Mang thai 3 tháng đầu

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Mang thai 3 tháng đầu

18/04/2015 03:58 PM
1,119

Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ cơ thể sẽ trải qua nhiều thay đổi phải điều chỉnh để thích nghi với sự phát triển của em bé, bạn có thể sẽ bị buồn nôn, mệt mỏi, đau lưng, thay đổi cảm xúc thất thường, và stress. Chúng đều là những biểu hiện bình thường.

Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu

Những thay đổi ở người mẹ

Đây là giai đoạn nhạy cảm và tương đối mệt mỏi với nhiều thai phụ. Do nội tiết trong cơ thể thay đổi nên trong giai đoạn đầu bà bầu dễ mắc các bệnh nhiễm virus như cúm, sởi,.. gây nên những bất thường cho thai nhi. Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe nói chung và quan tâm đến chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn đầu mang thai là điều rất quan trọng và cần thiết với bà bầu.

Mệt mỏi

Nhiều thai phụ sẽ cảm thấy mệt mỏi trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, bạn không nên lo lắng vì đây chỉ là hiện tượng bình thường. Đây là cách cơ thể thông báo với bạn rằng nó cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Sau hết, cơ thể bạn đang phải làm việc rất cực nhọc để phát triển cả một sinh thể mới. Để loại bỏ được cảm giác này bà bầu hãy đảm bảo giấc ngủ 8 tiếng/ngày (ngủ thêm buổi trưa nếu có thể) và loại bỏ những stress ra khỏi tâm trạng để tránh mệt mỏi. Hãy nghỉ ngơi thật nhiều nếu có thể.

Buồn nôn và nôn

Thường được gọi là ốm nghén, triệu chứng buồn nôn và nôn rất thường gặp trong giai đoạn đầu mang thai. Mặc dù bạn sẽ cảm thấy có vẻ như triệu chứng này kéo dài mãi mãi, nhưng nó thường sẽ hết sau 3 tháng đầu thai kỳ. Cải thiện tình trạng này bà bầu có thể chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày để tránh cảm giác “ngán” đồng thời thai phụ cũng nên cung cấp đủ lượng nước cơ thể cần (khoảng 8 cốc nước một ngày).

Đi tiểu thường xuyên

Do sự phát triển của thai nhi gây nên sức ép cho bàng quang vậy nên sẽ khiến bà bầu thường xuyên buồn tiểu. Điều này là dấu hiệu bình thường, nhưng sẽ là bất thường nếu thai phụ đi tiểu kèm theo cảm giác đau rát, lẫn máu trong nước tiểu và phải đi thăm khám ngay nếu bà bầu nào gặp hiện tượng như thế.

Nhiễm virus cúm

Khi mang thai 3 tháng đầu, bạn cần tránh để mắc các bệnh nhiễm virus như cúm, sởi vì có thể gây những bất thường cho thai nhi. Nếu bị cúm, bà bầu tuyệt đối phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc.

Tăng cân nhẹ

Trong vòng 3 tháng đầu, chỉ số cân nặng của bạn sẽ tăng lên một ít, khoảng nửa kg mỗi tháng.

Lưu ý cho các mẹ mang bầu:

- Chế độ ăn uống

Ăn uống lành mạnh và cân bằng là điều rất quan trọng với thai phụ trong thời điểm nhạy cảm này. Bà Bầu cần cung cấp đủ dinh dưỡng không những cho bản thân mà còn cho em bé trong bụng. Nên hạn chế những đồ uống có chứa cafphein, chứa cồn. Thai phụ nên kiên quyết đoạn tuyệt với những thực phẩm đã biến chất vì những độc tố có trong thực phẩm này gây hại cho sức khỏe. Trong 2 - 3 tháng đầu mang thai, phôi thai đang phát triển, tế bào phôi đang trong giai đoạn phân hóa, lúc này nếu độc tố xâm hại, khiến nhiễm sắc thể bị phá vỡ hoặc có biến dạng, có khi ngừng phát triển và dẫn đến thai nhi bị chết hoặc sảy thai, dị tật bẩm sinh như bị tim.

- Thuốc bổ

Việc bổ sung sắt, axit folic, canxi và các vitamin là điều cần thiết tuy nhiên bà Bầu cần dùng theo sự chỉ định của bác sĩ để phù hợp với cơ thể mình. Mặt khác cũng không nên lạm dụng quá nhiều vào việc sử dụng thuốc trong giai đoạn này.

-Trang phục

Bạn phải ăn mặc sao cho thoải mái, không nên mặc quần quá chặt và đi giầy cao gót. Nên chọn cho mình những nội y bằng cotton thoải mái. Nếu chọn quần chip không phù hợp có thể làm cho bạn bị viêm nhiễm, áo ngực quá chặt cũng ảnh hưởng tới việc hình thành tuyến sữa của bà Bầu.
 
- Sảy thai    

Hầu hết các trường hợp sảy thai đều xảy ra trong vòng 12 tuần lễ đầu. Vì vậy, trong 3 tháng đầu thai phụ tránh lao động nặng, hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.Vệ sinh cá nhân và vệ sinh giao hợp vì nhiễm khuẩn âm đạo, tử cung cũng là nguyên nhân gây sảy thai.          
               
- Tình dục

Các bác sĩ sản khoa và các nhà chuyên môn đã thống nhất rằng, trong thời gian người phụ nữ mang thai, việc vợ chồng giao hợp không bị cấm, nhưng nên thận trọng. Nhất là trong ba tháng đầu của thai kỳ, người chồng nên tránh giao hợp hoặc giao hợp nhẹ nhàng, vì đây là giai đoạn bắt đầu hình thành các cơ quan, bộ phận của thai nhi, bánh rau, buồng ối bắt đầu phát triển.

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ cơ thể thai phụ sẽ trải qua nhiều thay đổi, điều chỉnh để thích nghi với sự phát triển của em bé. Bạn hãy chọn cho mình một chế độ ăn lành mạnh cùng một sức khỏe tốt để đối phó với giai đoạn này.

Tập thể dục

Tập thể dục trong 3 tháng đầu giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, hỗ trợ trọng lượng thai nhi khỏe mạnh và cải thiện sức khỏe tinh thần. Đi bộ hoặc tập aerobic nhẹ nhàng là những bài tập thể dục được khuyến khích đối với các bà bầu.


Dinh dưỡng 3 tháng đầu mang thai

3 tháng đầu thai kỳ, bào thai đặc biệt nhạy cảm với các chất độc. Do đó, một chế độ ăn uống lành mạnh, an toàn ngay từ sớm là rất quan trọng.

Cần đủ chất

Dinh dưỡng của người mẹ khi mới mang thai cần đủ để nuôi dưỡng bào thai. Đồng thời, không chứa độc tố ảnh hưởng tới tăng trưởng bào thai hoặc gây sảy thai.

Phôi thai sẽ phát triển các hệ cơ quan trong vài tuần đầu thai kỳ. Do đó, nếu bị nhiễm độc, thiếu vitamin hay thiếu dinh dưỡng thì bào thai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Dinh dưỡng 3 tháng đầu mang thai

Vitamin thai kỳ

Ngoài chế độ ăn uống đủ carbohydrates, protein, chất béo lành mạnh (dầu thực vật như dầu olive), nhiều hoa quả, rau xanh thì bạn cũng nên hỏi bác sĩ về bổ sung vitamin thai kỳ. Trong đó, axit folic là một chất quan trọng vì nó thúc đẩy sự phát triển bình thường của ống thần kinh – bộ phận sau này phát triển thành cột sống và dây cột sống. Nên hỏi bác sĩ về bổ sung vitamin từ trước khi mang thai để có thai kỳ khỏe mạnh.

Quan niệm dinh dưỡng sai lầm

Nhiều phụ nữ nghĩ, khi mang thai phải “ăn cho 2 người”. Trong khi đó, nhu cầu về dinh dưỡng khi mang thai chỉ là tăng thêm, không phải tăng gấp đôi. Ăn nhiều sẽ làm tăng cân quá nhanh, làm mẹ và bé có nguy cơ béo phì và các biến chứng khác.

Tránh độc tố

Nên cẩn thận tránh độc tố trong dinh dưỡng khi mang thai.

- Mẹ uống rượu sẽ dẫn tới khuyết tật bẩm sinh và làm tăng nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân.

- Lạm dụng caffein làm tăng nguy cơ sảy thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu.

- Thịt, cá chưa nấu chín có thể chứa vi khuẩn nên cần tránh khi có thai.

Nên ăn gì trong 3 tháng đầu thai kỳ?

Ba tháng đầu tiên của thời kỳ mang thai là thời kỳ quan trọng nhất, dễ xảy ra các tai biến nhất vì đây là giai đoạn thai nhi đang dần dần hình thành trong cơ thể mẹ.

Vậy, trong ba tháng đầu bạn nên có những chú ý gì trong ăn uống, những thực phẩm nào tốt cho bạn và bé yêu của bạn trong thời gian này?
Nhìn chung, phụ nữ mang thai cần ăn nhiều thức ăn có chứa protein, khoáng chất, vitamin phong phú như: thịt nạc, sữa, trứng gà, cá, tôm, rong biển, những loại rau xanh, hoa quả tươi…

Ba tháng đầu mang thai, do thai nhi phát triển chậm (mỗi ngày tăng khoảng 1g), nên phụ nữ mang thai cần phải bổ sung dinh dưỡng đặc biệt. Nếu không có hiện tượng “nghén” thì mỗi ngày ăn 3 bữa, bổ sung thêm một chút thức ăn có giá trị dinh dưỡng là được. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải bổ sung các chất quan trọng trong thời gian mang thai như axit folic, chất sắt… và đừng quên bổ sung nước thường xuyên.

Trường hợp bị ốm nghén được chia thành nhiều mức độ khác nhau, trong đó thường có hai mức khác nhau:

Nghén bình thường: Có cảm giác buồn nôn và nôn, nhưng những lúc khác vẫn ăn được. Khi ăn được thì bạn chú ý ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cần thiết.

Nghén quá mức: Nôn ói liên tục mà không ăn, uống được dẫn đến tình trạng thiếu nước, thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng. Tình trạng nghén quá mức này còn gọi là "chết đói” do thai kỳ, đe dọa tính mạng của người mẹ và thai nhi.

Nếu hay bị buồn nôn vào sáng sớm thì khi thức giấc, bạn đừng vội trở dậy ngay mà hãy nằm yên trên giường và ăn nhẹ. Lúc này, nên ăn một ít bánh ngọt, đặc biệt là loại bánh có vị gừng. Sau khi ăn 10 phút mới rời khỏi giường. Một số loại thức ăn có tác dụng chống nôn ói là hoa hồi, cau, cà rốt, sơn trà, chanh... Có thể ăn vặt các loại quả khô như: đậu phộng, hạt dưa, trám, ô mai... Trong suốt thai kỳ, tránh các xung đột hay những tình huống gây ức chế thần kinh khác.

Thai phụ cũng cần chú ý:

- Thay đổi cách nấu nướng cho dễ ăn hơn, tránh ăn các loại thức ăn có mùi khó chịu.

- Đừng để quá đói hoặc ăn quá no.

- Ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi lần một ít.

- Khi ăn cơm, không nên ăn canh, hoặc chỉ dùng ở mức tối thiểu.

- Không ăn quá nhiều đồ mỡ hoặc gia vị.

- Tránh thực phẩm gây kích thích dạ dày và đường ruột.

Nên ăn gì?

Nên ăn các chất có giá trị dinh dưỡng cao như: thịt heo nạc, trứng, sữa, gia cầm, hải sản, nghêu, sò; các loại rau trái giàu vitamin, dễ tiêu hóa như cà chua, cải trắng, cam, dứa...

(St)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Cach quan he tot nhat
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
Tôi bi cam cum trong thang dau tien co nguy hiem gi khong
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Tôi mang thai 7 tuần, tôi bị tổ đỉa ở lòng bàn tay nên đi khám bác sĩ kê đơn thuốc sau và ghi rõ là an toàn với thai nhi:Clabact 250 mgMekocetin betamethasone 0,5 mgClofeniraminLàm ơn cho hỏi thuốc trên có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi? Xin vui lòng trả lời vào email: daonlien1977@gmail.com
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
CLOPHENIRAMIN 4mg Chống chỉ định:Mẫn cảm với thuốc kháng histamin. Phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ đẻ thiếu tháng. Tránh dùng cho người bệnh hen suyễn và bệnh phổi mãn tính, glocom góc hẹp, phì đại tuyến tiền liệt, tắc môn vị tá tràng và cường tuyến giáp, không dùng thuốc với nước giải khát có rượu. 2 loại trên không có chống chỉ định với phụ nữ có thai. Bạn không nên dùng CLOPHENIRAMIN
Khoi thuoc la anh huong nhu the nao voi ba bau
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
e bị chậm kinh nguyệt đã 16 ngày nhưng trong khoảng 16 ngày ấy e có thấy máu xuất hiện hai lần.lần đầu ra nhiều như đến ngày đèn nhưng chỉ bị một này đến ngày thứ 12 ê lại bị như thế.e nghĩ là mình có thai nhưng e vẫn vận động nặng như chạy nhảy hay có thói quen nhảy từ trên cao xuống nhưng không thấy sao,theo chị e đang bị sao ạk
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
gần 1 năm trước do còn trẻ nên bọn e chưa có ý định sinh con cho nên e hay dùng thuốc tranh thai khẩn cấp nhưng thời gian về đây tầm 6 tháng rồi em không dùng thuốc nữa,quan hệ hai vợ chồng vẫn đều đặn nhưng mãi mà e vẫn chưa có thai,theo chị có phải e không có khả năng sinh con không ạk
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
ko phải đâu .mk cũng từng lo nv,nhưng giờ mk đã có baby 4 tuần rồi
Tôi có thai đã được 8 tuần. Trong tháng đầu tiên tôi có tiêm thuốc Zinacef của Đức pha với thuốc Sulo-Fadrol? Vậy có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ? Xin chân thành cảm ơn!
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
Em bị u xơ tử cung, nhưng giờ đang mang thai được 4 tuần, xin mọi người cho em hỏi vậy em cần kiêng ăn gì và nên ăn gì. Vì là lần đầu mang thai nên em rất hoang mang, mong mọi người giúp đỡ. Em xin cảm ơn !
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
Bạn có thể làm các món ăn từ thịt, cá hay gia cầm. Chúng đều là những nguồn cung cấp đạm. Đừng quên rằng phomat, trứng, đậu khô, đậu lăng, vài loại rau, gạo đỏ, ngũ cốc cũng chứa protein và nhiều chất dinh dưỡng khác. Bổ sung vitamin B11, axit folic Ngoài việc đảm bảo cung cấp đầy đủ protein, chất sắt bạn còn phải bổ sung thêm vitamin B11 và axit folic. Dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, bạn nên uống thêm thuốc có chứa vitamin B11, mỗi ngày khoảng 0,4 mg. Vitamin B11 giúp tránh dị hình ở ống huyết quản, bệnh tim, hở hàm ếch,… bẩm sinh cho bé. Axit folic đặc biệt có vai trò quan trọng đối với bạn, bởi nó cần thiết cho sự phát triển não, các dây thần kinh và sự phát triển của bào thai. Nếu thiếu axit folic sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn và trẻ sinh ra dễ có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh. Vì vậy, bạn cần bổ sung lượng axit folic theo hướng dẫn của bác sĩ trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.
Toi muon hoi. Tôi thây môt truong hop co bâu 5 tuân ma tuân thu 5 thây tiêm liên tuc. Xin hoi ly do tai lam sao ma phai tiem nhu vay?neu la tiem phong hay thuoc bo thi khong nhu vay. Mong giai dap som. Xin cam on
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Tôi không biết trường hợp đó có giống trường hợp tôi biết không nhưng tôi có một cô em họ, do đã từng bị thai lưu 2 lần nên bác sỹ phải tiêm thuốc để an thai, tăng độ bám cho thai nhi
Phải có nguyên nhân thì mới làm như vậy bạn à.chứ mang bầu tránh việc dùng kháng sinh.Cách tốt nhất cho bạn và bé là thường xuyên kiểm tra định kỳ sức khỏe
theoo bac si nhung thuc an nao khong duoc an vao ba thang dau
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý