Nguyên nhân xơ vữa động mạch

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Nguyên nhân xơ vữa động mạch

18/04/2015 03:59 PM
1,289
Các chuyên gia đã xác định một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ bệnh xơ vữa động mạch, phân làm hai loại: loại điều chỉnh được và loại không điều chỉnh được.

Nguyên nhân gây nên xơ vữa động mạch


Tai biến phát triển bệnh xơ vữa động mạch qua nghiên cứu thấy có liên quan với tỷ lệ cholesterol trong máu của cơ thể mà chất này thực tế phụ thuộc vào chế độ ăn uống nuôi dưỡng và cả một số yếu tố về “gen” (genetic factor).
Vì tỷ lệ chất cholesterol liên quan tới chế độ ăn uống nên bệnh xơ vữa động mạch thường gặp ở người dân các nước Tây Âu vì ở đây người ta có chế độ ăn uống, có tỷ lệ chất béo cao hơn. Một vài bệnh khác như bệnh tiểu đường cũng liên quan chặt chẽ với tỷ lệ chất cholesterol cao trong chế độ ăn. Một vài bệnh có tính chất di truyền cũng có tỷ lệ chất mỡ cao trong máu (bệnh chất mỡ cao di truyền).
Ngoài yếu tố tỷ lệ chất cholesterol trong máu còn có một số yếu tố khác gây bệnh như: hút thuốc lá, không vận động thể dục đều đặn, tăng huyết áp và tình trạng thừa cân béo phì.
Các chất mỡ trong máu tích tụ dần ở lớp trong của thành động mạch và do chất mỡ làm cho thành động mạch dày hơn, kết quả là các động mạch bị hẹp dần lại và lưu thông máu bị cản trở.
Những người lớn tuổi (nam trên 45 tuổi, nữ đã mãn kinh, người hay nhậu nhẹt nhiều cũng có nguy cơ bị xơ vữa động mạch. Bị stress có thể làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp.

Chuẩn đoán bệnh xơ vữa động mạch:


Ở giai đoạn sớm thì bệnh chưa có triệu chứng rõ nhưng lại cần phải chẩn đoán sớm để chữa trị có hiệu quả. Do đó người ta phải xét nghiệm máu để phát hiện tỷ lệ cholesterol trong máu cao, cũng cần phát hiện bệnh tăng huyết áp và bệnh tiểu đường. Vì đây đều là những yếu tố gây bệnh. Do đó ở các nước Âu, Mỹ, để chủ động phát hiện sớm bệnh này người ta cho xét nghiệm máu, đo tỷ lệ cholesterol máu ít nhất 5 năm một lần sau tuổi 20 (theo tài liệu của Mỹ)..
Nếu bệnh đã phát triển thì người ta thường cho làm những thử nghiệm về máu để có thể vừa phát hiện được cả tổn thương của động mạch và cả tổn thương của các nội tạng được cung cấp máu. Như vậy cả nguyên nhân và hậu quả đều được kiểm tra.
Ở bệnh viện có điều kiện, người ta làm những kỹ thuật hình ảnh cao như:
- Siêu âm Doppler (Doppler ultrasound scanning).
- Làm điện tâm đồ (ECG).
- Chụp động mạch vành.
Các kỹ thuật này giúp chẩn đoán và đánh giá chức năng động mạch tim, tình trạng dòng máu tuần hoàn.

Triệu chứng bệnh xơ vữa động mạch

Ở giai đoạn sớm của bệnh thường không thấy có triệu chứng rõ. Dần dần về sau, các triệu chứng được phát sinh rõ hơn do dòng máu cung cấp cho các tạng trong cơ thể bị giảm dần do động mạch bị hẹp dần gây tắc dần dòng máu.
Nếu động mạch vành cung cấp máu cho cơtim bị tắc dần thì sẽ xuất hiện những triệu chứng nhưđau tức ngực. Nếu động mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn thì sẽ xảy ra cơn đau tim đột ngột gây tử vong
Nhiều cơn đột quỵ ở người già thường do động mạch cung cấp máu cho não bị xơcứng và bị hẹp.
Trường hợp động mạch ở cẳng chân bị xơvữa thường có triệu chứng đầu tiên là cơn đau cơkiểu “chuột rút” do máu không được cung cấp đầy đủ ở cẳng chân.
Nếu bệnh xơ vữa động mạch kết hợp với bệnh rối loạn chất mỡ bẩm sinh di truyền thì chất mỡ có thể tích tụ ứ đọng lên các gân cơ tạo nên những cục dưới da nhìn thấy rất rõ.
Một trường hợp xơ vữa động mạch điển hình xảy ra vào cuối thời kỳ thơ ấu,thường có ở hầu hết các động mạch chính, nhưng không có triệu chứng và hầu hết các phương pháp chẩn đoán không được phát hiện được.
Nó thường trở nên có triệu chứng nguy hiểm khi can thiệp vào tuần hoàn vành, cung cấp máu đến tim, và tuần hoàn não, đưa máu đến não.
Xơ vữa động mạch là nguyên nhân nền tảng quan trọng của đột quỵ, cơn đau tim, các loại bệnh tim gồm suy tim ứ huyết và hầu hết các bệnh tim mạch nói chung. Mảng xơ vữa ở các động mạch cánh tay hoặc, thường gặp hơn, các động mạch chân có thể gây bệnh thuyên tắc động mạch ngoại biên.
Theo số liệu tại Hoa Kỳ năm 2004, khoảng 65% nam và 47% nữ có biểu hiện đầu tiên của bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch là cơn đau tim hoặc ngưng tim đột ngột (tử vong trong vòng 1 giờ sau khi triệu chứng khởi phát).


Tổng hợp các nguyên nhân gây xơ vữa động mạch vành




Phái nam: Nam thường có nhiều yếu tố nguy cơ hơn nữ trong các bệnh lý tim mạch. Tuy nhiên, nguy cơ bị bệnh tim của phái nữ cũng tăng lên nhiều sau mãn kinh.

Di truyền: Nếu anh chị em ruột, cha mẹ ruột hay ông bà nội ngoại của bạn bị bệnh tim, bạn cũng có nguy cơ cao bị bệnh này. Nồng độ cholesterol máu, tăng huyết áp cũng là những bệnh lý có liên quan đến yếu tố gia đình. Hơn nữa, gia đình cũng là nơi tạo ra môi trường và thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng bất lợi như ăn quá nhiều mỡ, hút thuốc lá...

Tuổi tác: Khoảng 4 trong 5 người tử vong vì BMV ở lứa tuổi từ 65 trở lên. Bệnh tim mạch thường diễn tiến qua hàng chục năm, đồng thời thành các động mạch ngày càng dày và cứng hơn theo tuổi tác.

Tăng huyết áp: Tăng huyết áp làm “xói mòn và khoét rộng” những chỗ tổn thương trên lớp lót mặt trong thành động mạch, gây lắng đọng nhiều mảng xơ vữa. Hơn nữa, tăng huyết áp làm tim phải tăng cường hoạt động để thắng lại áp lực máu cao, sẽ rất nguy hiểm cho tim nếu ĐMV bị hẹp do xơ vữa hoặc tim không đảm đương nổi chức năng bơm do bị NMCT trước đây.

Cholesterol máu cao: Nguy cơ BMV của bạn sẽ tăng lên nếu nồng độ loại cholesterol “xấu” trong máu bạn cao. Kiểm soát được loại cholesterol này, bạn sẽ giảm được nguy cơ NMCT.

Thuốc lá: Khói thuốc lá gây tổn thương mạch máu, khi kết hợp với các yếu tố nguy cơ khác làm gia tăng đáng kể khả năng bị BMV.

Ít hoạt động thể lực: Tập thể dục thường xuyên giúp ngăn ngừa hiệu quả các bệnh lý tim mạch. Tập thể dục còn giúp kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác như cholesterol máu cao, béo phì và stress.

Béo phì: Tăng cân quá mức làm tim phải tăng cường hoạt động, tăng huyết áp, tăng nồng độ cholesterol máu và tăng nguy cơ bị bệnh đái tháo đường.

Đái tháo đường: Nồng độ đường (glucose) trong máu tăng không kiểm soát được - tiêu chuẩn xác định bệnh đái tháo đường - làm tăng nguy cơ bệnh tim, thận và đột qụy lên rất cao do làm tổn thương mạch máu.

Stress: Một số chuyên gia đã cảnh báo về mối liên quan giữa BMV và các stress không kiểm soát trong cuộc sống của bạn.

Các mảng xơ vữa động mạch hình thành như thế nào?
Vữa xơ động mạch (VXĐM) là nguyên nhân chính gây ra đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim. VXĐM do tổn thương các tế bào nội mạc, làm cho các tế bào đó mất chức năng bảo vệ thành mạch...

Vữa xơ động mạch (VXĐM) là nguyên nhân chính gây ra đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim. VXĐM do tổn thương các tế bào nội mạc, làm cho các tế bào đó mất chức năng bảo vệ thành mạch. Tổn thương có thể do ảnh hưởng của dòng máu có áp lực cao liên tục tác động đến như trong bệnh tăng huyết áp, do ảnh hưởng của thuốc lá, một số thuốc và hóa chất, thức ăn, rối loạn lipid máu, nhiễm khuẩn và virut, các yếu tố miễn dịch...

Khi bị tổn thương, các tế bào nội mạc tại chỗ mất khả năng tiết ra prostacyclin. Tiểu cầu lập tức tách ra khỏi dòng máu để tập trung vào chỗ đó và kết dính lại, phóng thích ra nhiều chất trong đó có yếu tố tăng trưởng, yếu tố này kích thích sự di chuyển các tế bào cơ trơn ở lớp trung mạc ra lớp nội mạc và phát triển mạnh tại đó. Các bạch cầu đơn nhân từ dòng máu cũng đến ngay chỗ tổn thương và được chuyển dạng thành đại thực bào. Các đại thực bào này “ăn” các LDL-C và trở thành các “tế bào bọt” tích đầy mỡ. Đến khi quá tải, các tế bào này bị vỡ và đổ cholesterol ra ngoài làm cho lớp dưới nội mạc dày lên tạo nên các vạch lipid hay các mảng xơ vữa đặc trưng của bệnh.

Bên cạnh việc góp phần tạo ra các mảng xơ vữa gây hẹp động mạch vành, tăng cholesterol máu có thể làm tổn thương lớp nội mạc. Chính vì thế, lý giải vì sao tăng cholesterol máu lại đóng vai trò quan trọng đến như vậy trong quá trình hình thành mảng xơ vữa gây tắc hẹp động mạch vành.


Ai có nguy cơ bị xơ vữa động mạch?

Nguyên nhân chính xác của bệnh thì không rõ, nhưng có một số tình trạng bệnh hoặc thói quen xấu có thể làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch. Những yếu tố này được gọi là yếu tố nguy cơ. Nếu bạn càng có nhiều yếu tố nguy cơ, bạn càng có khả năng bị xơ vữa động mạch. Phần lớn các yếu tố nguy cơ này có thể điều trị được, giúp ngăn nghừa hoặc làm chậm tiến triển của bệnh. Một số yếu tố nguy cơ không thể điều chỉnh được như tuổi, giới, tiền căn gia đình bị bệnh tim.
Các yếu tố nguy cơ chính là:
- Tăng các loại mỡ máu: bao gồm tăng LDL – cholesterol (còn gọi là mỡ xấu), và thấp HDL – cholesterol (còn gọi là mỡ tốt).
- Tăng huyết áp: huyết áp được xem là cao khi lớn hơn hay bằng 140/90 mmHg. Nếu bạn có đái tháo đường hoặc bệnh thận mãn thì huyết áp lớn hơn hay bằng 130/80 mmHg là cao.
- Hút thuốc lá: Hút thuốc lá có thể làm tổn thương mạch máu, tăng cholesterol và tăng huyết áp. Hút thuốc cũng làm giảm lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể do gây co mạch.
- Đái tháo đường: do cơ thể thiếu insulin hoặc sử dụng insulin không đúng dẫn đến đường máu tăng cao.
- Quá cân hoặc béo phì: khi cân nặng cơ thể vượt quá cân nặng lý tưởng.

Béo phì, quá cân có nguy cơ cao xơ vữa động mạch

Béo phì, quá cân có nguy cơ cao xơ vữa động mạch

- Ít hoạt động thể lực: có thể làm nặng hơn các yếu tố nguy cơ của bệnh xơ vữa.
- Chế độ ăn không tốt: ăn nhiều những thực phẩm có hàm lượng cao chất béo bão hòa và trans-fat (là những thực phẩm có sử dụng chất dầu mỡ chiên đi chiên lài nhiều lần), nhiều cholesterol, muối, và đường có thể làm nặng hơn các yếu tố nguy cơ.
- Lớn tuổi: bạn càng lớn tuổi càng có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch. Yếu tố gen và lối sống có thể gây mảng xơ vữa trong động mạch từ lúc trẻ. Theo thời gian, đến tuổi trung niên hoặc lớn tuổi, mảng xơ vữa có thể đủ lớn để có dấu hiệu và triệu chứng. Các yếu tố nguy cơ này sẽ tăng khi nam trên 45 tuổi và nữ trên 55 tuổi.
- Tiền căn gia đình bị bệnh tim sớm: bạn sẽ tăng nguy cơ bị xơ vữa nếu cha hoặc anh của bạn được chẩn đoán mắc bệnh tim trước tuổi 55 hoặc mẹ, chị em gái có bệnh tim trước tuổi 65.

(St)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý