Khi một người tiêu nhiều lần, phân lỏng hoặc phân toàn nước tức là bị tiêu chảy. Nếu phân có chất nhầy và máu là bị lỵ. Tiêu chảy thường hay gặp và nguy hiểm hơn ở trẻ bé, đặc biệt đối với trẻ được nuôi dưỡng kém.
- Đứa trẻ được ăn uống đầy đủ, ít bị tiêu chảy và nểu có thì lại bình phục nhanh.
- Đứa trẻ thiếu ăn, dễ bị tiêu chảy hơn và có nguy cơ tử vong vì bệnh tiêu chảy hơn.
- Tiêu chảy có nhiều nguyên nhân. Đôi khi cần phải dùng phương pháp chữa bệnh đặc biệt. Tuy nhiên nhiều trường hợp tiêu chảy có thể chữa tại nhà, mặc dù bạn không biết chắc chắn nguyên nhân gây bệnh.
Những nguyên nhân chính gây tiêu chảy
- Thiếu ăn . Điều này làm trẻ yếu đi khiến cho tiêu chảy vì những nguyên nhân khác hay xảy ra và dễ trở nặng hơn.
- Bị nhiễm vi-rút “hay cúm đường ruột” (tiêu chảy thường nhẹ); nhiễm trùng đường ruột do vi trùng, a-mip hoặc trùng roi ruột.
- Nhiễm giun.
- Nhiễm trùng ngoài đường ruột (nhiễm trùng tai, viêm a-mi-dan, sởi, nhiễm trùng đường tiết niệu).
- Sốt rét (kí sinh trùng fan-xi-pa-rum – ở một số nơi thuộc châu Phi, châu Á và Thái Bình Dương).
- Ngộ độc thực phẩm (thức ăn đã hỏng, ôi thiu hoặc bị nhiễm khuẩn).
- Không tiêu hóa được sữa (chủ yếu ở các trẻ suy dinh dưỡng nặng và ở một số người lớn).
- Thức ăn mới lạ đối với trẻ em làm khó tiêu.
- Dị ứng với một số thức ăn (cả, cua, tôm, V.V)\ Một SỐ trẻ bị dị ứng với sữa bò hoặc các loại sữa khác.
- Tác dụng phụ của một số thuốc như Am-pi-xi-lin hoặc Tê-tra-xy-clin.
- Thuốc nhuận tràng, thuốc tây, cây gây kích thích hoặc có chất độc, một số thuốc độc.
- Ăn quá nhiều quả xanh hay thức ăn khó tiêu, thức ăn nhiều dầu mỡ.
Phòng bệnh tiêu chảy
- Tuy tiêu chảy có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên nhân phổ biên nhất là nhiễm trùng và ăn uống kém. Giữ vệ sinh tốt và ăn uống đầy đủ có thể ngăn ngừa được tiêu chảy. Nếu phòng bệnh đúng cách sẽ có ít trẻ em bị bêu chảy hơn.
- Trẻ em được nuôi dưỡng kém hay bị tiêu chảy và dễ chết do tiêu chảy hơn là trẻ em được nuôi dưỡng tốt. Tuy nhiên chính tiêu chảy lại là một nguyên nhân gây suy dinh dưỡng. Và khi đã có tình trạng suy dinh dưỡng rồi, tiêu chảy lại khiến cho suy dinh dưỡng nặng thêm.
- Thiếu dinh dưỡng gây tiêu chảy. Tiêu chảy gây thiếu dinh dưỡng. Đó là cái vòng luẩn quẩn, trong đó cái nọ làm cho cái kìa tệ hơn. Vì vậy, ăn uống tốt là vấn để quan trọng trong việc phòng và chữa tiêu chảy.
- Phòng bệnh tiêu chảy bằng cách phòng bệnh suy dinh dưỡng. Phòng bệnh suy dinh dưỡng bằng cách phòng bệnh tiêu chảy.
- Muốn biết các thức ăn nào giúp cho cơ thể chống lại hoặc ngăn ngừa bệnh tật, kể cả tiêu chảy các bạn có thể tham khảo các bài viết về chế độ dinh dưỡng -Ăn gì để được khỏe mạnh.
- Việc phòng tiêu chảy tùy thuộc vào cả hai vấn để: ăn uống tốt và giữ gìn vệ sinh. Nhiều gợi ý về việc giữ vệ sinh cá nhân và công cộng đươc ưu tiên hành đầu. Những lí do bao gồm việc sử dụng cầu tiêu, tầm quan trọng của nước sạch và việc giữ vệ sinh thực phẩm.
- Sau đây là một số gợi ý quan trọng khác để đề phòng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh:
+ Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu. Sữa mẹ chứa kháng thể giúp trẻ nhỏ chống nhiễm trùng, ngăn ngừa tiêu chảy. Nếu không thể cho trẻ bú mẹ được, thì cho trẻ ăn bằng chén và thìa.
+ Không nên dùng bình sữa vì dùng bình khó giữ được sạch và dễ gây nhiễm trùng. Nếu cho trẻ bú bình, cần rửa sạch bình sữa, núm vú rồi luộc bình và núm trong nước sôi khoảng 15 phút.
+ Khi bắt đầu cho trẻ sơ sinh ăn thức ăn mới hoặc thức ăn đặc, nên cho ăn từng ít một và phải nghiền kĩ (đánh nhuyễn). Trẻ cần tập tiêu hóa các thức ăn mới, nên nếu trẻ bắt đầu bằng cách ăn nhiều ngay một lúc trẻ dễ bị tiêu chảy.
+ Giữ vệ sinh cho trẻ và vệ sinh ăn uống thật tốt, cố gắng đửng để trẻ cho vật bẩn vào miệng.
+ Đừng cho trẻ uống những thức uống không cần thiết.