Cách trị bệnh trẻ bị sổ mũi ho có đờm và hắt hơi lâu ngày là những phương pháp được hướng dẫn cụ thể giúp các mẹ biết được mình nên làm gì để giúp trẻ ổn định hơn về mặt tâm lý và sức khỏe. Với những bậc phụ huynh lần đầu có con nhỏ, chắc hẳn việc châm sóc bé con thật tốt và đúng cách quả không phải là điều dễ dàng gì. Chính vì vậy mà nếu những tình trạng ho, trẻ bị hắt hơi, sổ mũi lâu ngày khiến trẻ trở nên khó chịu, hay cáu gắt dẫn tới tâm lý các bậc làm cha làm mẹ cũng khá là hoang mang và lo lắng. Trong bài viết này sẽ đề cập tới một số phương pháp như tắm gừng cho bé, thoa dầu vào lòng bàn chân, cho bé uống thảo dược, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý,…Tuy nhiên các bà mẹ cần lưu ý về những điều nên và không nên làm với trẻ nhỏ theo những chỉ dẫn về các kiến thức được cung cấp kì này.
Hãy cùng Mecuti.vn tìm hiểu cũng như tham khảo những thông tin bên dưới đây về cách trị bệnh trẻ bị ho hắt hơi và trẻ bị sổ mũi lâu ngày bên dưới đây nhé!
Chảy nước mũi kèm hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể, có thể có sốt là những biểu hiện mà cha mẹ nên lưu ý về nguyên nhân cũng như cách chăm sóc bé
Nguyên nhân:
- Có thể do cảm lạnh.
Các chăm sóc khi bé bị cảm lạnh:
- Luôn có sẵn các vật dụng y tế cần thiết cho bệnh cảm lạnh trong tủ thuốc gia đình: nước muối sinh lý để nhỏ mũi, dụng cụ hút mũi, thuốc hạ sốt, nhiệt kế, máy tạo độ ẩm.
- Nếu con bạn còn quá bé, dưới 3 tháng tuổi, hãy gọi cho bác sĩ khi có dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh, chẳng hạn như chảy nước mũi, ho, hoặc sốt.
- Đối với trẻ lớn hơn, bạn nên gọi cho bác sĩ nếu bé bị sốt cao, mất nước, ngày càng ho nặng hoặc khó thở, hoặc các triệu chứng nhẹ nhưng kéo dài hơn một tuần.
- Giúp em bé của bạn hít thở dễ dàng bằng cách sử dụng nước nhỏ mũi để vệ sinh bên trong mũi, và dùng các thiết bị hút mũi khác để làm sạch dịch nhầy từ mũi nghẹt của bé.
- Khi bé bị nghẹt mũi, tư thế ngủ tốt cho bé là phần đầu được nâng cao lên một chút. Hãy đặt thêm khăn dưới gối của bé để chỉnh độ cao phù hợp cải thiện giấc ngủ cho bé trong khi bị cảm lạnh.
- Các mẹ nên cho bé bú sữa nhiều hơn, uống nước nhiều hơn khi bé bị cảm lạnh.
- Trong khi chữa cảm lạnh cho bé, mẹ cũng phải chú ý đến việc tự bảo vệ sức khỏe của chính mình bằng cách rửa tay thường xuyên để tránh nhiễm vi trùng từ bé hay ngược lại.
Chảy nước mũi, kèm hắt hơi, mắt bị ngứa và chảy nước, có thể bị ho nên cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân để biết cách chăm sóc cho bé
Nguyên nhân:
- Có thể do dị ứng.
Chăm sóc khi bé bị dị ứng:
- Cha mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân gây dị ứng và có cách chăm sóc, chữa trị kịp thời.
Chảy nước mũi, kèm ho liên tục (cả ngày và đêm). Đau ở xương gò má hoặc một bên mũi kèm sốt nhẹ là dấu hiệu mà các mẹ nên lưu tâm
Nguyên nhân:
- Có thể do viêm xoang.
Chăm sóc khi bé bị viêm xoang:
- Vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ. Đây là một việc làm thường xuyên của các bà mẹ, các cô nuôi dạy trẻ, bảo mẫu. Việc làm này tuy đơn giản nhưng rất có ích trong việc ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp và bệnh về tai, mũi, họng.
Khi con có một trong những biểu hiện trên mẹ cần làm những gì?
Dù con uống thuốc gì, khi con cảm, ho, sổ mũi, mẹ cũng cần làm những việc sau để ngừa cảm cho con, con có bị thì cũng sẽ bị nhẹ hơn, mau hết hơn, và ngừa các biến chứng ngây viêm phế quản, viêm phổi, …, mẹ cần làm ngay cho con:
1. Tắm nước gừng cho con
- Lấy 1 củ gừng rửa sạch, giã nát, cho vào nồi đun sôi lên rồi pha vào nước tắm của bé, cho bé ngâm 1 lúc, nhất là phần lưng và phần ngực, rất hiệu nghiệm. Dù con uống thuốc gì, khi con cảm, ho, sổ mũi, mẹ cũng cần cho con tắm nước gừng. Bé nào khò khè nhiều sau 1 tuần là con hết hẳn khò khè.
2. Thoa dầu vào lòng bàn chân
- Khi con vừa có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, mẹ cần làm ngay việc xoa dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân cho con, day day lòng bàn chân chừng 1 phút mỗi bên, sau đó đeo tất (vớ) vào. Tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả, nhất là với trẻ sơ sinh. Sau đó thoa ngực con và đỉnh đầu (ngay thóp đầu còn gọi mỏ ác)
3. Cho con uống thảo dược ngừa và trị cảm
- Ho không đờm – uống lá tía tô: Trẻ ho không đờm – hay nôn: dùng 20g lá tươi giã nhỏ, chế thêm nước sôi, quấy đều gạn lấy nước cho con uống lúc còn ấm.
- Ho có đờm – uống lá húng chanh – Húng chanh có chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cavaron có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt nên có thể được dùng làm thuốc chữa ho, trị viêm họng cho bé (nếu không mua được lá húng chanh thì mẹ cứ mua lá tía tô, tuy không bằng lá húng chanh nhưng lá tía tô vẫn có tác dụng giải cảm rất tốt)
– Cách 1: Giã dập lá húng, sau đó trộn với 10ml nước sôi, để cho ngấm rồi gạn lấy nước cho trẻ uống, ngày uống 2 lần.
– Cách 2: 10-15 lá húng chanh, 4 quả quất xanh và đường phèn. Rửa sạch lá húng chanh và quất xanh, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 2 lần/ngày đến khi hết ho. - Uống mật ong dành cho trẻ trên một tuổi: Cho trẻ uống mật ong là phương thuốc hữu hiệu trong việc giảm nhẹ các cơn ho và cổ họng đau rát. Mật ong an toàn cho trẻ trên một tuổi và trẻ sẽ dễ chấp nhận phương thuốc này do hương vị ngọt thơm.
Liều lượng: nửa thìa cà phê với các bé từ 1 – 5 tuổi. một thìa cà phê cho các bé từ 6 – 11 tuổi.
4. Cho con ăn cháo giải cảm (cháo hành lá-tía tô)
- Cháo hành, tía tô (thêm gừng xắt sợi nhuyễn), tuy đơn giản nhưng là bài thuốc chữa cảm cúm rất hay quen thuộc cho người lớn. Với trẻ kg cần cho gừng vào. Mẹ chỉ cần nấu cháo với hành và tía tô.
- Tùy theo tháng tuổi của con mà nấu hạt cháo cho phù hợp, trẻ chưa ăn cháo được có thể dùng bột gạo để nấu (hành và tía tô cho vào máy xay nhuyễn rồi cho vào bột cháo). Để thêm dinh dưỡng mẹ cho thêm lòng đỏ trứng gà luộc chính tán nhuyễn vào. Bé lớn hơn có thể đánh tan lòng đỏ cho hẳn vào nồi cháo.
- Lưu ý, nấu cháo chín, cho trứng vào và nêm vừa ăn, rồi mới cho hành và tía tô vào, đảo nhanh tay rồi tắc bếp, nấu lâu quá, tinh dầu trong hành và lá tía tô sẽ mất đi.
5. Giúp trẻ giải đờm
- Khi con có biểu hiện ho có đờm, mẹ cần cho con uống nhiều nước. Trẻ bú mẹ bình thường dưới 6 tháng không cần uống nước, nhưng khi con ho có đờm, dù bú mẹ hoàn toàn cũng nên co con uống thêm nước (cho vào bình sữa cho con mút hay đút muỗng), hoặc các loại nước trái cây.
- Đây là biện pháp làm loãng đàm rất hiệu quả. Nước còn làm dịu cơn rát họng, giúp trẻ giảm ho. Mẹ thường xuyên vỗ lưng cho bé sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu của phổi, giúp đờm trong phế quản long và dễ thải ra.
- Cách vỗ: cho con nằm nghiêng, mẹ chụm 5 ngón tay hơi cong thành nửa vòng tức là nắm tay hờ, vỗ nhẹ vào lưng trẻ (sức vỗ không quá mạnh, vỗ lần lượt từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, nằm nghiêng sang phải vỗ lưng bên trái, nằm nghiêng sang trái vỗ lưu bên phải, hai bên thay nhau).
- Mỗi lần vỗ độ vài phút, ngày 2-3 lần. Khi mẹ nhìn thấy đờm trong họng con thì lấy khăn sữa sạch bọc vào đầu ngón tay móc nhẹ đờm ra cho con.
6. Nhỏ mũi cho con bằng nước muối sinh lý
- Nhỏ mũi cho con ngày 3 – 4 lần khi con có biểu hiện hắt hơi nhiều lần trong ngày. Khi con đã bắt đầu sổ mũi, mẹ cần phải nhỏ mũi cho con ngày 6-7 lần, mới giúp con nhanh hết.
- Chảy mũi nhiều càng nên nhỏ, nhưng phải húy sạch nước mũi mới nhỏ, kg thì sẽ khiến nước mũi chảy ngược vào sâu trong khoang mũi, khiến con viêm mũi nặng hơn. Nếu mẹ thấy con chảy nước mũi nhiều lại ngưng kg nhỏ mũi sẽ khiến con viêm mũi lâu hết hơn, viêm nhiễm có nguy cơ nặng hơn.
Lưu ý: Viêm mũi nặng và kéo dài lâu ngày, trẻ sẽ có nguy cơ bị VIÊM TAI GIỮA, rất khó chữa trị, bệnh viêm tai giữa rất hay bị tái đi tái lại, ảnh hưởng đến khả năng thính giác của trẻ.
Nước muối sinh lý pha tinh dầu tỏi dành cho trẻ trên 1 tuổi
- Cách này cực kỳ hiệu quả giúp trẻ giảm và hết sổ mũi nhanh. Tỏi chứa chất Allicin có thể diệt vi trùng và vi nấm. Nó có thể phòng ngừa cúm và điều trị cúm.
Chỉ áp dụng cho trẻ trên 1 tuổi. Pha nước tỏi loãng vào lọ nước muối sinh lý nhỏ mũi 2 -3 lần/ngày, bé sẽ rất mau khỏi sổ mũi. Nhưng nhớ phải là cực kỳ loãng nha các mẹ. - Cách làm: ép ½ tép tỏi nhỏ (tép chứ kg phải là ½ củ tỏi), rồi đổ lọ nước muối sinh lý vào, sau đó lọc bỏ tỏi, đổ lại nước trong vào lọ, để nhỏ cho con 1,2 ngày lại thay lọ khác (tỏi việt nam nha các mẹ, coi chừng mua nhầm tỏi trung quốc)
- Một số thông tin lưu ý việc không nên dùng nước tỏi pha vào lọ nước muối sinh lý để nhỏ cho trẻ như “việc nhỏ nước tỏi ép vào mũi là rất nguy hiểm vì nó dễ gây nóng rát, phù nề có thể làm bỏng niêm mạc mũi của trẻ”.
- Đó là trường hợp mẹ THAM cứ nghĩ cho nước tỏi vào nhiều là con khỏi nhanh dùng quá nhiều nước tỏi cho vào lọ nước muối sinh lý mới bị như thế. Thực sự là tỏi có khả năng kháng viêm cực tốt, nước tỏi không gây dị ứng, nếu mẹ dùng đúng cách con sẽ rất nhanh hết viêm và sổ mũi.
- Quan trọng là mẹ chỉ cho vào theo liều lượng đã hướng dẫn và phải nhỏ thử 1 giọt cho 1 bên mũi con trước, sau vài giờ xem con có biểu hiện khó chịu không mới dùng tiếp. Và trẻ trên 1 tuổi mới nên dùng khi mới bị sổ mũi.
- Với trẻ dưới 1 tuổi: An toàn nhất là dùng nước nuối NaCl 0,9% để rửa mũi cho trẻ. Nên rửa từ 4-7 lần/ ngày tùy vào tình trạng nghẹt hay sổ mũi của trẻ, trước khi cho bé ăn hoặc bú.
