Giai đoạn này, xương khớp cổ của bé đã cứng cáp hơn. Bé có thể ngồi vững trong lòng cha mẹ mỗi lần bạn cho bé ăn. Nếu bạn cho bé ăn bột bằng loại thìa phù hợp, bé biết cách lấy lưỡi đưa thức ăn vào trong khoang miệng và nuốt thức ăn qua cổ họng.
Trẻ từ 6 tháng tuổi đã có thể ăn bột mặn. Tuy nhiên, chị có thể thay đổi thực đơn các bữa bột mặn, bột ngọt cho phong phú, vừa giúp bé đủ chất vừa kích thích bé ăn và làm quen được với nhiều món mới có mùi vị khác nhau.
Từ tháng thứ 8 trở đi, chị có thể tăng bữa ăn cho con 3 bữa/ngày vào sáng, trưa, tối với các bữa bột ngọt hoặc bột mặn xen kẽ.
Các loại bột có thể tham khảo cho trẻ giai đoạn 5-6 tháng tuổi (Theo BS Phạm Thanh Thuỷ – Thuốc biệt dược):
- Bột đậu nành:
Sữa đậu nành: 200lm
Bột gạo: 2 thìa cà phê
Đường: 1 thìa cà phê
Rau xanh: 1 thìa cà phê
- Bột đậu xanh, bí đỏ:
Mỡ ăn (dầu ăn): 1 thìa
Nước: 1 bát con
Bột gạo tẻ: 2 thìa cà phê
Nước lọc cua: 1 bát ăn cơm
Rau xanh giã nhỏ: 1 thìa cà phê
- Bột tôm:
Bột gạo: 2 thìa cà phê
Tôm tươi: 2 thìa (bỏ vỏ, giã nhỏ)
Mỡ hoặc dầu ăn: 1 thìa
Rau xanh giã nhỏ: 1 thìa
Nước: 1 bát con
- Bột trứng:
Bột gạo: 2 thìa cà phê
Trứng gà: ½ cái lòng đỏ hoặc 2 quả trứng chim cút
Mỡ hoặc dầu ăn: 1 thìa
- Bột thịt:
Bột gạo: 2 thìa cà phê
Thịt nạc: 2 thìa cà phê
Mỡ hoặc dầu ăn: 1 thìa
Rau xanh giã nhỏ: 1 thìa
Nước: 1 bát con
Chế độ sữa dành cho bé
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, bạn nên nuôi bé hoàn toàn bằng sữa mẹ
trong vòng 6 tháng đầu đời. Nếu muốn bổ sung thêm sữa ngoài, bạn nên chọn sữa
công thức. Bởi vì, đây là loại sữa có các thành phần dinh dưỡng tương đương với
sữa mẹ nên bé dễ hấp thu và ít xảy ra quá trình dị ứng sữa.
- Bạn không nên dùng sữa đặc có đường, sữa bò tươi, sữa bột nguyên kem hoặc
những loại sữa công thức khác không phù hợp với độ tuổi của bé,
- Bạn nên lưu ý cách pha sữa cho
bé: Trên bao bì mỗi nhãn sữa riêng biệt đều có in kèm thông tin chỉ dẫn cụ thể
số thìa, tỷ lệ nước để bạn pha sữa một cách hợp lý cho bé. Bạn nên tránh pha
sữa quá đặc bởi một số tác dụng phụ không mong muốn như sau:
+ Sữa quá đặc có thể khiến bé hấp thụ nhiều dưỡng chất hơn mức cần thiết, bé
tăng khả năng bị thừa cân.
+ Nó cũng “ép” thận của bé làm việc quá mức hoặc khiến bé dễ mắc phải chứng táo
bón.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên pha sữa quá loãng vì sữa loãng sẽ khiến bé nhẹ
cân do không được cung cấp đủ dinh dưỡng. Khi pha sữa, bạn nên dùng thìa nhựa
đính kèm hộp sữa, không nên vun đầy thìa sữa mỗi lần đong sữa cho bé. Ngoài ra,
bạn cũng không nên đun sôi sữa của bé; bởi vì, nhiệt độ cao sẽ khiến lượng dinh
dưỡng trong sữa bị hao hụt.
Bạn không nên pha sữa của bé chung cùng các thực phẩm khác. Khi trộn thực phẩm
khác, nguồn dinh dưỡng tối ưu có trong sữa sẽ mất cân bằng. Bên cạnh đó, điều
này cũng khiến sữa của bé dễ bị đặc hơn. Bạn không nên pha sữa với nước hoa quả
vì các loại vitamin có trong hoa quả sẽ khiến bé khó hấp thụ hơn.
- Bạn vẫn nên cho bé bú mẹ theo nhu cầu: khoảng 2-3 giờ một cữ bú (tương đương
500-800ml sữa/ngày,chưa kể sữa ngoài).
Lưu ý khi cho bé ăn dặm
- Mỗi ngày, bạn nên đảm bảo các bữa bột của bé (khoảng 2-3 bữa) đủ các nhóm
dinh dưỡng chính là tinh bột, rau xanh, đạm, chất béo, vitamin… Bạn nhớ nêm
thêm dầu ăn vào bát bột cho bé để đảm bảo chất béo cần thiết, giúp bé tăng cân.
Bạn có thể chọn loại dầu oliu, dầu vừng (dành cho bé) để thay đổi khẩu vị, kích
thích bé ngon miệng.
- Bạn không nên nêm đường vào bát bột của bé. Việc thừa đường có thể làm tăng
men chua trong dạ dày, khiến bé dễ mắc chứng rối loạn tiêu hóa. Khi ấy, bột có
thể cản trở sự hấp thu canxi, dẫn tới hiện tượng còi xương. Điều này giải thích
vì sao nhiều bé trông bụ bẫm nhưng vẫn bị bác sĩ chẩn đoán là mắc chứng còi
xương.
- Bạn không nên cho bé ăn quá thừa dưỡng chất: Giai đoạn này, bé cần đủ dinh
dưỡng để phát triển nhưng hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên bé dễ bị rối loạn.
Nhiều người mẹ mắc sai lầm với suy nghĩ cho bé ăn nhiều thịt, cá để bé tăng
trưởng tốt. Điều này hoàn toàn phản tác dụng; bởi vì, việc dư thừa chất đạm có
thể khiến bé bị rối loạn tiêu hóa, cản trở sự hấp thu các chất dinh dưỡng khác.
Kết quả, bé có thể bị thừa cân hoặc nhẹ cân. Tỷ lệ chất đạm của bé là khoảng
4g/1kg thể trọng.
Một số món hoa quả cho bé 5-6 tháng tuổi
- Đu đủ hoặc bơ, bạn nên nạo nhuyễn bằng thìa, loại bỏ hết hạt (với đu đủ)
và cho bé thưởng thức. Bạn cũng có thể thêm sữa chua vào món hoa quả tươi này.
- Dưa hấu: Bạn bỏ hạt, xay nhuyễn mịn và cho bé thưởng thức.
- Táo: Bạn có thể ép lấy nước và cho bé uống.
(ST)