Trời rét, cảnh giác với hội chứng thắt lưng hông
Hội chứng thắt lưng hông là tổn thương phối hợp của bệnh lý cột sống thắt lưng và bệnh của dây thần kinh hông to (thần kinh tọa). Những ngày trời rét và ẩm thường làm bệnh trở nặng.
Các bệnh gây ra hội chứng thắt lưng hông
Về mặt giải phẫu, đoạn cột sống thắt lưng có các rễ thần kinh tủy sống quan hệ về chức năng và bệnh lý chặt chẽ với nhau, gồm các rễ thắt lưng L1, L2, L3, L4, L5. Khi cột sống hoặc đĩa đệm có những tổn thương thì các rễ thần kinh này cũng dễ bị tổn thương theo. Các bệnh dễ gây ra hội chứng thắt lưng hông gồm: thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thoái hóa cột sống thắt lưng cùng; thoái hoá đĩa đệm ở người cao tuổi; trượt đốt sống (spondylolisthesis): do bẩm sinh hoặc chấn thương, hay kèm với thoái hoá cột sống; viêm đốt sống; chấn thương: trực tiếp vào dây thần kinh tọa, gãy xương cột sống thắt lưng, gãy xương chậu; viêm cột sống do vi khuẩn như tụ cầu, trực khuẩn lao…
Biểu hiện bệnh với nhiều triệu chứng
Một người đã bị tổn thương cột sống do một trong các bệnh lý nói trên, khi bị hội chứng thắt lưng hông thường biểu hiện hai hội chứng phối hợp là hội chứng cột sống và hội chứng rễ thần kinh, trong đó mỗi hội chứng gồm nhiều triệu chứng.
Hội chứng cột sống gồm các triệu chứng: đau cột sống thắt lưng có thể xuất hiện đột ngột hoặc sau một chấn thương, nhưng cũng có thể xuất hiện từ từ, mà người ta gọi là bán cấp hoặc mạn tính. Tính chất đau là thường chỉ đau ở những đốt sống nhất định, có thể đau dữ dội, hoặc chỉ đau âm ỉ. Khi khám ấn trên mỏm gai các đốt sống bệnh nhân sẽ thấy đau chói ở các đốt sống bị bệnh. Cột sống bị biến dạng: thay đổi đường cong sinh lý, giảm ưỡn, mất ưỡn cột sống thắt lưng hoặc cong đảo ngược có nghĩa là cột sống thắt lưng không ưỡn như bình thường mà lại gù và lệch vẹo cột sống. Giảm biên độ hoạt động của cột sống thắt lưng: các động tác cúi, ngửa, nghiêng, xoay cột sống đều bị hạn chế.
Hội chứng rễ thần kinh: đau rễ thần kinh, đau lan dọc theo đường đi của rễ thần kinh, đau nhức buốt như bị mưng mủ. Khi nghỉ ngơi thì hết đau hoặc giảm đau rõ rệt. Đau tăng khi đi, đứng, ho hoặc hắt hơi... Có khi bị đau liên tục dù ở tư thế nào cũng vẫn đau. Vì đau bệnh nhân giảm các khả năng đi lại, lao động và sinh hoạt. Có thể tìm thấy các dấu hiệu căng rễ thần kinh: ấn trên đường cạnh sống, ngang điểm giữa của khe gian đốt bệnh nhân thấy đau.
Tìm một số điểm đau: thống điểm Valleix là ấn ở điểm giữa nếp lằn mông thì bệnh nhân đau; dấu hiệu Déjerine dương tính là khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi thì đau tăng. Bệnh nhân còn cảm thấy bị rối loạn cảm giác da dọc mặt ngoài đùi xuống cẳng chân tới mắt cá ngoài, mu bàn chân và ngón chân hoặc mặt sau đùi, cẳng chân, tới gót chân và gan bàn chân. Rối loạn vận động: bệnh nhân không đi xa được do đau mà phải nghỉ từng đoạn đỡ đau mới đi tiếp được. Yếu cơ nên gấp bàn chân về phía mu khó khăn hoặc khó duỗi thẳng bàn chân.
Rối loạn
phản xạ: giảm hoặc mất phản xạ gân gót.Rối loạn thần kinh thực vật:
nhiệt độ da giảm, rối loạn tiết mồ hôi, mất phản xạ dựng lông, lông chân
khô dễ gẫy, teo cơ. Cột sống bị vẹo một bên và mất đường cong sinh lý,
ưỡn ra trước ở vùng thắt lưng; thân và xương chậu nghiêng về bên đối
diện với chân đau, thân hơi gập ra trước, mông bên đau xệ xuống, cơ cạnh
cột sống co cứng. Chụp Xquang, chụp cắt lớp hay cộng hưởng từ thấy tổn
thương và xác định được tổn thương thoát vị đĩa đệm.
Những điểm chú ý trong điều trị và phòng bệnh
Bệnh nhân bị tổn thương hội chứng thắt lưng hông cần có chế độ nghỉ ngơi tuyệt đối trong trường hợp nặng, nên nằm giường cứng, tránh nằm võng hay ngồi ghế xích đu, tránh vận động mạnh như xoay người đột ngột, chạy nhảy, cúi gập người... Thầy thuốc có thể dùng nhiều phương pháp thích hợp để điều trị cho từng bệnh nhân: phương pháp vật lý trị liệu như kéo giãn cột sống, nắn cột sống, thể dục trị liệu, dùng đèn hồng ngoại, sóng ngắn, đắp sáp nến...
Sử dụng các loại thuốc giảm đau như: aspirin, kháng viêm không steroid, phong bế rễ thần kinh ngoài màng cứng hay trong màng cứng bằng corticoid hay novocain kết hợp với vitamin B12. Thuốc giãn cơ như myolastan, thuốc an thần như seduxen, mimoza, các vitamin nhóm B liều cao kết hợp với acid folic. Điều trị nguyên nhân như dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn. Phẫu thuật trong các trường hợp: thể liệt, hội chứng đuôi ngựa, hẹp ống sống thắt lưng, đau không thể chịu được mặc dù đã dùng thuốc giảm đau hoặc hay tái phát.
Phòng
bệnh tốt nhất là định kỳ khám sức khỏe để phát hiện sớm và điều trị
triệt để các bệnh là nguyên nhân gây hội chứng thắt lưng hông. Giữ ấm cơ
thể trong những ngày trời rét và độ ẩm cao để bệnh không tăng nặng. Đảm
bảo dinh dưỡng tốt, tăng cường ăn rau xanh và trái cây chín các loại.
Có thể bổ sung thêm vitamin tổng hợp nhóm B như B1, B6, B12. Tránh lao động nặng và vận động mạnh ở vùng thắt lưng và hai chân.
Tập luyện phục hồi đau thắt lưng hông
Hội chứng đau thắt lưng bao gồm: hội chứng cột sống và hội chứng rễ thần kinh hông to (thần kinh tọa). Khi mắc phải chứng bệnh này người bệnh thường đau đớn và bị hạn chế vận động, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Bài viết dưới đây xin giới thiệu phương pháp luyện tập kéo dãn cột sống bằng cách treo người đơn giản nhằm phục hồi chức năng trong hội chứng đau thắt lưng hông.
Biểu hiện của hội chứng cột sống
Đau đột ngột sau tiếng “khục” hoặc đau nhói dữ dội ở thắt lưng sau chấn thương hoặc vận động quá mức, sai tư thế... là biểu hiện đau cấp tính của khớp đốt sống và đĩa đệm. Đau từ từ tái phát nhiều lần, càng về sau đau càng tăng và kéo dài là biểu hiện của thoái hóa đĩa đệm, thoái hóa cột sống, lồi hoặc thoát vị đĩa đệm.
Đau do thay đổi thời tiết, nửa đêm về sáng đau tăng là đau của thoái hóa. Lồi hoặc thoát vị đĩa đệm thường đau về chiều tối. Các dấu hiệu đau này có hoặc không kèm theo dấu hiệu biến dạng cột sống, co cứng cơ lưng 1 hoặc 2 bên.
Biểu hiện của hội chứng rễ thần kinh
Đau rễ thần kinh lan tỏa tương ứng với vùng phân bố của rễ thần kinh bị ảnh hưởng. Đau phụ thuộc vào các đặc điểm của cấu trúc đốt sống, đĩa đệm thắt lưng, lỗ liên đốt sống, các khớp đốt sống, các dây chằng cột sống - thắt lưng. Gân, cơ ở rãnh cột sống, góc thắt lưng cùng, chiều cao với gian đốt sống...
Chú ý: Gai đôi cột sống là hiện tượng khuyết đốt sống bẩm sinh. Gai đôi cột sống hoàn toàn không phải là bệnh mà chỉ là điều kiện để các hội chứng kể trên tiến triển. Ví dụ: Người có gai đôi cột sống rất dễ bị thoát vị đĩa đệm.
Theo nghiên cứu của rất nhiều tác giả: Đĩa đệm luôn luôn phải chịu một áp lực là: 25kg trong tư thế nằm ngửa; 100kg trong tư thế đứng thẳng; 140kg trong tư thế ngồi; 275kg trong tư thế ngồi cúi gập đầu. Vì vậy đĩa đệm không có cơ hội phục hồi. Cũng chính vì vậy ở tư thế treo người, trọng lượng rơi theo trục dọc của cột sống làm thay đổi áp lực của vùng đĩa đệm tạo được 4 hiệu ứng:
- Kéo nhày trở về trung tâm giảm áp lực ép rễ thần kinh.
- Tạo điều kiện để cơ thể sửa chữa vùng tổn thương trong đĩa đệm (vòng xơ bị rách).
- Tăng cường thẩm thấu nuôi dưỡng đĩa đệm và các vùng xung quanh.
- Tăng cường đào thải những chất chuyển hóa gây thoái hóa.
Treo người là phương pháp tập đơn giản mà hiệu quả.
Dụng cụ tập
Giống xà đơn thông thường, nếu tự tạo thì nên dùng đoạn ống nước đường kính 2,5cm hoặc thân cây tre đực già. Địa điểm đặt xà thoáng mát về mùa hè, ấm và kín gió về mùa đông, thuận tiện tập được trong mọi thời tiết. Chiều cao của xà phụ thuộc vào chiều cao của người tập.
Cách đặt như sau: Người tập thẳng đứng, giơ thẳng tay lên trên, đầu ngón tay giữa chạm xà, đó là tầm đúng của xà. Dưới chân xà lấy chính tâm đo ngang sang hai bên một khoảng 60cm đặt hai bục gỗ nhỏ hoặc hai viên gạch vừa chân với chiều cao khoảng 5-7cm.
Phương pháp tập
Người tập sau khi làm một vài động tác khởi động, hít thở nhằm dãn cơ thì bước hai chân lên bục, hay tay mở rộng bằng vai nắm lấy xà, tư thế thoải mái, buông lỏng toàn thân, hai chân thả vào khoảng không. Lúc này cột sống được kéo dãn và điều chỉnh hoàn toàn sinh lý bằng chính trọng lượng cơ thể người tập. Lên, xuống, nghỉ cũng phải tuân thủ đặt hai chân trở lại bục rồi mới buông tay xuống.
Mỗi ngày tập hai lần, sáng ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ. Mỗi lần treo 5 lượt và mỗi lượt treo 15 giây “15 giây với 1 lượt treo là đủ”. Tập kiên trì trong suốt quá trình điều trị và sau điều trị.
Những điều cần lưu ý
Khi lên, xuống xà không được nhảy, không đánh lắc, co, kéo người khi tập. Không cúi, mang, vác, với, kéo, xách nặng. Không chơi thể thao. Không xoay vặn, cúi gập cột sống. Không ngồi lâu dưới đất hay nằm ngủ dưới nền nhà vì khi dậy độ vươn của cột sống quá dài. Khi ngủ dậy phải tuân thủ tư thế nằm nghiêng người, thả hai chân xuống đất rồi dậy, không dậy theo tư thế bật người. Không ngồi và nửa nằm nửa ngồi theo tư thế vặn cột sống. Không ngồi xổm, ngồi vắt chân chữ ngũ. Không nhấc, dựng chân chống giữa xe máy. Không đi dép, giày cao gót (phụ nữ). Ho, hắt hơi trong tư thế ngồi. Gội đầu trong tư thế nằm. Ngoài ra, bơi và đi bộ cũng có lợi cho người bệnh.
Phương pháp tập
Người tập sau khi làm một vài động tác khởi động, hít thở nhằm dãn cơ thì bước hai chân lên bục, hay tay mở rộng bằng vai nắm lấy xà, tư thế thoải mái, buông lỏng toàn thân, hai chân thả vào khoảng không. Lúc này cột sống được kéo dãn và điều chỉnh hoàn toàn sinh lý bằng chính trọng lượng cơ thể người tập. Lên, xuống, nghỉ cũng phải tuân thủ đặt hai chân trở lại bục rồi mới buông tay xuống.
Mỗi ngày tập hai lần, sáng ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ. Mỗi lần treo 5 lượt và mỗi lượt treo 15 giây “15 giây với 1 lượt treo là đủ”. Tập kiên trì trong suốt quá trình điều trị và sau điều trị.
Những điều cần lưu ý
Khi lên, xuống xà không được nhảy, không đánh lắc, co, kéo người khi tập. Không cúi, mang, vác, với, kéo, xách nặng. Không chơi thể thao. Không xoay vặn, cúi gập cột sống. Không ngồi lâu dưới đất hay nằm ngủ dưới nền nhà vì khi dậy độ vươn của cột sống quá dài. Khi ngủ dậy phải tuân thủ tư thế nằm nghiêng người, thả hai chân xuống đất rồi dậy, không dậy theo tư thế bật người. Không ngồi và nửa nằm nửa ngồi theo tư thế vặn cột sống. Không ngồi xổm, ngồi vắt chân chữ ngũ. Không nhấc, dựng chân chống giữa xe máy. Không đi dép, giày cao gót (phụ nữ). Ho, hắt hơi trong tư thế ngồi. Gội đầu trong tư thế nằm. Ngoài ra, bơi và đi bộ cũng có lợi cho người bệnh.Đau thắt lưng và những biến chứng
70% dân số bị đau thắt lưng. Đây là nguyên nhân gây mất ngày công lao động đứng hàng thứ hai sau cảm cúm. Đau thắt lưng có thể dẫn đến biến chứng nặng như teo cơ, mất cảm giác.Người ỷ lại dễ... đau lưng
Bác sĩ Thái Thị Hoa - phó khoa gây mê hồi sức, trưởng phòng khám đau, Bệnh viện (BV) Pháp Việt (TP.HCM) - cho biết đau thắt lưng là bệnh phổ biến hiện nay trên thế giới và VN, với tỉ lệ 70% dân số bị đau lưng.
Những yếu tố nguy cơ dẫn đến đau thắt lưng có rất nhiều, trong đó có yếu tố cá nhân: tuổi tác, hút thuốc lá, thừa cân, thiếu tập luyện, thiếu vận động; yếu tố nghề nghiệp: những người phải làm công việc văn phòng, mang vác nặng thường xuyên, hoặc có tư thế ngồi lâu, cúi, nghiêng kéo dài lặp đi lặp lại. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho thấy những người thiếu tự chủ, ỷ lại, không tự quyết định được điều gì, không hài lòng với công việc... thường hay đau lưng hơn.
Điều đáng nói là rất nhiều bệnh nhân (BN) bị đau lưng tái đi tái lại nhưng không được điều trị đúng cách, hướng dẫn tập luyện tới nơi tới chốn. Thường BN cũng không biết đau lưng có thể dự phòng, không biết tự mình chăm sóc cột sống của mình khỏe mạnh và không biết khi nào thì cần đến bác sĩ. Có những BN bị đau thắt lưng lại cứ nghĩ sai rằng phải mổ thì mới hết đau. Nhiều BN bị đau lưng còn rất chủ quan, bỏ qua cơn đau, hoặc không biết các tư thế hoặc làm sai tư thế khi ngồi, khiến việc đau lưng lặp đi lặp lại, kéo dài.
Hai loại đau thắt lưng
Theo bác sĩ Thái Thị Hoa, đau thắt lưng có hai loại: đau thắt lưng đơn thuần và đau thắt lưng có chèn ép rễ thần kinh. Nếu đau thắt lưng đơn thuần thì đau chỉ khu trú vùng dưới lưng; nhiều khi không cần điều trị, có thể tự tập luyện, nhưng khi đau kéo dài thì không thể chủ quan mà phải đến BV thăm khám. Nguyên nhân của đau thắt lưng đơn thuần là do BN có bệnh lý ở đĩa đệm, bệnh ở khớp đốt sống và dây chằng phía sau, bệnh ở khớp cùng - chậu.
Riêng đau thắt lưng có chèn ép rễ thần kinh, thì ngoài đau thắt lưng BN còn đau theo rễ thần kinh (đau từ vùng dưới thắt lưng lan xuống chân). Nguyên nhân là do BN bị thoát vị đĩa đệm, có ung bướu, hẹp ống sống thắt lưng.
Nếu BN bị đau do hẹp ống sống thắt lưng, thường có biểu hiện đau và mỏi hai chi dưới khi đi bộ, đứng, nằm ngửa; mỏi và đau chi dưới giảm hoặc biến mất khi gập lưng, ngồi, nhưng lại tăng khi duỗi cột sống; BN có cảm giác đau, tê như bị kim châm một hoặc nhiều vùng ở chân. Nếu đau kéo dài sẽ làm suy yếu và mất đi sự phối hợp của hai chân. Nếu đau do thoát vị đĩa đệm, BN có biểu hiện đau vùng dưới lưng và đau chi dưới lan xuống bàn chân, có cảm giác tê chân, cảm giác kim châm, yếu cơ, rối loạn phối hợp động tác…
Bác sĩ Hoa cho biết đau thắt lưng là căn bệnh bình thường, lành tính, không nghiêm trọng nhưng với một số người, cơn đau thắt lưng có thể trở lại thường xuyên, kéo dài liên tục, đau không giảm dù đã nghỉ ngơi, có khi đau kèm sốt, tổng trạng suy sụp, đau với triệu chứng chèn ép rễ thần kinh.
Nếu để đau tái đi tái lại có thể chuyển sang biến chứng: đau thắt lưng đơn thuần chuyển thành đau mãn tính, lúc đó điều trị sẽ khó khăn hơn; nếu đau do u bướu thì khi đó bệnh đã phát hiện trễ, không tốt cho sức khỏe; nếu đau do chèn ép rễ thần kinh lâu ngày không điều trị, tập luyện có thể dẫn đến teo cơ, mất cảm giác, liệt không phục hồi.
Thay đổi tư thế thường xuyên
Để phòng ngừa đau thắt lưng, theo bác sĩ Hoa, bản thân mỗi người đều có thể tự tập các bài tập kéo giãn thắt lưng, bài tập làm mạnh cơ, các động tác vận động lưng tại nơi làm việc, ở trường học, hoặc tại nhà. Tuy nhiên, với những BN bị đau do chèn ép rễ thần kinh, việc tập luyện phải có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa đau. Hiện ở TP.HCM có nhiều BV như BV Pháp Việt, Chấn thương chỉnh hình, Cấp cứu Trưng Vương, Y học cổ truyền... nhận điều trị, tư vấn và hướng dẫn các bài tập phòng ngừa đau thắt lưng.
Trong cuộc sống hằng ngày, phải chú ý thay đổi tư thế thường xuyên: tránh giữ một tư thế trong một thời gian quá lâu, đặc biệt là tư thế ngồi vì ảnh hưởng rất xấu đến dinh dưỡng của đĩa đệm; cân bằng nhịp sống và sinh hoạt điều độ bằng cách cải thiện tình trạng yếu cơ khớp, tăng cường sức mạnh cơ khớp (chơi thể thao có lợi cho lưng như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe đạp), giảm tình trạng stress, giảm cân để giảm lực tác động lên cột sống, giữ gìn và bảo vệ hệ thống tim mạch.
Đặc biệt, cần giữ gìn lưng của mình trong đời sống hằng ngày bằng việc tuân thủ các nguyên tắc đơn giản sau để tạo thành một thói quen giữ cho lưng luôn khỏe mạnh. Cụ thể, luôn tìm kiếm sự hỗ trợ xung quanh khi cần mang, vác các vật nặng, như nhờ người cùng khiêng, hoặc dùng xe đẩy, kéo...
Khi cần khiêng một vật nặng, nên dang rộng hai chân, gập gối, chịu lực trên hai bàn chân, nên giữ các vật nặng thật gần với người... Khi ngồi xem tivi cần giữ thân và đùi tạo thành một góc trên 900, tivi ngang tầm nhìn của mắt. Khi ngồi làm bất cứ công việc gì, nên ngồi ngang tầm với độ cao của công việc. Tất cả các tư thế ngồi đều phải giữ cho thân và đùi tạo thành một góc lớn hơn 900.
Đặc biệt, với nhân viên văn phòng, mỗi khi cần lấy vật gì nên xoay cả người để lấy, không ngồi vặn lưng để lấy đồ, tốt nhất là ngồi loại ghế xoay. Nên sử dụng các dụng cụ có cán dài để tránh phải khom lưng. Khi cần nhặt một vật gì dưới đất nên ngồi ở tư thế một hông gập, một hông duỗi.
(St)