Vỡ tử cung khi mang thai

seminoon seminoon @seminoon

Vỡ tử cung khi mang thai

18/04/2015 03:59 PM
298

Hiện tượng vỡ tử cung khi mang thai


mangthai.vn Tử cung là một phần của bộ phận sinh dục nữ, nằm trong ổ bụng nhưng thông với cơ quan sinh dục ngoài thông qua cổ tử cung và âm đạo. Đây là nơi cư trú của thai nhi trong thời gian mang thai. Do một vài nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng vỡ tử cung, là một hiện tượng rất nguy hiểm thường xảy ra vào cuối thai kỳ nhất là thời kỳ sinh đẻ. Vì vậy việc phòng tránh là rất cần thiết đối với phụ nữ mang thai.

Nguyên nhân của hiện tượng vỡ tử cung



Tử cung lúc chưa có thai chỉ to bằng quả trứng gà. Khi có thai nó giãn ra và to dần lên, chiều cao có thể lên tới 30 cm, sức chứa cũng tăng lên nghìn lần. giống như một bình chứa khi bị căng to quá mức hoặc có lực mạnh tác động vào, tử cung có thể bị vỡ. Những nguyên nhân làm tử cung vỡ thường là:

Khi tử cung chứa thai quá to hoặc ngôi thai bất thường như ngôi ngang, ngôi trán hoặc khung xương chậu bị hẹp khiến thai nhi không thể đẻ ra ngoài được trong khi cơ tử cung cứ tăng co bóp để đẩy thai ra sẽ gây ra hiện tượng vỡ tử cung.

Tử cung thường dễ vỡ hơn khi chất lượng cơ tử cung yếu, kém, không bền và dai chắc. Trường hợp này thường gặp ở thai phụ đã sinh đẻ nhiều lần hoặc sinh đẻ khi tuổi đã cao, những người thường nạo phá thai hoặc những người quá yếu đuối và thiếu dinh dưỡng.





Dấu hiệu báo trước hiện tượng tử cung có thể vỡ



Vỡ tử cung chủ yếu xảy ra trong lúc chuyển dạ đẻ. Khi ấy sản phụ thường có những cơn đau mỗi lúc một tăng, phải lăn lội vật vã. Trong cơn co nhìn lên bụng thấy tử cung co cứng lại, nổi lên trên da bụng hình dáng giống như quả bầu nậm.

Sau một thời gian chờ đợi, khám âm đạo thấy ngôi thai (thường là đầu) bị đẩy lên cao, tiểu khung rỗng, nắn ngoài thành bụng sờ thấy thai nhi dễ dàng qua thành bụng, chứng tỏ thai đã đi vào trong ổ bụng. Sờ lên cao trong tử cung thấy vết rách và còn có thể thấy quai ruột non song có thể không thấy gì, điều này không có nghĩa là tử cung không bị vỡ. Bệnh nhân rơi vào trụy tim mạch: mạch nhanh nhỏ, khó bắt, tiếng tim thai mờ nhanh rồi mất hẳn nếu thai chết. Máu trong ổ bụng và ra ngoài âm đạo nhiều, người lạnh tím tái.

Triệu chứng này không nhất thiết phải xảy ra vì đứa trẻ có thể một phần còn nằm trong tử cung do vỡ không hoàn toàn. Có thể tử cung giảm co cứng, mẹ chưa rơi vào shock nên thông tiểu để giúp thêm chẩn đoán.

Vỡ tử cung không hoàn toàn nhiều khi dấu hiệu lâm sàng rất mờ nhạt nên dễ bị bỏ qua và có thể dẫn đến tử vong của bệnh nhân. Có khi sự việc xảy ra lúc bệnh nhân ngủ do gây mê nên các triệu chứng như đau bụng, shock không rõ như vỡ hoàn toàn và bệnh nhân rơi vào trụy tim mạch, nhìn mờ không rõ và mất tri giác.

Nguy cơ cho mẹ và cho thai nhi rất cao do mất máu, thai nhi chết do thiếu oxy huyết. Mặc dù có phương tiện đầy đủ, máu, hồi sức gây mê theo Delfs và Eastman trong số 43 ca nứt vết mổ cũ mẹ tử vong 53%, con tử vong 83%.


Cần phải làm gì?



Những trường hợp phát hiện những bất thường này cần phải thông báo ngay cho các bác sỹ chuyên khoa giỏi để xử trí kịp thời nếu không sẽ dẫn tới một cơn đau dữ dội (tử cung vỡ) rồi từ đó sản phụ sẽ không còn cảm nhận được cơn đau nào nữa và lâm vào tình trạng choáng nặng do mất máu: vã mồ hôi, khát nước, xanh xao, thở nhanh, hổn hển, nằm nịm đi hoặc vật vã. Thai nhi bị bóp ra khỏi tử cung chui vào ổ bụng thường không giữ được tính mạng, tính mạng người mẹ cũng nguy kịch do choáng và mất máu.

Do vậy, vỡ tử cung là một tình trạng rất nghiêm trọng, làm chết cả mẹ lẫn con. Tuy thế vỡ tử cung hoàn toàn có thể phòng và tránh được nếu phụ nữ mang thai đi khám thai đều đặn để phát hiện những bất thường trong thai kỳ và kịp thời đến các cơ sở y tế ngay khi phát hiện chuyển dạ, đặc biệt cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sỹ, không la hét trong khi chuyển dạ.

