Các cụ vẫn có câu “một lần sa bằng ba lần đẻ”, những ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe người phụ nữ sau sẩy thai là rất lớn. Nó có thể là nguyên nhân gây khó khăn cho những lần mang thai kế tiếp tiếp.
Vậy làm thế nào để có ngăn chặn được những ảnh hưởng đó? Một số lưu ý dưới đây sẽ cho chị em biết phải làm gì sau khi sẩy thai để mang thai trở lại.
Tổn thương tử cung - Biến chứng thường gặp sau sẩy thai, hư thai
Hiện tượng sẩy thai, hư thai không phải là vấn đề lạ lẫm gì với chị em phụ nữ, ước tính cứ 5 thai phụ thì có một người bị sẩy hoặc hư thai. Hầu hết các trường hợp sẩy thai, hư thai đều rơi vào 12 tuần lễ đầu nhưng cũng có nhiều thai phụ 24 tuần vẫn phải nói lời tạm biệt con. Khát khao được làm mẹ bỗng chốc bị chối bỏ không chỉ gây nên những nỗi đau tinh thần mà còn gây ra những đau đớn cho thể xác.
Một trong những lo ngại sau khi thai bị sẩy, hư hoặc nạo phá thai chính là những tổn thương tại tử cung. Nằm ở vị trí quan trọng, tử cung đảm nhận chức năng sinh sản của phụ nữ, là nơi phát triển của thai nhi trong 9 tháng 10 ngày. Chính vì vậy những trường hợp sẩy thai còn sót rau, hư thai hay nạo phá thai cần sự can thiệp của các dụng cụ y khoa, nếu không được làm thủ thuật đúng thao tác hay đảm bảo sự vô trùng cần thiết, sẽ tác động đến tử cung, nhất là niêm mạc bên trong và ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ sau này.
Sau đây là một số biến chứng liên quan đến tử cung thường gặp:
- Rách niêm mạc tử cung, làm mỏng niêm mạc tử cung
- Thủng buồng tử cung, gây chảy máu và để lại sẹo trong tử cung
- Rách cổ tử cung khi làm thủ thuật.
- Dính buồng tử cung thường có biểu hiện kinh nguyệt ít hoặc không thấy hành kinh trở lại.
- Viêm nhiễm tử cung do quá trình làm thủ thuật không đảm bảo vô trùng, hoặc vệ sinh sau đó không tốt.
Ngoài những biến chứng ảnh hưởng đến tử cung, việc sẩy thai – hư thai còn là nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, gây rối loạn kinh nguyệt và ảnh hưởng đến quá trình phát triển thai nhi về sau.
Tái tạo niêm mạc tử cung – Chuẩn bị mang thai lần sau
Những ảnh hưởng do sẩy thai, hư thai là rất lớn, do vậy để có những chuẩn bị tốt nhất cho lần mang thai kế tiếp người phụ nữ cần có những biện pháp chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là giúp tăng cường phục hồi những tổn thương ở tử cung và những biểu hiện rối loạn kinh nguyệt. Một số lưu ý dưới đây sẽ gợi ý cho chị em phụ nữ cách chăm sóc sức khỏe sau sẩy thai:
Đợi ít nhất sau 3 tháng bị sảy thai mới nên mang thai lại: Không có tài liệu nào đưa ra thời điểm chính xác nên mang thai lại sau sẩy thai, tuy nhiên các bác sỹ khuyên chị em phụ nữ nên đợi khoảng 3 – 6 tháng. Khoảng thời gian này giúp cho niêm mạc tử cung được tái tạo đầy đủ cho trứng làm tổ, hoạt động nội tiết được ổn định, tử cung và âm đạo của người phụ nữ mới hoàn toàn bình phục và trở về tình trạng khỏe mạnh như lúc đầu.
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học: Sau sẩy thai cơ thể của người bệnh sẽ thường trở nên yếu hơn do bị mất một lượng máu nhất định. Chính vì thế cơ thể cần được cung cấp vitamin và muối vô cơ, đặc biệt là bổ sung sắt để phòng bệnh thiếu máu đồng thời bổ sung các loại thực phẩm tự nhiên giàu axit folic và protein.
Chăm sóc sức khỏe tinh thần: Sẩy thai sẽ gây nên những tổn thương về mặt tinh thần, thậm chí là nỗi ám ảnh, suy sụp đối với nhiều người. Giai đoạn này, người phụ nữ cần được chia sẻ, động viên của người thân trong gia đình, nhất là của người chồng. Thêm nữa, bản thân người phụ nữ cũng cần nhận thức rằng đây là việc không ai mong muốn do vậy cần cố gắng vượt qua, tránh những lo lắng, căng thẳng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và lần mang thai tiếp theo.
Sử dụng thảo dược: Dân gian ta có câu: “Nhân trần, ích mẫu đi đâu/ Để cho gái đẻ đớn đau thế này” để ca ngợi tác dụng chữa bệnh của ích mẫu dành riêng cho những người mẹ. Bộ ba ích mẫu, ngải cứu, hương phụ được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh và hồi phục tử cung sau hư thai.