Trong 3 tháng đầu mang thai, cơ thể bạn sẽ thường bị mệt lả, hết cả sức sống và có thể bị nghén đến không ăn uống được gì. Làm thế nào để tồn tại qua 3 tháng đầu tiên của thai kỳ đây?
|
Ảnh minh họa.
|
Đây là thời kỳ mà bạn cảm thấy dường như mình đang bị ốm thực sự. Do đó đây là thời điểm quan trọng, bạn nên uống nhiều nước. Hãy để những chai nước lọc ở bất cứ nơi nào bạn thuận tiện lấy được nhất. Bạn có thể nhấp một vài ngụm đầu tiên vào buổi sáng. Sau đó, tiếp tục nhâm nhi cả ngày để ngăn chặn sự mất nước.
2. Ăn ít và ăn thường xuyên làm 6 bữa nhỏ
Mặc dù thời điểm này bạn thực sự chán ăn hoặc sợ ăn một vài loại thực phẩm nào đó thì bạn vẫn cần phải tích cực ăn để lấp đầy cái dạ dày trống không của bạn. Bạn có thể ăn bất cứ thứ gì, thậm chí nếu nó chỉ là một mẩu bánh mỳ khô cũng ổn.
Trong thực tế, các chuyên gia khuyên bạn nên ăn 6 bữa ăn nhỏ/ngày thay vì 3 bữa chính như khi bạn chưa mang bầu để giúp ổn định lượng đường trong máu và ngăn ngừa chứng bệnh buồn nôn vào mỗi buổi sáng ở thai kỳ đầu tiên.
3. Nuông chiều sự thèm ăn của bạn
Nếu chỉ thích ăn một loại thực phẩm nào đó, ngay cả khi thực phẩm đó khá xa lạ với bạn trước đó hoặc không phải là thực phẩm lành mạnh nhất bạn nên ăn nhưng bạn cứ ăn cho thỏa thích để đáp ứng sự thèm thuồng và đừng lo lắng về điều này.
4. Tìm cách bổ sung uống vitamin
Nếu việc uống các vitamin trước khi sinh làm cho bạn cảm thấy khó chịu thì hãy thử dùng nó trước khi bạn đi ngủ vào ban đêm. Tuy nhiên, hãy nhớ hỏi bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc bổ sung nào hoặc thay đổi liều lượng thuốc vitamin của bạn khi bạn đang bầu bí nhé.
5. Thưởng thức những tách trà thảo dược
Bạn có thể thưởng thức các loại trà thảo dược, đặc biệt là trà gừng để có tác dụng làm dịu sự buồn nôn do nghén. Nhưng cũng không nên lạm dụng các loại trà thảo mộc, hãy chỉ uống điều độ và luôn luôn hỏi bác sĩ trước khi thử nghiệm và thưởng thức bất kỳ loại thức uống nào.
6. Nghỉ ngơi
Bạn đang mang thai, do đó nhiều khi bạn cảm thấy không thể theo kịp công việc hiện nay hoặc theo kịp tần suất làm việc của các đồng nghiệp? Đây là điều hiển nhiên vì bạn đang trong giai đoạn đầu mang thai. Do đó, hãy lắng nghe cơ thể mình. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và môi trường làm việc thoải mái thì có thể tạm thời đưa chân lên ghế cho thoải mái hoặc có một giấc ngủ ngắn. Mọi người biết cũng sẽ hiểu và thông cảm cho bạn.
7. Nhìn về tương lai
Vì chưa thích nghi với sự mang thai nên trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhiều lúc bạn sẽ thấy mệt mỏi, sẽ có nhiều chạnh lòng, buồn bực vô cớ, sẽ có những lúc bạn muốn cuộn tròn trong chăn và khóc. Song hãy nhắc nhở bản thân rằng mọi sự mệt mỏi, khó chịu này cũng sẽ qua. Bạn hãy chờ đợi một cuộc sống mới tươi đẹp, kỳ diệu đang phát triển từng ngày lớn lên bên trong cơ thể bạn.
Mẹ bầu mách nhau cách trị ốm nghén
Dưới đây là những kinh nghiệm hữu ích mà các mẹ bầu cùng chia sẻ với nhau.
|
|
|
|
|
Chúng ta đều biết rằng ốm nghén là triệu chứng phổ biến khi mang thai. Theo khảo sát của các chuyên gia, có đến 60% phụ nữa mang thai bị ốm nghén. Có người chỉ bị trong 3 tháng đầu nhưng có người ốm nghén suốt thai kỳ. Những triệu chứng phổ biến của ốm nghén là mệt mỏi, nôn ói, buồn nôn, chán ăn...
Với kinh nghiệm của những mẹ đã từng trải qua ốm nghén, hy vọng sẽ mang đến những kinh nghiệm hữu ích cho tất cả chị em bầu.
Nhờ chồng nấu ăn
Lan Chi, đang mang bầu 4 tháng: “Tôi thuộc thành phần ốm nghén khá nặng khi ngửi thấy bất cứ đồ ăn gì là có cảm giác nôn ói ra ngay. Từ ngày mang thai tôi chẳng ăn uống được gì mấy vì cứ nấu ăn xong, ngửi mùi thức ăn là tôi đã buồn nôn lắm rồi. Và cách của tôi là nhờ chồng nấu ăn. Tìm hiểu nguyên nhân khiến mình buồn nôn là do quá trình nấu ăn phải ngửi nhiều dầu mỡ nên tôi đã chia sẻ với chồng và được anh giúp đỡ bằng cách hàng ngày nấu ăn cho tôi. Cũng may là công việc của chồng tôi không bận rộn lắm nên anh có nhiều thời gian chăm sóc tôi. Kể từ hôm được chồng nấu ăn, không phải tiếp xúc nhiều đến mùi thức ăn nên tôi ăn uống ngon miệng hơn hẳn. Nếu bạn cũng bị triệu chứng giống tôi, hãy thử cách này xem nhé! Tôi thấy hiệu quả lắm lắm trong việc giảm nôn ói và biếng ăn đấy. ”
Trị nghén bằng chanh
Mẹ Nhím còi, đã sinh 2 tháng: “Hồi mang thai, tôi cũng bị ốm nghén ghê lắm, nhất là cảm giác buồn nôn mỗi khi ngửi mùi thức ăn hoặc bất cứ mùi gì lạ. Cách của tôi là những lúc như thế hay uống một ly nước chanh loãng hoặc ngửi mùi vỏ chanh. Tôi thấy quả chanh chính là cứu cánh của mình trong suốt thời gian ốm nghén. Khi ăn bất cứ thứ gì, tôi cũng cho thêm một chút vị chua của chanh tươi vào, cảm giác buồn nôn hết hẳn”.
Ăn thành nhiều bữa trong ngày giúp giảm cảm giác ốm nghén. (ảnh minh họa)
Ăn bữa sáng với đồ khô
Mẹ Hạnh Nana: “Dù khi mang thai tôi bị ốm nghén nhưng chưa một lần tôi bỏ bữa sáng. Vì buổi sáng cũng là thời gian dễ nôn ói nhất, nhất là khi vừa rời khỏi giường bước vào nhà tắm đánh răng nên tôi thường ăn đồ khô vào buổi sáng. Đồ ăn hàng sáng của tôi mánh mì nướng hoặc bánh quy giòn và một tách trà ấm. Tôi vừa ăn vừa trò chuyện với chồng nên chẳng có cảm giác ốm nghén gì cả. Cách làm này của tôi còn giúp cung cấp đủ năng lượng trước khi đi làm nữa chứ. Các mẹ nhớ không được bỏ bữa sáng đâu đấy nhé!”
Đừng bỏ qua gừng
Laura – mẹ của Cà Phê đã 20 tháng tuổi: “Tôi được mách rằng gừng có tác dụng giảm ốm nghén hiệu quả vậy là tôi dùng cách này để trị ốm nghén suốt thai kỳ. Tôi thường uống trà gừng mỗi buổi sáng sau ăn hoặc bất cứ lúc nào tôi có cảm giác buồn nôn. Tôi thường đặt một lát gừng tươi vào ly nước mình uống hàng ngày và cho thêm một chút gừng vào các món ăn của mình. Thấy hiệu quả lắm các mẹ nhé.”
Ăn ít nhưng thường xuyên
Mẹ Sóc Nhím: “Từ tuần thứ 6 đến 14 thai kỳ, mỗi ngày tôi cố gắng ăn đủ 6 bữa nhưng mỗi bữa chỉ bằng 1/3 bữa chính. Việc ăn ít như thế này sẽ làm tôi nhanh đói nhưng lại không có cảm giác buồn nôn. Cũng may là thời gian mang bầu tôi rảnh rỗi nên có thể ăn bất cứ lúc nào. Cách này giúp tôi không chán thức ăn như nhiều mẹ bầu khác”.
Ngậm kẹo chống ốm nghén
Mẹ Na, mang bầu tháng thứ 8: “Tôi đã không biết phải làm gì với chứng ốm nghén khổ sở của mình cho đến khi tôi đến gặp bác sĩ chuyên khoa và được bác sĩ kê cho một loại kẹo chống ốm nghén. Tôi ngậm mỗi buổi sáng thực dậy và bất cứ khi nào có cảm giác buồn nôn. Các mẹ thử tham khảo ý kiến bác sĩ và sử dụng loại kẹo chống nôn ói xem nhé!”
(ST)