Nhỏ mũi cho con đúng cách
Các bước Nhỏ và Hút mũi khi con bị sổ mũi
Trẻ sổ mũi, nếu mẹ biết nhỏ thuốc đúng cách sẽ giúp con mau hết sổ mũi và ngăn ngừa được tình trạng viêm nhiễm hoặc biến chứng nặng hơn như gây viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, … Nhưng thực tế là rất nhiều mẹ không biết cách nhỏ mũi đúng cách cho con. Dẫn đến trình trạng con sổ mũi vài ngày sau là bị viêm nhiễm nặng hơn.
- Bước 1: Trước khi nhỏ, nên ngâm lọ nước nhỏ mũi vào nước ấm (không nóng) rồi mới nhỏ từng bên mũi cho con.
- Bước 2: Trước khi nhỏ mũi cần xì hay hút hết chất dịch nhày, mủ ứ đọng trong hốc mũi, như vậy nhỏ thuốc mới có tác dụng. Đối với trẻ nhỏ chưa biết xì mũi, người lớn phải dùng quả bóng hút mũi hút nhẹ nhàng, đúng cách cho hết các dịch nhày trong mũi của trẻ trước khi nhỏ thuốc mũi.
- Bước 3: Khi nhỏ mũi, tốt nhất là để tư thế nằm ngửa. Hoặc nếu không nằm ngửa thì phải ngồi, ngửa đầu tối đa ra sau để thuốc vào được trong hốc mũi. Khi nhỏ cố gắng đưa đầu ống nhỏ sâu trong hốc mũi độ 1cm (nhưng không để chạm vào mũi) rồi nhỏ từ từ 2-3 giọt vào mũi trẻ. Nhỏ mũi xong day ấn cánh mũi vài giây. Với trẻ bị ngẹt mũi, sau khi nhỏ mũi 1-2 phút, ghỉ mũi bám trong hốc mũi sẽ loãng và chảy ra, mẹ có thể dùng ống hút mũi hút sạch cho con. Hoặc khi trẻ sổ mũi nhiều, sau khi nhỏ mũi, mẹ có thể hút mũi thêm 1 lần nữa cho con để tránh nước mũi bị trẻ hít ngược vào trong gây viêm nhiễm nhiều hơn.
LƯU Ý: Khi áp dụng cái gì là phải áp dụng ĐÚNG CÁCH, nghĩa là áp dụng đúng bài, đúng liều lượng và đúng thời gian.
Cha mẹ tuyệt đối không nhỏ nước tỏi vào mũi bé
- Theo bác sĩ Nguyễn Trương Khương, trẻ ngạt mũi thì cha mẹ tuyệt đối không nhỏ nước tỏi giã.
- Câu hỏi của mẹ bé Cún gửi đến bày tỏ băn khoăn về việc mẹ chồng dùng nước tỏi nhỏ vào mũi cháu trai để cháu bớt sụt sịt đã thu hút sự quan tâm của đông đảo phụ huynh. Bởi thời tiết đang ở thời điểm giao mùa, đặc biệt ở miền Bắc nhiệt độ giảm khi đang chuyển sang mùa đông. Vì vậy, nếu không giữ ấm cho trẻ thì rất dễ bị mắc phải các bệnh về đường hô hấp.
- Mẹ bé Cún cho biết: “Mấy hôm nay thời tiết Hà Nội đột nhiên chuyển lạnh, mưa gió liên miên ẩm ướt cả ngày dài. Dù đã em cẩn thận dặn ông bà chú ý mặc ấm cho Cún, đừng đưa cháu ra ngoài đường, vậy mà mẹ chồng em vẫn “ham vui”, đẩy xe mang cháu ra đầu ngõ buôn chuyện suốt từ chiều đến tận giờ cơm mới về. Kết quả là tối hôm ấy, Cún hắt xì liên tục, đêm thở miệng khò khè vì bị ngạt mũi”.
- Sau khi con trai 8 tháng tuổi bị sụt sịt, mẹ chồng của chị dùng tỏi giã lấy nước để nhỏ vào mũi bé và khẳng định:”Lấy nước tỏi nhỏ vào mũi Cún vài giọt là hết sụt sịt ngay”.
- Chưa biết được công dụng hay có ảnh hưởng gì sức khỏe của con hay không? “Chẳng hiểu bài thuốc ấy ở đâu ra nhưng em dứt khoát không đồng ý, nước tỏi mùi hắc, lại nóng, chẳng may lại còn lấy phải tỏi “Tầu” cũng nên. Em chỉ kiên trì nhỏ mũi cho Cún bằng nước muối sinh lý bình thường”, độc giả bày tỏ.
