nhưng thiếu thốn sự quan tâm của gia đình và đồng loại cũng có khá nhiều bệnh nhân bị rối loạn lưỡng cực. Bệnh này không dẫn đến tử vong bệnh lý nhưng tỷ lệ bệnh nhân tự sát do rối loạn lưỡng cực chiếm một tỷ lệ không nhỏ.
Cẩn trọng với bệnh rối loạn lưỡng cực:
Rối loạn lưỡng cực (RLLC) là nguyên nhân gây loạn hoạt năng đứng hàng thứ
sáu trên toàn cầu. Bệnh nhân bị RLLC có nguy cơ tự tử rất cao, theo ước tính,
từ 25 - 50% số bệnh nhân RLLC toan tính tự tử ít nhất một lần trong đời.
Tỷ lệ mắc bệnh RLLC là khoảng 1%. Tại Việt Nam hiện chưa có số liệu thống kê chính thức về RLLC trong dân số, nhưng riêng tại Viện Sức khỏe tâm thần Bạch Mai, bệnh nhân RLLC chiếm 8,7% tổng số bệnh nhân điều trị nội trú năm 2001.
Theo GS. Eduard Vieta, Giám đốc Chương trình RLLC thuộc Bệnh viện Trường Đại học Barcelona, Tây Ban Nha - giảng viên Đại học Harvard, Boston, Hoa Kỳ, các biểu hiện sớm (tiền triệu) của bệnh gồm có: Trầm cảm chiếm 85%, hưng cảm 75%. Thời gian hưng cảm thường kéo dài 28 - 30 ngày, còn trầm cảm từ 18 - 20 ngày.
Triệu chứng hưng cảm thường gặp là không quan tâm đến giấc ngủ hoặc ngủ ít, tăng hành vi có mục đích (kế hoạch, sáng kiến, dự định), tăng giao tiếp, suy nghĩ bắt đầu dồn dập, lạc quan thái quá, kích động, bứt rứt, dễ cáu gắt, tự đánh giá cao về bản thân, không quan tâm đến ăn uống, xài tiền quá mức.
Trong khi đó, các tiền triệu của trầm cảm là mất ham thích, giảm hoạt động, ăn uống kém, hay lo âu, sợ hãi, rối loạn giấc ngủ, ngủ kém, mệt mỏi, không muốn ra khỏi giường, cảm thấy buồn chán, hay suy nghĩ tiêu cực.
Bệnh RLLC gây ra các hậu quả tâm lý đáng kể cho người bệnh và có thể ảnh hưởng nặng nề đến đời sống cá nhân, nghề nghiệp và gia đình.
Tỷ lệ ly dị ở những người bị RLLC cao gấp hai đến ba lần và suy giảm chức năng nghề nghiệp gấp hai lần so với những người không bị. Tổ chức Y tế Thế giới đã xác định RLLC là nguyên nhân gây loạn hoạt năng đứng hàng thứ sáu trên toàn cầu.
Bệnh nhân bị RLLC có nguy cơ tự tử rất cao, theo ước tính, từ 25 - 50% số bệnh nhân RLLC toan tính tự tử ít nhất một lần trong đời.
Bệnh lý đi kèm RLLC thường thấy nhất là bệnh tâm thần, trong đó hay gặp nhất là rối loạn lo âu, lạm dụng rượu và các chất kích thích. Tỷ lệ phụ nữ bị RLLC lệ thuộc vào rượu cao gấp bảy lần so với dân số chung. Còn nam giới bị RLLC có nguy cơ nghiện rượu tăng gấp ba lần.
Ngoài ra, RLLC có thể dẫn đến rối loạn ăn uống và tỷ lệ bị RLLC suốt đời trong số những người mắc bệnh chán ăn hay chứng bỏ ăn vô độ tâm thần là 4 - 6%. Ngoài bệnh lý tâm thần, RLLC còn đi kèm với béo phì hoặc thừa cân.
Nguyên nhân không chỉ do rối loạn ăn uống, mà còn do không vận động hoặc do tác dụng phụ của một vài loại thuốc chống loạn thần. Rồi béo phì lại dẫn đến các biến chứng như đái tháo đường, bệnh tim mạch...
RLLC nếu được chẩn đoán đúng và điều trị sớm sẽ có khả năng thay đổi tiến trình của bệnh lý nền, giúp bệnh nhân vượt qua những triệu chứng và các suy giảm chức năng liên quan.
Tuy nhiên, xử trí RLLC hiện vẫn là vấn đề nan giải do việc chẩn đoán sai và điều trị chậm trễ.
Nghiên cứu cho thấy, có đến 69% trường hợp chẩn đoán sai và chậm trễ đến 20 năm kể từ khi khởi phát các triệu chứng cho đến khi bắt đầu được điều trị, trong đó 60% chẩn đoán nhầm là trầm cảm tái diễn, 26% là rối loạn lo âu, 14 - 18% là tâm thần phân liệt, rối loạn nhân cách.
Bởi các giai đoạn hưng cảm và trầm cảm nặng có thể có các triệu chứng loạn thần và làm cho người bệnh RLLC bị chẩn đoán sai là tâm thần phân liệt.
Đồng thời, việc chẩn đoán bệnh RLLC hiện chỉ tập trung hoặc dừng lại ở các triệu chứng trầm cảm và thường bỏ sót các triệu chứng hưng cảm vốn ít khi được cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân chú ý.
Hệ quả là trên nhóm bệnh nhân RLLC người lớn có hơn 60% được chẩn đoán ban đầu là trầm cảm đơn cực. Việc không nhận ra hoặc không chẩn đoán chính xác bệnh RLLC sẽ dẫn đến tiên lượng lâu dài về tình trạng bệnh xấu hơn.
Chẩn đoán muộn còn làm xảy ra các biến chứng và khiến các bệnh lý đi kèm tiến triển, trong đó có tình trạng lạm dụng các chất. Hơn nữa, việc điều trị có thể trở nên kém hiệu quả ở những bệnh nhân đã trải qua một vài giai đoạn bệnh không được điều trị hoặc điều trị không thích hợp.
Đáng lưu ý là ngay cả khi bệnh đã được điều trị ổn, việc điều trị duy trì, ngăn ngừa tái phát RLLC cũng cần được quan tâm.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc điều trị tái phát vẫn còn nhiều bất cập, chỉ có khoảng 18 - 20% bệnh nhân được điều trị duy trì đúng thuốc, 35 - 40% bệnh nhân được điều trị bằng thuốc khác, 50 - 55% không được điều trị duy trì, phòng ngừa tái phát.
Trong khi đó, theo tiến triển của RLLC, chỉ có 7% không bị tái phát, 45% có từ hai giai đoạn bệnh trở lên, 40 - 45% bệnh nhân có giai đoạn hưng cảm thứ hai trong vòng hai năm sau giai đoạn một, 40% bệnh nhân có tiến triển mạn tính.
Và quan trọng nhất là một bệnh nhân có thể có từ 20 - 30 giai đoạn bệnh (trung bình 9 giai đoạn) và 40% bệnh nhân có hơn 10 giai đoạn bệnh.
Cũng
theo nghiên cứu, tính di truyền RLLC là 79%, ngoài ra, môi trường cũng
có tác động không nhỏ, như stress, biến cố, bất toại trong đời sống cá
nhân. Yếu tố sức khỏe cơ thể như dậy thì, sinh đẻ, mãn kinh, sau bệnh
nặng... cũng làm bệnh phát sinh hoặc tiến triển.
Chẩn đoán và điều trị
Khác với tâm thần phân liệt và các bệnh thực thể của não bộ, rối loạn lưỡng cực là bệnh không dẫn đến sa sút tâm thần, trí tuệ cũng như biến đổi nhân cách. Người bệnh vẫn có một cuộc sống bình thư���ng, vẫn học tập và làm việc chung môi trường với người bình thường đến mức rất nhiều trường hợp dù bị đồng nghiệp hay bạn bè nhận ra "thằng này hâm", "cô này tửng tửng" hay "ông này có vấn đề", người bệnh vẫn tiếp tục "ủ bệnh". Nếu những người này được gia đình và bạn bè nhận ra tình trạng bất thường, thuyết phục họ đi khám để chẩn đoán sớm và điều trị đúng, khả năng khỏi bệnh hoàn toàn rất cao.
Hiện nay trên thế giới, do cuộc sống căng thẳng và các mối quan hệ gia đình cũng như đoàn hội trở nên lỏng lẻo, chẩn đoán và điều trị rối loạn lưỡng cực được xem như là vấn đề thời sự được các chuyên gia ngành tâm thần hết sức quan tâm. Có nhiều hướng dẫn và thuốc để điều trị và ngăn ngừa tái phát rối loạn lưỡng cực hiện nay như các thuốc chống động kinh và các thuốc chống loạn thần... Tuy nhiên, điều mà xã hội cần quan tâm là làm sao nhận ra những bệnh nhân đang chịu đựng căn bệnh này nhằm giúp họ sớm chẩn đoán cũng như điều trị sớm và lâu dài.
(St)