Chảy máu chân răng khi mang bầu

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Chảy máu chân răng khi mang bầu

18/04/2015 03:59 PM
2,200
Chảy máu chân răng, sưng đau nướu… là hiện tượng nhiều chị em gặp phải trong thai kỳ. Liệu có nguy hiểm nào cho em bé khi bị bệnh răng lợi trong thời kỳ mang thai không? Điều trị chảy máu chân răng khi mang thai như thế nào



Nguyên nhân

Chảy máu chân răng là hiện tượng thường thấy ở một số thai phụ và xuất hiện trong thời kì đầu mang thai. Phụ nữ khi mang thai do hormon sinh dục nữ và progestogen tăng nhiều, khiến mao mạch ở răng lợi phình to ra, gấp khúc, tính đàn hồi giảm yếu. Từ đó dẫn đến ứ đọng máu và tính thẩm thấu của thành mao mạch tăng lên gây chảy máu răng, trong y học còn gọi là "Viêm lợi khi mang thai". Ngoài ra cũng có thể do việc giữ gìn khoang miệng không sạch sẽ, hoặc răng mọc khấp khểnh.




Biểu hiện

Lợi răng phù thũng, mềm yếu, gai lợi giữa các răng lộ rõ, màu tím đỏ, chạm nhẹ vào thì chảy máu. Khi thai phụ thiếu Vitamin C triệu chứng này càng nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, hiện tượng này phát sinh do thay đổi nội tiết tố của cơ thể khi mang thai nên sau khi sinh con có thể tự khỏi.


Bị chảy máu chân răng khi chải răng có bình thường không?

Nướu răng bị sưng, đỏ, đau và chảy máu khi bạn chải răng là một dấu hiệu của bệnh viêm lợi khi mang thai. Có tới 50% phụ nữ xuất hiện những triệu chứng này trong thai kỳ. Nguyên nhân viêm là do trong khi mang thai, nồng độ hormon progesteron tăng lên làm cho nướu răng nhạy cảm hơn với các vi khuẩn trong mảng bám, thêm vào đó, lượng máu cung cấp cho vùng miệng của bạn cũng cao hơn.

Bạn cũng có thể mọc lên một ụ lồi nhỏ vô hại trên vùng nướu răng bị chảy máu khi chải răng. Loại u như thế này thường tương đối hiếm gặp và được gọi là khối u của thai kỳ hoặc u hạt sinh mủ - những cái tên rất đáng sợ cho một triệu chứng vô hại và thường không đau. Thực tế, khối u của thai kỳ có thể nổi lên bất cứ nơi nào trên cơ thể khi mang thai, nhưng chúng thường hay xuất hiện nhất trong miệng.

Một khối u của thai kỳ có thể dài tới gần 2cm và thường ở khu vực bị viêm nướu. Thông thường, nó sẽ biến mất sau khi bạn sinh em bé, nhưng nếu không, bạn sẽ cần phải cắt bỏ nó. Nếu những u lồi này khiến bạn khó chịu, gây trở ngại cho việc nhai thức ăn và đánh răng, hoặc bắt đầu chảy máu quá nhiều, bạn có thể cắt bỏ nó trong khi đang mang thai.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bệnh về răng lợi có thể ảnh hưởng đến thai kỳ không?

Một số nghiên cứu cho rằng phụ nữ mang thai bị bệnh về răng lợi nặng có thể có nguy cơ sinh non  và tiền sản giật cao hơn. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu lớn và gần đây hơn, bao gồm cả một nghiên cứu đa trung tâm lớn trong năm 2009 được công bố trên tạp chí American Journal of Obstetrics & Gynecology cho thấy không có mối liên hệ giữa bệnh về nướu răng và các biến chứng nghiêm trọng trong thai kỳ.

Tuy nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào, việc chăm sóc răng miệng của bạn trong thời gian mang thai đều rất quan trọng. Nếu bạn không điều trị viêm lợi kịp thời, nó có thể trở nên nặng hơn và phát triển thành viêm nha chu (viêm quanh răng) - một dạng nghiêm trọng của bệnh về nướu răng, trong đó sự nhiễm khuẩn lan qua nướu vào trong xương và các mô nâng đỡ khác xung quanh răng.
 
Phải làm thế nào để tránh các bệnh về răng lợi?

Phòng ngừa là chính. Bạn có thể áp dụng một vài biện pháp đơn giản sau đây:

- Đánh răng kỹ nhưng nhẹ nhàng, ít nhất hai lần một ngày (sau mỗi bữa ăn, nếu có thể), sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng có fluoride.

- Dùng chỉ nha khoa hàng ngày.

- Sử dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh răng miệng ở phòng khám nha khoa, chẳng hạn như đi lấy cao răng thường xuyên. Nha sĩ có thể loại bỏ các mảng bám và cao răng mà việc đánh răng không thể lấy đi được. Bạn đừng quên cho nha sĩ biết rằng bạn đang mang thai và tuổi thai của em bé. Nếu bạn có vấn đề về răng lợi, bạn sẽ cần đi kiểm tra thường xuyên hơn vì mang thai thường làm cho bệnh trầm trọng hơn.

- Không lảng tránh việc điều trị các bệnh về răng miệng. Trong trường hợp cần thiết điều trị, những thuốc gây tê tại chỗ như Novocain là an toàn trong thai kỳ và có các loại kháng sinh an toàn để lựa chọn trong khi mang thai.
 


Khi nào nên đi khám nha sĩ?
                                       
Ngoài việc chăm sóc răng thường xuyên, đi khám nha khoa ngay nếu bạn có bất kỳ biểu hiện nào sau đây:

- Đau răng

- Nướu chảy máu thường xuyên và làm bạn đau.

- Các dấu hiệu khác của bệnh nướu răng, như nướu sưng, đau; sụt nướu; hơi thở hôi liên tục; hoặc lung lay răng.

- Xuất hiện u nhỏ trong miệng bạn, ngay cả khi chúng không gây đau hay triệu chứng nào khác.


(ST)




Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Bieu hien ben ngoai cua phu nu mang thai
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
Biểu hiện mang thai tuần đầu
Tôi bị viêm lợi khi mang thai và bây giờ đã sinh em bé được 3 tháng mà vẫn không khỏi vậy tôi phải làm gì?
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
Bạn có thể tham khảo ở đây nhé http://www.phununet.com/Wikiphununet/ChiTietWiki.aspx?m=0&StoreID=11485
Bác sĩ cho cháu hỏi nếu bị sưng lợi thì có cách gì điều trị mà không can dùng thuốc không?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Truoc khi co bau thinh thoang em cung chay mau chan 2 chan rang ham trong. Bay gio co thai thi thay mau van chay o cac vi tri do. Co luc tu nhien mau chay cung co luc do em danh rang.Em khong bi dau rang hay viem loi gi ca. Vay thua bac si van de cua em co anh huong gi toi thai nhi khong a? Em xin cam on!
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
Bạn ơi! Chảy máu chân răng là do viêm lợi rồi, hãy điều trị đi nhé, sau này sinh con đỡ khổ bạn à
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý