Viêm loét niêm mạc của dạ dày có thể gây đau, ợ nóng và buồn nôn. Nếu không kiêng kị tốt có thể gây ra nhiều hậu quả khó lường.
Tránh xa thức uống chứa caffeine và cồn: Caffeine có thể làm tăng sản xuất acid dạ dày, có thể làm tăng kích thích và gây ra những cơn đau dạ dày. Trong khi bạn có một vết loét dạ dày, bạn nên tránh các đồ uống có chứa caffeine như cà phê, cocacola, trà chứa caffeine và sôcôla. Rượu có thể gây kích ứng và mài mòn niêm mạc dạ dày và dẫn đến chảy máu từ vết loét của bạn.
Tránh các thức ăn cay: Các loại thực phẩm nhiều gia vị và dầu mỡ không gây viêm loét dạ dày như nhiều người tưởng nhưng tất cả các thức ăn cay, chiên và béo có thể gây kích ứng dạ dày vì thế bạn nên tránh chúng trong khi bạn đang có một vết loét dạ dày. Tránh các loại gia vị như ớt, bột ớt, hạt mù tạt, hạt nhục đậu khấu và hạt tiêu nóng dẫn đến đau bụng. Mặc dù tỏi có chứa flavonoid tuy nhiên tỏi cũng có thể dẫn tới chứng ợ nóng vì vậy khi ăn cần chú ý tới phản ứng của cơ thể.
Tránh các thức ăn có tính axít: Các loại thực phẩm có tính axit cũng có thể gây kích ứng dạ dày của bạn trong khi bạn có một vết loét. Hạn chế các loại thực phẩm như trái cây citric như cam và chanh và nước ép từ các loại trái cây trong quá trình điều trị vết loét của bạn. Cà chua có hàm lượng axit khá cao vì thế khi bị loét dạ dày nên hạn chế cà chua.
Thực phẩm quá mát hoặc lạnh, nóng sôi: Như cua, ốc, hến, hàu, nghêu, sò… Nếu phải ăn cần thêm vài lát gừng tươi để điều hòa. Cũng cần tránh thực phẩm ướp quá lạnh hoặc thức ăn đang nóng sôi; nếu muốn dùng phải để trở về nhiệt độ 25°C – 30°C.
Các loại nấm: Người bệnh loét dạ dày – tá tràng không nên ăn tất cả các loại nấm, kể cả nấm làm thuốc, nhất là các loại nấm còn non, mới nhú chồi (kể cả nấm rơm, nấm hương) vì ở trong nấm non có chất phalin rất độc chưa bị phân hủy, có thể làm tổn thương dạ dày.
Trứng luộc chưa chín hoặc luộc quá kỹ: Vì trong lòng trắng trứng sống có chất antitrypsin chống lại sự tiêu hóa protein, có thể gây đầy bụng, khó tiêu và ảnh hưởng đến sự tiêu hóa các chất protein có trong thịt, cá, sữa. Nếu nấu trứng chín quá kỹ thì ăn cũng khó tiêu, vậy nên rán hoặc luộc vừa chín tới là tốt nhất.
Thực phẩm khó tiêu, nhiều chất xơ: Như củ cải già, rau cần, rau hẹ, các loại rau đậu già, đậu khô, khoai môn… Nếu dùng chỉ nên lấy nước bỏ cái hoặc cắt nhỏ, vụn, xay nhuyễn để nấu chín nhừ.
Một số loại củ, rễ: Như măng, sắn vì chúng có một hàm lượng axit cyanhydric là chất độc hại cho dạ dày.
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật
TOP 5 Wiki liên quan
TOP 10 Wiki hot nhất
Hot nhất
1
2
3
4
5
6
6,296 lượt xem
7
8
216 lượt xem
9
10
11
12