- Để tìm hiểu những nguy cơ có thể xảy ra khi nhỏ trực tiếp nước tỏi giã nhỏ vào mũi trẻ. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Bác sĩ Nguyễn Trương Khương (Khoa Tai, Mũi, Họng- Bệnh viện FV).
- Theo bác sĩ Nguyễn Trương Khương, tỏi có chứa chất Allicin có thể diệt vi trùng và vi nấm. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy tỏi có thể phòng ngừa cúm và điều trị cúm. Tỏi cũng có hiệu quả trong điều trị khàn tiếng, long đàm và ho.
- “Trong dân gian Việt nam, người ta cũng thường dã tỏi vắt lấy nước để nhỏ mũi, hoặc pha với nước ấm để xông mũi khi bị cảm và viêm xoang. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào đưa ra qui trình điều trị một cách có khoa học và liều lượng cụ thể”, bác sĩ Trương Khương nhấn mạnh.
- Về việc có nên nhỏ nước tỏi vào mũi trẻ hay không, bác sĩ Nguyễn Trương Khương đưa ra lời khuyên: “Theo kinh nghiệm của chúng tôi hàng ngày tiếp xúc và khám bệnh cho rất nhiều bệnh nhân bị viêm xoang, chúng tôi thấy có rất nhiều trường hợp dùng nước tỏi không có hiệu quả phải đi bác sĩ chuyên khoa để điều trị, tất cả các bệnh nhân đều cho rằng nhỏ tỏi vào mũi sẽ cực kỳ rát và đau, ngay cả khi có pha loãng. Do vậy chúng tôi nghĩ tuyệt đối không nên dùng nước tỏi nguyên chất nhỏ cho trẻ em khi có sổ mũi hoặc ho”.
- Vào thời điểm giao mùa, nhiệt độ miền Bắc giảm vì đang chuyển sang mùa đông, để đảm bảo trẻ không bị mắc các bệnh về hô hấp hay tai, mũi, họng, bác sĩ Nguyễn Trương Khương khuyên: “Đối với trẻ em, một năm bị 4-10 lần ho, sổ mũi do nhiễm lạnh hoặc nhiễm siêu vi là bình thường. Cách phòng ngừa tốt nhất là nên chích ngừa cúm cho trẻ, giữ ấm cho trẻ, giữ vệ sinh cho trẻ thật tốt, vì hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu, chưa phát triển hoàn thiện, đặc biệt là trẻ em dưới 6 tuổi.
- Khi trẻ đã bị bệnh, cách điều trị ban đầu tại nhà là nhỏ nước muối sinh lý hai bên mũi, có thể dùng ở mọi lứa tuổi, để làm long đàm, thông thoáng hai mũi, tránh tắc nghẽn. Nếu sau 3-4 ngày bệnh không thuyên giảm, sổ mũi, ho nhiều hơn, mũi trở nên đặc hơn, có mùi hôi, sốt nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để có chẩn đoán chính xác và điều trị”.
Một vài cách xử trí nghẹt mũi cho bé tại nhà
- Nghẹt mũi là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến mà bé phải đối mặt nhưng cha mẹ có thể điều trị cho con dễ dàng với một số biện pháp tại nhà.
- Trong khi điều trị nghẹt mũi, hãy nhớ rằng bé còn quá nhỏ để lạm dụng thuốc hay các biện pháp thô bạo. Nếu con bạn dưới 3 tháng tuổi, bạn không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để khắc phục nghẹt mũi cho con. Tùy ý dùng thuốc cho bé có thể làm phức tạp thêm vấn đề sức khỏe thay vì chữa được bệnh.
Với những thông tin rất bổ ích về cách trị bệnh trẻ bị ho có đờm hắt hơi và sổ mũi lâu ngày được cung cấp trên đây, mong rằng sẽ giúp ích thật nhiều cho các bậc phụ huynh khi trường hợp con yêu của mình rơi vào tình trạng khó chịu này. Đồng thời các mẹ nên lưu ý rằng, việc chăm sóc con trẻ theo những cách hướng dẫn trên cần phải tuân thủ đúng liều lượng và chỉ dẫn, lưu ý thật chi tiết về những việc nên làm hay không nên làm để tránh làm tình trạng bé con trở nên xấu hơn. Nếu những biện pháp điều trị trên được áp dụng nhưng vẫn không thuyên giảm thì tốt nhất là nên đưa bé tới bác sỹ để được thăm khám cẩn thận và an toàn hơn. Hãy luôn đồng hành và ủng hộ Mecuti để tìm kiếm nhiều kiến thức chăm sóc con hữu ích nhất nhé!