Ăn kiêng khi bị ho

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Ăn kiêng khi bị ho

18/04/2015 04:01 PM
2,240
Ăn kiêng khi bị ho như thế nào? Những món ăn nào tốt cho người bị ho.


Thực phẩm không nên ăn khi bị ho:



Ảnh minh họa

Xuất hiện nhiều về mùa đông và mùa xuân, tuy không phải là chứng bệnh nghiêm trọng, song ho gây phiền phức khá nhiều cho cả bé và bố mẹ, nhất là khi bệnh kéo dài và nặng dần lên.


Để bé nhanh khỏi và tránh các biến chứng, bố mẹ cần chú ý đến những cấm kỵ trong ăn uống dưới đây:


Thực phẩm lạnh


Khi trẻ bị ho không nên cho bé ăn đồ lạnh hoặc uống các loại đồ uống đông lạnh. Theo quan niệm Đông y, khi cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ gây tổn thương cho phổi, mà ho phần lớn là do các bệnh ở phổi gây ra.


Lúc này nếu ăn uống các thực phẩm lạnh dễ gây ra tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng càng nặng thêm. Đồng thời, các chứng viêm ít nhiều cũng có quan hệ đến tì. Nếu ăn uống quá nhiều thực phẩm lạnh, cũng có thể gây tổn thương tì vị, khiến chức năng tì bị suy giảm.


Thực phẩm ngọt, vị đậm



Theo Đông y, ho phần lớn do phổi bị nhiệt gây ra. Hàng ngày nếu trẻ ăn quá nhiều các thực phẩm béo, ngọt, vị đậm sẽ khiến cơ thể bị bốc hỏa, làm triệu chứng ho nặng hơn.


Nhiều bậc cha mẹ cho rằng ăn quýt có thể chữa ho, long đờm. Tuy vỏ quýt có công hiệu trị ho, long đờm, nhưng thịt quýt lại khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn.


Thực phẩm chiên, rán

Khi trẻ em ho chức năng tiêu hóa yếu và các loại thực phẩm chiên cung cấp nhiều chất béo tạo nên gánh nặng cho hệ tiêu hóa, sinh nhiều đờm làm tình trạng ho của trẻ ngày càng trầm trọng.





Ảnh minh họa



Cá, tôm, cua


Nếu cho bé ăn các thực phẩm này khi đang bị ho, bệnh sẽ càng nặng hơn. Việc này có liên quan đến tính kích thích của vị tanh với hệ hô hấp và do trẻ bị dị ứng với chất protein trong tôm cá.


Đậu phộng, hạt dưa, sô cô la


Đây là nhóm thực phẩm chứa dầu có thể làm tăng lượng đờm khi ăn chúng. Do vậy, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm này khi trẻ bị ho.


Thực phẩm bồi bổ



Không ít bậc phụ huynh cho các bé cơ thể bị suy nhược dùng thực phẩm chức năng có tác dụng bồi bổ. Tuy nhiên khi trẻ bị ho, nên dừng việc sử dụng các thực phẩm này để tránh khiến bệnh ho khó chữa trị hơn.


Phương pháp cho trẻ ăn


Trẻ ho nhiều có thể ói ra thức ăn vừa mới ăn xong kèm theo nhiều đờm nhớt, vì thế trước khi cho trẻ ăn nên cho uống vài muỗng nước, sau đó cho trẻ nằm sấp rồi vỗ về lưng trẻ nhằm giúp đờm nhớp không còn đọng ở cổ trẻ. Điều này giúp trẻ đỡ ho và ăn bớt ói.


Thức ăn có nhiều nước giúp làm loãng đờm nhớt ở trẻ, không bị kích thích ho nhiều. Nên chia bữa ăn ra làm nhiều
lần.


Lúc bình thường, trẻ có thể ăn 6 lần/ngày (kể cả bữa bột và bữa sữa) nhưng lúc trẻ ho có thể tăng từ 8-10 lần/ngày, mỗi lần ăn một ít, đo đó có thể cách khoảng 2 giờ cho trẻ ăn 1 lần.


Thực phẩm nên ăn khi bị ho:

Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng phát sinh từ các chất gây dị ứng như phấn hoa cỏ dại, nấm mốc, bụi, vật nuôi lông… Đặc biệt trong tiết trời mùa xuân, rất nhiều người gặp phải tình trạng này. Ngoài ra các triệu chứng như ngứa, chảy nước mắt, hắt hơi, viêm mũi dị ứng cũng có thể gây ra ho khá khó chịu.




Để giúp cơ thể loại bỏ các chất nhầy và đờm trong họng, bạn nên ăn các loại thực phẩm cung cấp cho cơ thể các vitamin cần thiết. Ví dụ như cam. Cam làm cho một nguồn tuyệt vời chứa nhiều vitamin A, B, và C. Bột yến mạch vừa giúp bạn no lâu, lại cung cấp nhiều vitamin E chất xơ, và protein. Thịt gà cung cấp cho bạn với protein, vitamin B6 và B3.

Bởi vì, ho có thể là do viêm mũi dị ứng nên nếu ăn các sản phẩm sữa và sô-cô-la sẽ rất khó loại bỏ đờm. Vì vậy cố gắng để tránh những thực phẩm này cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn.

Cảm lạnh thông thường

Vi trùng lạnh ảnh hưởng đến hàng tỷ người mỗi năm. Đơn giản chỉ cần chạm vào một bề mặt bị ô nhiễm hay hít vào môi trường bị nhiễm bệnh là bạn đã có thể bị nhiễm bệnh ngay lập tức, nhất là với những người có hệ miễn dịch hoặc sức đề kháng thấp.

Các nhiễm trùng có thể kéo dài từ 2 – 14 ngày và liên quan đến ho mũi, nghẹt mũi và đau họng. Bởi vì viêm họng và ho thường đi kèm trong thời gian này, nên tốt nhất bạn nên tránh các loại thức ăn cay và ngọt, vì chúng kích thích cổ họng và gây khó chịu, dẫn đến ho.

Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn các món canh cà chua để làm dịu cổ họng khi bị viêm, hoặc ăn một quả chuối cũng rất tốt.




Cảm cúm

Bởi vì cảm lạnh và cảm cúm có những triệu chứng tương tự nên nhiều người điều trị bệnh cúm giống như cách họ điều trị cảm lạnh. Tuy nhiên, điều trị bệnh cúm giống theo cách điều trị cảm lạnh có thể dẫn đến những sai lầm khiến cho việc điều trị kéo dài, gây mệt mỏi.

Một người bị cúm có thể có các triệu chứng như lên cơn sốt, nhức đầu và đau nhức cơ thể, và ho sâu. Để tránh kích thích gây buồn nôn, trong thời gian này, bạn nên ăn các thực phẩm dạng lỏng, trà gừng hay trà nóng pha một chút mật ong có thể giữ cho dạ dày giải quyết và cơ thể giữ nước cùng một lúc. Sau 24 giờ đầu tiên của bệnh cúm, bạn có thể ăn súp và bánh mì nướng.


Một số thực phẩm có lợi khác:

1. Húng chanh

Húng chanh còn gọi là tần dày lá, rau thơm lùn, rau thơm lông, có lượng tinh dầu tự nhiên quý với hương thơm dễ chịu như mùi chanh. Các thầy thuốc Đông y cho biết, khả năng chữa bệnh của lá húng chanh chính là nhờ lượng tinh dầu này.

Tinh dầu húng chanh có tác dụng kháng sinh với nhiều loại vi khuẩn. Nhờ thế chúng có mặt trong việc điều trị viêm họng, khản tiếng, đặc biệt là cảm cúm và ho.

Cách chữa ho đơn giản nhất là dùng khoảng bảy lá húng chanh tươi, rửa sạch, sau đó ngâm nước muối để tiệt trùng. Lấy ra, vẩy sạch nước, nhai kỹ, ngậm trong miệng rồi nuốt nước dần.

2. Cải củ

Loại rau này được trồng khắp nơi ở nước ta để lấy củ ăn, lá làm dưa và hạt làm thuốc. Thành phần chủ yếu của hạt cải củ là chất dầu, có ích trong việc chữa ho, nôn ói, giúp tiêu hóa tốt. Ngày dùng 10 – 15g dưới dạng thuốc sắc. Ngoài ra, củ cải và lá củ cải phơi, sấy khô đều có thể sắc làm thuốc thông tiểu tiện, chữa phù thũng.

Đến mùa quả chín, khoảng tháng Sáu, Bảy, người ta thu hoạch cả cây, phơi khô, đập lấy hạt. Họ làm sạch hạt này rồi tiếp tục phơi khô. Khi dùng, lấy một ít hạt sao vàng cho đến khi có mùi thơm.

3. Cây dâu tằm

Hầu hết các bộ phận của cây dâu tằm đều có thể dùng làm thuốc như lá dâu (tang diệp), vỏ rễ cây dâu (tang bạch bì) và quả dâu (tang thầm).

Tang bạch bì dùng làm thuốc lợi tiểu, trị thủy thũng, chữa ho lâu ngày, ho, hen có đờm, băng huyết, sốt và cao huyết áp. Ngày dùng 6 – 18g dưới dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc.



Rất nhiều loại cây trong vườn nhà có tác dụng chữa ho. (Ảnh minh họa)


Tang diệp có tác dụng chữa sốt, cảm mạo, trừ đờm, chữa cao huyết áp và còn giúp sáng mắt. Liều dùng 6 – 18g dạng thuốc sắc.

Với 12 – 20g tang thầm cô thành cao mềm, bạn có thể làm thuốc bổ.

Riêng trong chữa ho, nhân dân thường sử dụng tang bạch bì. Trong Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, GS-TS. Đỗ Tất Lợi giới thiệu một số bài thuốc chữa ho như sau:

- Chữa ho ra máu: Dùng 600g tang bạch bì ngâm cùng nước vo gạo trong ba đêm. Tước nhỏ, cho thêm 250g gạo nếp sao vàng, tán nhỏ, trộn đều. Mỗi ngày dùng 16g chia đều làm 2 phần, chiêu bằng nước cơm.

- Trẻ ho có đờm: Lấy 4g tang bạch bì sắc với nước cho trẻ uống.

- Chữa ho lâu năm: 10g vỏ cây dâu, 10g vỏ rễ cây chanh, sắc nước uống trong ngày.

4. Cải cúc

Còn gọi là tần ô, có tinh dầu với mùi thơm đặc biệt. Rau có chứa protein, chất béo, chất xơ và nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể.

Nếu dùng làm thuốc chữa ho, bạn lấy 6g lá cải cúc thái nhỏ, cho vào bát, thêm đường vừa đủ rồi hấp trong nồi cơm để nước tiết ra. Nước này chia thành nhiều lần và cho trẻ uống trong ngày. Người ho lâu ngày nên ăn nhiều canh cải cúc để có thể bớt ho.

5. Bồ kết

Ở các vùng quê, người dân trồng bồ kết để lấy quả nấu nước gội đầu. Đây là thứ mỹ phẩm thiên nhiên làm điệu cho những mái tóc dài bóng mượt của các bà, các chị chốn thôn quê yên bình.

Ngày nay, ít người còn thời gian để đun nước gội đầu bằng bồ kết. Cây bồ kết khẳng khiu ở góc vườn cũng bị chặt đi nhiều, thay thế bằng các loại cây ăn trái khác. Tuy nhiên, nhiều nơi vẫn giữ lại cây này vì không chỉ là mỹ phẩm tốt cho bộ tóc, bồ kết còn có thể dùng làm thuốc. Cụ thể: quả bồ kết tán nhỏ chữa sâu răng hay đắp lên vết chốc của trẻ nhỏ.

Đây cũng là vị thuốc có thể dùng trong chữa ho với các thành phần sau: 1g bồ kết, 4g táo đen, 1g quế chi, 2g cam thảo, 1g sinh khương, 600ml nước. Tất cả cho vào sắc đến khi còn 200ml, chia thành ba lần và uống trong ngày.


(St)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Khi ho nen kieng an trai cay nao
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
khi ho nên kiêng ăn trái cây nào
Em Dang co bau^ bi ho k uong duoc thuot thi nen dung gi de giam bot ho
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
ban thu roi ah,co hieu nghiem khong ?uong khoang may ngay thi khoi ho vay ban?
Bạn thử nhé: chỉ cần lá diếp cá và nước gạo là bạn đã “đánh bay” được cơn ho rồi. Lá diếp cá thì rất phổ biến ở nước ta, chắc hẳn các bạn ai cũng quen với thứ lá này rồi, nếu có bạn nào nghe đến lá diếp cá mà còn thấy lạ tai thì chỉ cần hỏi thăm người xung quanh hoặc ra hàng rau ở chợ hỏi mua người ta sẽ đưa cho bạn cả nắm rất rẻ. Tốt nhất các bạn nên chọn lá diếp cá tươi, xanh. Mỗi lần bạn lấy khoảng 200gram lá diếp cá rửa sạch với nước, nếu bạn mua ở chợ sợ không an toàn thì bạn nên ngâm lá diếp cá qua với nước pha muối loãng. Sau đó, bạn chắt lấy nước vo gạo, đổ đầy cái xoong nhỏ chừng bằng một bát tô, rồi thả diếp cá vào đun sôi 15 phút thì bắc ra để uống. Bạn nên uống khi nước còn ấm.
MÌnh bị ho 1 tháng rồi,đi khám bác sĩ nói mình bị viêmphế quản,tiem truyen 1 tuan ma van ko khoi, toi nay an oc xào vao ma ho đến vơ cả cổ họng,đau ngực ko chiu dược,minh phai làm gì để khoi ho
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý