1. Chân: Chân là bộ phận sợ lạnh nhất trong toàn cơ thể, có câu “chân lạnh thì toàn thân lạnh”. Kinh mạch của thận, tỳ và dạ dày đều bắt nguồn từ chân, nhưng do khoảng cách từ chân so với tim là xa nhất, con đường lưu thông máu cũng dài nhất, cho nên máu cung cấp luôn bị thiếu ở chân.
2. Hông: Hông làm bộ phận sợ lạnh thứ hai, nó là cơ quan chủ của thận, mà thận thì chịu nóng ghét lạnh. Đàn ông bị lạnh ở hông dễ xuất tinh sớm, phụ nữ dễ bị rối loạn kinh nguyệt và thống kinh.
3. Đầu: Đầu giống như chủ của cơ thể, trăm mạch tương thông, nếu bị nhiễm lạnh dễ gây ra các hiện tượng cảm mạo, viêm mũi, đau đầu, nhức răng… Đầu là bộ phận không giỏi giữ nhiệt lượng. Những người thường xuyên không đội mũ, khi thời tiết ở nhiệt độ 15 độ , nhiệt lượng phát tán ở đầu chiếm đến 30% tổng nhiệt lượng cơ thể, ở nhiệt độ 4 độ thì con số này lên đến 60%.
4. Cổ: Cổ giống như cầu nối giữa đầu và toàn bộ cơ thể, nó còn là đường hô hấp chính, một khi bị lạnh thì các bệnh về cột sống, đốt sống cổ, hen suyễn, viêm đường hô hấp và các bệnh về mạch máu não đều có thể kéo đến.
5. Đầu gối: Đầu gối bị lạnh có thể dẫn đến co rút mạch máu và cơ cục bộ ở các khớp gây ra đau nhức và viêm khớp.
6. Tai: Tai tuy có thể tích nhỏ nhưng diện tích tiếp xúc với không khí lại lớn, nhiệt lượng rất dễ phát tán, da ở ngoài tai lại mỏng, lỗ tai thiếu lớp bảo vệ nên rất dễ bị nhiễm lạnh.
7. Mũi: Mũi cũng là bộ phận thường lộ ra ngoài, nếu niêm mạc của mũi tiếp xúc với không khí lạnh thì dịch mũi sẽ tiết ra ít đi, tác dụng lá chắn cho mũi trở nên kém dẫn đến các khuẩn bệnh có thể xâm nhập vào phổi tăng nguy cơ cảm nhiễm đường hô hấp.
8. Lưng: Lưng nếu không giữ ấm để cho gió lạnh xâm nhập vào sẽ làm tiêu hao dương khí của cơ thể dẫn đến chức năng miễn dịch kém.
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật
TOP 10 Wiki hot nhất
Hot nhất
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12