Tốt nhất ở các cơ sở sản khoa nên theo dõi (theo quy ước) thai bằng một sản đồ (fartogiaphe). Tùy giai đoạn lúc nào phải mổ, lúc nào phải chuyển bệnh nhân về tuyến cao hơn kèm theo hồ sơ theo dõi chuyển dạ. Nói chung nên chú ý:

Cánh giác cao với bệnh nhân có tiền sử sinh phải can thiệp. Người mẹ lớn tuổi (>35 tuổi) sinh nhiều lần (>3 lần) hay nghi thai to toàn phần hay từng phần. Nếu có điều kiện chụp một phim X-quang để xác định.

Cách xử trí: tùy thuộc vào tổn thương ở tử cung. Nếu rách phức tạp, đã lâu nên cắt tử cung. Chỉ khâu lại vết rách khi tổn thương gọn rõ ràng, nhất là người mẹ còn muốn sinh tiếp. Có trường hợp sản phụ bị shock nặng, kéo dài vẫn nên mổ bụng để cầm máu, truyền máu tươi, dịch truyền khác. Đây là điều kiện mà nhiều bệnh viện có thể thực hiện được ở ta hiện nay.



Vấn đề ăn uống cho chị em để hạn chế vỡ tử cung khi mang thai



Có thể trong thời gian chuyển dạ, sự đau đớn và mệt mỏi làm bạn không mấy quan tâm đến vấn đề ăn uống. Tuy nhiên, đảm bảo chế độ dinh dưỡng để có đủ năng lượng cần thiết cho quá trình vượt cạn lại rất quan trọng với các sản phụ kể cả trong trường hợp bạn sinh thường hay sinh mổ. Dưới đây chúng tôi cung cấp cho bạn một số thông tin về vấn đề này.

Đối với sản phụ sinh thường

Chỉ nên ăn các thức ăn nhẹ, dễ tiêu. Tốt nhất nên uống nước trái cây vắt, nước đường hoặc nước lọc để tránh mất nước.

Đa số các sản phụ không muốn ăn gì, nhưng họ rất cần nước để bù lượng nước mất khá nhiều do bài tiết mồ hôi. Vì thế, họ phải được tiếp nước bất cứ khi nào họ cần và thường bằng cách truyền tĩnh mạch chậm dung dịch glucose để cung cấp nước và năng lượng trực tiếp vào máu.



Về tâm lý, các bác sĩ và nữ hộ sinh không muốn bạn ăn uống gì trước khi sinh, vì họ sợ trong trường hợp phải phẫu thuật khẩn cấp, họ sẽ gặp khó khăn khi gây mê bạn với dạ dày đấy thức ăn. Tuy nhiên, không cho sản phụ ăn uống trước khi sinh là không hợp lý, trừ trường hợp chắc chắn phải mổ lấy thai.


Đối với sản phụ sinh mổ



Nếu bạn đã có chỉ định sinh mổ thì bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ là không nên ăn gì. Bởi nếu trong lúc bắt đầu gây mê mà dạ dày của bạn chứa đầy thức ăn, thức uống sẽ có nguy cơ xảy ra tai biến trào ngược thức ăn từ dạ dày vào phổi (hội chứng Mendelson). Hội chứng này đặc trưng bởi phản ứng của phế quản phổi sau khi bệnh nhân hít các chất ói từ dạ dày sau khi gây mê do mất các phản xạ của thanh quản. Các dấu hiệu lâm sàng chính xuất hiện rõ ràng từ 2 - 5 giờ sau khi hít phải dịch dạ dày, gồm: tím tái, khò khè, khó thở, ran nổ, ran ngáy, giảm oxy máu, nhịp tim nhanh, phù phổi... có thể gây ra đột tử hay tử vong muộn do các biến chứng của phổi.

Hội chứng này cũng hay gặp ở những bệnh nhân chấn thương sọ não do họ thường bị tai nạn giao thông sau những chầu nhậu căng đầy bao tử. Và cũng thường gặp ở phụ nữ mổ lấy thai do những thay đổi sinh lý cuối thai kỳ, thai to gây tăng áp lực trong ổ bụng cộng với quan niệm trước lúc đi sinh cần ăn uống no để có sức rặn. Nhưng họ không lường trước lúc sinh không được phải mổ cấp cứu lấy thai vì một nguyên nhân nào đó.

Khi vào phòng mổ hay phòng sinh thường bệnh nhân đều được truyền nước. Vì thế, những người có chỉ định phẫu thuật nên tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ, nếu không sẽ bị hoãn mổ hay rơi vào nhóm có nguy cơ cao bị các biến chứng.

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
e sinh mổ lần thứ nhất con em giờ được 6 tháng rưỡi,hiện tại em đang mang bầu lần 2 được 6 tuần,em có nên giữ lại không em rất muốn giữ lại,em ở hòn gai tỉnh quảng ninh co thể giúp em cho em đia chỉ bác sĩ theo dõi trường hợp của em nếu giữ lại được không ạ!em cám ơn rất nhiều!
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý