Hóc xương cá là chuyện dễ xảy ra nhưng nếu không biết cách xử lý sẽ gây ra nhiều phiền phức và có khi còn nguy hiểm. Khi bị hóc xương cá đừng nên nóng vội để móc xương ra mà hãy thử làm một trong số các mẹo dưới đây xem sao nhé!
Nhét tỏi vào lỗ mũi: Khi bị hóc xương cá hãy xác định xem mình bị hóc bên nào. Nếu là hóc bên phải thì hãy dùng một nhánh tỏi bóc vỏ và nhét vào lỗ mũi bên trái sau đó hãy bịt lỗ mũi bên phải lại và thở bằng mồm. Khoảng 1-2 phút sau bạn sẽ hắt hơi và nôn ra, khi đó xương cá sẽ theo đó mà ra ngoài. Bạn có thể làm điều ngược lại với lỗ mũi bên phải khi bị hóc xương bên trái.
Ngậm và nuốt vỏ cam: Vỏ cam sẽ có hoạt chất khiến xương cá mềm và tan theo nước bọt. Do đó, khi bị hóc xương cá bạn chỉ cần lấy một miếng vỏ cam ngậm trong miệng một lúc, xương cá sẽ tự tan ra.
Dùng một viên vitamin C: Vitamin C có tác dụng y như vỏ cam. Do đó, nếu không có vỏ cam bạn có thể thay thế bằng một viên vitamin C để ngậm. Sau vài phút sẽ "hủy" được xương cá. Ngoài ra, vitamin C còn có tác dụng giảm đau, kháng viêm rất tốt cho vùng thực quản bị hóc xương cá tránh được sự tổn thương.
Sử dụng tỏi và đường: Lấy một tép tỏi cắt làm đôi bịt vào hai lỗ mũi. Đồng thời lấy một muỗng đường cát trắng bỏ vào miệng nuốt (không dùng nước). Nếu chưa khỏi thì làm thêm một lần như thế nữa, xương cá sẽ tự trôi xuống dạ dày.
Uống nước quả trám: Dùng quả trám mài ra rồi hòa với nước uống để tiêu xương cá khi bị hóc xương. Tuy có tác dụng tiêu xương cá rất tốt nhưng chỉ nên dùng ở những trường hợp hóc xương nhỏ. Những trường hợp hóc xương lớn hơn sẽ phải cần đến sự trợ giúp của bác sĩ.
Nhai lá rau má: Một trong những mẹo chữa hóc xương cá đơn giản là bạn chỉ cần lấy một ít lá rau má rửa sạch, nhai và nuốt. Xương sẽ bị các dây rau má cuốn trôi vào dạ dày.
Nuốt cơm: Được đa số các gia đình lựa chọn để chữa hóc xương cá vì cho rằng, xương cá sẽ bám vào cơm mà trôi xuống cổ. Nhưng thật ra hiệu quả như mong muốn của cách này chỉ là may mắn thôi. Có nhiều trường hợp cơm bị rơi xuống động mạch còn gây hậu quả nguy hiểm hơn. Nên chỉ phù hợp khi bạn bị hóc xương nhẹ.
Các bạn lưu ý là chỉ áp dụng cho trường hợp hóc nhẹ với các loại xương nhỏ. Nếu bạn bị hóc xương to hơn thì tốt nhất nên đến bác sĩ để cầu cứu vì để lâu sẽ dễ gây nhiễm trùng ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật
TOP 5 Wiki liên quan
TOP 10 Wiki hot nhất
Hot nhất
1
2
3
4
5
6
66,854 lượt xem
7
8
9
10
11
12