1. Cảm giác thai ‘tụt’ xuống (sa bụng):
Khoảng thời gian cuối thai kỳ, những cú đá của bé xuất hiện nhiều ở bụng trên. Nhiều người mẹ chia sẻ, nếu quan sát bụng bầu từ phía bên trên, họ không thấy rốn nữa (giai đoạn trước, khi bé còn nằm ở bụng trên thì rối sẽ căng và như bị lồi ra). Tình trạng sa bụng có thể diễn ra trong khoảng 2-4 tuần trước ngày chuyển dạ thật.
Nhóm phụ nữ sinh con lần 2 không cảm nhận được rõ ràng giai đoạn bé bị “rơi” xuống, trừ thời điểm chuyển dạ. Nguyên nhân là vì các cơ vùng xương chậu của mẹ đã bị giãn mạnh nên cảm giác “tụt” xuống của bé khá mơ hồ.
2. Tiểu rắt:
Lúc đó, đầu của bé nằm rất gần bàng quang của mẹ, khiến tần suất đi tiểu của mẹ tăng lên.
3. Đau lưng dưới:
Các cơn đau lưng dưới và xương chậu nhiều hơn, do dây chằng ở xương chậu và tử cung bị căng ra.
4. Cơn co Braxton Hick (chuyển dạ giả) mạnh hơn:
Những cơn chuyển dạ giả ngày một dồn dập hơn nhưng sẽ dịu đi khi bạn thay đổi vị trí hoặc bắt đầu đi bộ. Nhiều lúc, bạn có cảm giác cơn đau bụng mạnh mẽ như sắp đến giờ sinh nhưng thực tế, có thể phải mất 1-2 tuần nữa, dấu hiệu chuyển dạ mới thực sự xảy đến.
5. Tiêu chảy:
Hormone trong thai kỳ có khả năng làm thay đổi chức năng của ruột. Kết quả, bạn có thể bị đau bụng lâm râm, đi tiêu nhiều hơn và đi tiêu phân lỏng. Nhiều thai phụ còn cảm thấy buồn nôn và nôn trong giai đoạn này.
6. Tăng tiết dịch âm đạo: Dịch âm đạo có màu trắng đục, giống như lòng trắng trứng gà hoặc có chất nhầy màu hồng.
7. Ra máu:
Dịch âm đạo tiết ra nhiều và thay đổi, từ loãng, quánh như keo dán giấy trở thành dày hơn, có thể lẫn máu đỏ. Khi cổ tử cung mỏng đi, những mạch máu nhỏ ở cổ tử cung bị vỡ. Vì thế, bạn có thể nhìn thấy những vệt máu màu đỏ hoặc nâu đỏ có lẫn trong dịch nhầy. Nếu dịch âm đạo có màu đỏ nhiều hơn là chất nhầy trắng, giống như dấu hiệu kinh nguyệt hoặc ra nhiều máu đỏ tươi, bạn nên nhập viện sớm. Thông thường, nếu xuất hiện dấu hiệu ra máu thì cơn chuyển dạ sẽ tới trong vòng 3-4 ngày nhưng cũng có trường hợp là 1-2 tuần.
8. Vỡ ối:
Khoảng 1/10 thai phụ bị vỡ ốm sớm. Nếu vỡ ối trước khi có các dấu hiệu chuyển dạ khác thì cuộc “vượt cạn” có thể diễn ra trong ít phút hoặc vài giờ đồng hồ tới. Một số trường hợp, mẹ vỡ ốm sớm trước khi sinh gần một ngày.
Những trường hợp phải đến bệnh viện ngay lập tức:
Vỡ ối sớm
(PROM):
Vỡ ối sớm là khi túi nước bảo vệ xung quanh cơ thể bé bị vỡ và nước ối chảy ra ngoài trước khi tử cung co thắt và nước ối xuất hiện. Nước ối bảo vệ cơ thể bé khỏi những tác động bên ngoài trong suốt thời gian mang thai và giúp cho cơ thể bé dễ chui ra ngoài trong khi sinh. Nhưng khi vỡ ối sớm, có thể bé rất dễ bị nhiễm trùng.
Xuất huyết:
Vào giai đoạn cuối thai kì, bạn bị xuất huyết âm đạo nhưng không có cảm giác bị đau. Đó là hiện tượng nhau tiền đạo. Trong trường hợp thai bình thường, nhau thai nằm phần trên tử cung nhưng khi thai phụ bị nhau tiền đạo, nhau thai tuột xuống rất thấp trong tử cung và có thể gây ra khép cổ tử cung.
Thai ngưng cử động đột ngột:
Khi bào thai ngưng cử động quá 24 giờ, hoặc bào thai không còn đạp nữa và đột nhiên bụng bạn bị cứng lại, lúc đó bào thai có thể đang trong tình trạng nguy hiểm.
(St)