Làm gì khi bị khàn tiếng để lấy lại giọng nói trong trẻo

seminoon seminoon @seminoon

Làm gì khi bị khàn tiếng để lấy lại giọng nói trong trẻo

07/12/2015 12:00 AM
157
Vì sao bị khan tiếng?
Khàn tiếng (hay gọi là khản tiếng) là một biểu hiện rối loạn giọng nói thường gặp trên thực tế. Thực chất hiện tượng này phản ánh tình trạng tổn thương ở thanh quản, từ sưng huyết, viêm nhiễm thông thường cho đến các rối loạn thường xảy ra hoặc tổn thương nặng như ung thư thanh quản.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị khan tiếng, nhưng những nguyên nhân phổ biến nhất thường là nói nhiều, nói to, do hệ lụy của viêm họng, do thói quen hút thuốc lá.
Ngoài ra những lý do như dị ứng, viêm nhiễm dây thanh quản, cúm, cảm lạnh, trào ngực thực quản, rối loạn hormone hay rối loạn tuyến giáp, ung thư thanh quản cũng gây nên tình trạng khan tiếng hay thậm chí là mất tiếng.

Ảnh minh họa 

Mẹo hay mách bạn
Tinh dầu: Thêm vào cốc nước ấm một vài giọt tinh dầu khuynh diệp và khuấy đều, dùng để ngậm trong 10 phút.
Củ cải trắng và gừng: Lấy 3 củ cải trắng và 1 nhánh gừng tươi rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước để uống trong 2 ngày cũng rất có hiệu quả.
Trái lê: Lấy 2 quả lê rửa sạch ép lấy nước và 20g vỏ quýt đổ nước sắc kỹ. Hòa lẫn nước lê ép với nước nấu vỏ quýt, uống mỗi ngày 2-3 lần cũng có tác dụng khi bị viêm họng cấp gây khan tiếng
Nước chanh nướng: Để thực hiện theo “công thức” này bạn cần dùng 1 quả chanh to, muối một nửa thìa cà phê. Dùng đũa cắm vào núm quả chanh nhưng không xuyên thủng qua bên kia, cho muối vào quả chanh qua lỗ đó rồi nướng quả chanh trên than hồng, khi vỏ chanh chín vàng đều là được. Vắt lấy nước chanh chia 4 lần uống trong ngày, cần uống liền 3 ngày.
Giá đỗ: Lấy khoảng nửa kg giá đỗ, nghiền nát, thêm chút nước sôi vào giá đỗ, vắt lấy nước. Dùng nước này để trị khan tiếng trong khoảng thời gian đầu sẽ rất hiệu quả. Theo đông y thì giá đỗ xanh có tính hạn, sinh tân, nhuận phế, thanh nhiệt… nên rất thích hợp để điều trị với mục đích mất tiếng, đau họng, ho, đờm, nghẹt mũi…
Củ gừng: Dùng củ gừng già đun lấy nước, cho thêm chút đường đỏ cho dễ uống. Ngoài ra cũng có thể dùng 10 gam gừng tươi, 10 gam tía tô cộng thêm 3 cây hành, đun sắc lấy nước uống. Cả hai cách này đều có tác dụng chữa khan tiếng.

Đó là do gừng có tính ấm và ôn phế, sẽ là “trợ thủ” đắc lực cho bạn trong trường hợp bị khan tiếng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng nước ép gừng pha thêm nước nguội, cùng khoảng 1 thìa nước cốt chanh và một chút muối để ngậm và nuốt dần dần.
Quất chưng: Dùng 2 trái quất xắt thành khoanh mỏng, dùng thêm 1 cục đường phèn hoặc mật ong đem chưng cách thủy khoảng 20 phút. Dùng hỗn hợp này để ngậm và ăn.
Chè đậu xanh nguyên vỏ: Nấu chè đậu xanh như bình thường nhưng nên dùng loại đậu còn nguyên vỏ tác dụng sẽ tốt hơn. Ngoài ra có thể chế biến món canh đậu xanh vừa bổ dưỡng và có tác dụng giúp bạn nhanh chóng tìm lại giọng nói trong trẻo thủa nào.
Mật ong: Mật ong nguyên chất có thể pha lẫn với chanh hoặc dùng nó để ngậm trực tiếp cũng sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện tình hình.
Bột nghệ: Dùng 1 thìa bột nghệ pha cùng 1 cốc nước ấm, khuấy đều và uống.
Dấm: Hòa một thìa dấm rượu táo cùng một nửa cốc nước và dùng để uống mỗi giờ.
Xông hơi: xông hơi bằng nước ấm sẽ giúp bạn có cảm giác dễ chịu hơn, đây cũng là phương pháp “dân gian” giúp bạn dễ dàng điều trị chứng khan tiếng hiệu quả.
Đặc biệt cần ghi nhớ luôn uống đủ lượng nước cơ thể cần cũng sẽ giúp bạn “rút ngắn” khoảng thời gian bị khan tiếng.
Lưu ý:
Thường thì tình trạng khan tiếng có thể tự khỏi tuy nhiên nếu đã thử nhiều cách mà tình trạng khan tiếng vẫn không thuyên giảm sau 2 tuần thì tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán. Trên thực tế, tình trạng khan tiếng kéo dài có thể là biểu hiện thường gặp của chứng ung thư thanh quản.
Nếu bạn thường xuyên bị khan tiếng thì cần tìm được nguyên nhân chính xác là do đâu để được bác sĩ thăm khám và kê đơn kịp thời.
Những kiêng kị cần nhớ
Hạn chế đồ uống có chứa caphein. Vì đây là loại đồ uống sẽ khiến cho các dây thanh âm nhạy cảm hơn, khó “phục hồi” hơn khiến cho tình trạng khan tiếng càng tồi tệ.
Ngoài đồ uống có caphein thì bạn cũng nên tránh xa những đồ uống có cồn vì đây chính là “kẻ thù” số 1 của chứng khan tiếng.
Nếu bạn đang là “nạn nhân” của khói thuốc là thì nên tìm cách cai thuốc hay ít nhất là cũng nên nhịn thuốc một vài ngày. Cũng không nên là người “hút thuốc” gián tiếp, hãy bằng mọi cách tránh xa khói thuốc lá trong thời điểm này.
Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, hạn chế tối đa khói và bụi.
Tránh những đồ ăn cay nóng
Cần vệ sinh khoang miệng thường xuyên để tránh tình trạng nhiễm khuẩn bằng cách súc miệng nước muối ấm, đánh răng sau ăn. Hãy dùng nước muối sinh lý để xịt vào cổ họng sẽ có tác dụng loại trừ vi khuẩn, virusgây bệnh hiệu quả hơn.
Nên bằng mọi cách kiêng nói nhiều, nói to kể cả nói thầm cũng bất lợi cho bạn trong thời điểm này.
Luôn giữ ấm cho cơ thể cũng như vùng cổ để dây thanh quản không bị tổn thương thêm nữa.
Trong khoảng thời gian bị khan tiếng bạn cần “cách ly” với những đồ uống lạnh, món ăn lạnh, nên hạn chế nói nhiều và nói to, luôn giữ  ấm cho vùng cổ.
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý