Những quyết định khó khăn nhưng cần bình tĩnh
Có khá nhiều phụ nữ cũng nói rằng, họ đã phải tốn rất nhiều thời gian, công sức để quyết định xem mình phải làm gì trong tình huống biết chồng ngoại tình. Dù chính sự phản bội của chồng đã gây ra nỗi đau, sự tổn thương và cô độc trong tâm hồn của họ, họ nhận ra điều đó nhưng vẫn khó đưa ra quyết định cuối cùng.
Chị L. A. khi biết chồng không còn chung thuỷ cũng đã bị tổn thương nặng nề và chị giận điên lên trước sự sự phản bội. Chị không thể chịu được cái ý nghĩ phải tiếp tục chung sống cùng anh chồng. Ngay lập tức chị quyết định chấm dứt.
Chị cảm thấy quyết định đó là hoàn toàn đúng. Nhưng khoảng vài giờ đồng hồ sau đó, chị lại muốn thay đổi suy nghĩ. Chị lại nghĩ về những năm tháng đã vun đắp mối quan hệ với bạn đời của mình, bao nhiêu hạnh phúc và vui vẻ từng có trong khoảng thời gian đó, bao nhiều tình cảm dành cho anh ấy vẫn còn nguyên vẹn. Và rồi chị nghĩ “Không, không thể chấm dứt dễ dàng như vậy”.
Chị L. A. quyết định ở lại với niềm tin rằng mình có thể tiếp tục sống với anh chồng và tìm hạnh phúc lần nữa. Sau đó vài giờ, chị lại quyết định ra đi. Cứ thế, ở lại rồi ra đi, ra đi rồi ở lại. Băn khoăn, lưỡng lự mãi chị L. A. vẫn không thể quyết định và cứ dày vò mình đến khổ sở.
Nhưng đưa ra quyết định dựa vào trái tim hay khối óc? Hiện nay, xã hội tồn tại một tranh luận dai dẳng về việc ra quyết định dưa theo cảm xúc và lý trí, cái nào là tốt hơn. Một vài người cố chấp thì nói rằng mọi quyết định cần phái xuất phát từ lý trí và không nên để cảm xúc chen vào.
Dĩ nhiên, mọi việc sẽ dễ dàng hơn khi đưa ra quyết dịnh dựa trên thực tế những gì đang diễn ra, nhưng làm sao ta có thể làm ngơ trước cảm xúc khi mà cảm xúc chi phối phần lớn quyết định của chúng ta. Những người đứng ngoài cuộc (bạn bè và người thân) có thể nói rằng “đương nhiên là cậu nên bỏ hắn rồi, chẳng có gì băn khoăn ở đây cả”. Nhưng họ không trực tiếp trải qua quãng thời gian chung sống, vun đắp tình cảm với anh ấy nên họ có thể đưa ra những quyết định đầy lạnh lùng và lý tính.
Theo một nhà tâm lý học, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn hôn nhân và hạnh phúc gia đình thì bất cứ quyết định nào cũng cần dựa trên cả trái tim lẫn khối óc.
Có 2 tình huống gợi ý sau:
Nếu anh ta chấp nhận từ bỏ người phụ nữ kia và hối cải, muốn quay lại xây dựng hạnh phúc với bạn thì bạn có thể cho anh chồng một cơ hội. Và trong trường hợp này bạn cũng phải còn tình cảm với chồng và không muốn phá bỏ hôn nhân.
Và dù bạn có quyết định thế nào thì các chuyên gia tâm lý cũng khuyên rằng, lúc này tốt nhất là bạn hãy biết quan tâm chăm sóc bản thân mình. Khi chịu một cú sốc hay trải qua những cảm giác mất mát kinh khủng, việc duy nhất cần làm là tiếp tục sống, chẳng có gì khác là cuộc sống cả.
“Cuộc sống” ở đây bao gồm phải ăn uống đầy đủ và sinh hoạt lành mạnh. Tránh xa rượu và thuốc an thần. Hãy chăm sóc sức khoẻ ban thân, tập thể dục như chạy bộ, đi bơi, đến phòng tập… Bất cứ thứ gì có thể giữ cho bạn khoẻ mạnh. Nếu có các con thì hãy chăm sóc chúng, làm sao để đảm bảo sức khoẻ của cả mẹ và con.
Điều quan trọng là ở bất kỳ thời điểm nào của cuộc sống, khi bạn đang bị tổn thương thì quan tâm đến sức khỏe và thể trạng của mình sẽ giúp bạn vượt qua mọi chuyện tốt hơn. Khi bạn cảm thấy mình đủ sức khoẻ và tinh thần để vượt qua nỗi đau và sẵn sàng nhìn về tương lai, khi đó bạn hoàn toàn có khả năng làm được nhiều điều tốt hơn nữa.
Một số phương án làm dịu cơn đau trong tim bạn
Không kìm nén nước mắt
Nếu nỗi đau khiến bạn không thể khóc, hãy thử đồng cảm với một bản nhạc hoặc một bộ phim buồn xem sao.
Cười cũng là cách giữ sức khỏe
Sau khi đã vơi nỗi lòng cùng nước mắt, bạn có thể xem một bộ phim hoặc chương trình tivi hài hước. Tận dụng thời gian với người có thể mang đến tiếng cười cho bạn. Bạn sẽ nhận thấy, cuộc sống vẫn tràn niềm vui bất chấp vết thương trong tim mà người chồng phụ bạc vừa gây ra.
Chấp nhận cảm giác
Một chuỗi cảm xúc như shock, đau buồn, thất vọng, sợ hãi sẽ xảy đến. Điều này là bình thường nên bạn không cần quá hoảng loạn.
Không vội vã đề nghị ly hôn
Vợ chồng cần thời gian suy nghĩ kỹ về cuộc hôn nhân, xem nguyên nhân nào khiến đối phương “bồ bịch” và có cách nào để giải quyết nó không.
Viết blog
Chia sẻ mọi suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về người chồng không chung thủy. Viết cũng là một cách để bạn giải tỏa ức chế.
Phải mất khá nhiều thời gian để bạn cân bằng tâm lý, lấy lại niềm tin nơi chồng và kéo chồng về bên mình (Ảnh minh họa)
Hỏi bất kỳ điều gì bạn muốn
Có thể hỏi chồng thêm thông tin về kẻ thứ ba kia nhưng cũng lưu ý rằng, biết đâu anh ấy sẽ nói dối hoặc không giải thích được vì sao chuyện ngoại tình lại xảy ra. “Ăn vụng” cũng giống một căn bệnh, tự nhiên xuất hiện và có khi lại tự nhiên biến mất. Bạn cũng không thể biết chính xác lý do chồng mình “mắc bệnh”.
Tìm kiếm sự trợ giúp
Đó có thể là người thân, bạn bè, một người bạn ảo trên mạng hoặc chuyên gia tâm lý (nên cẩn thận khi chia sẻ với người thân hoặc bạn bè vì sự tác động của họ có thể gây phiền nhiễu cho cuộc sống của bạn). Không nên cô đơn khi đối diện với nỗi đau bị phản bội.
Cố gắng không dằn vặt bản thân
Hành động này chỉ gây lãng phí sức khỏe và không thay đổi được điều gì.
Cân nhắc đến những thiệt thòi của chuyện ly hôn
Kiểm tra tình hình tài chính, nhà ở, hẫng hụt của các con khi bố mẹ chấm dứt chung sống… Tránh việc kiên quyết chia tay chóng vánh mà không lường trước hậu quả.
Cần thời gian để vượt qua nỗi đau bị phụ tình
Không nên hy vọng nỗi buồn đau sẽ sớm chấm dứt ngay khi bạn tha thứ cho chồng và chấp nhận vun vén hạnh phúc. Phải mất khá nhiều thời gian để bạn cân bằng tâm lý, lấy lại niềm tin nơi chồng và kéo chồng về bên mình.
Tỏ thái đọ của bạn thật khéo léo:
Tránh những câu hỏi và hành động gây dị ứng
Như: "Anh đi đâu? Với ai? Ai vừa gọi điện thoại mà nghe tiếng em đã dập máy? Ai nhắn tin cho anh giờ này thế?", kèm những hành động hết sức "quân phiệt" như ngăn cản không cho chồng ra ngoài vào buổi tối, buổi trưa dứt khoát yêu cầu chồng phải đi ăn cơm với mình dù hai người làm việc cách nhau rất xa. Rồi những kỳ nghỉ lễ, nghỉ mát, đi thăm quan, dứt khoát không cho chồng đi nếu cơ quan chồng không cho vợ con đi cùng.
Chồng bạn có là gỗ đá cũng không sao chịu nổi sự dò xét và "truy sát" như vậy. Bạn đừng dồn anh ấy vào chân tường với lối hành xử như vậy, anh ấy sẽ "ngán" bạn đến tận cổ và ngày đêm càng chỉ tơ tưởng đến người tình.
Tự nhiên thờ ơ, ít quan tâm tới chồng
Khi chồng ngoại tình, phần lớn các người vợ đều dùng cách tỏ ra chăm sóc, chiều chuộng chồng hơn, để "lôi kéo" chồng về với mình ấy mà. Làm thế cũng là cách tốt.
Song nếu đúng thời gian chồng bạn "có vấn đề" mà bạn lại tỏ ra thờ ơ, không thèm để ý đến những thay đổi ở anh ấy, không quan tâm đến những cuộc điện thoại, tin nhắn mà lại tỏ ra chăm chăm ôm cái máy điện thoại của mình ở mọi nơi mọi lúc, ngay cả khi vào bếp, vào phòng vệ sinh, lúc bạn có tin nhắn trước mặt chồng thì mở ra xem rồi xóa ngay.
Chứng kiến chồng ngoại tình là nỗi đau của mọi phụ nữ
Hàng ngày bạn đi sớm về muộn, thay đổi giờ giấc liên tục và luôn gọi điện báo cho chồng là bạn có việc phải về muộn. Cá với bạn rằng không đến hai tuần bạn xử sự như vậy, chồng bạn sẽ quay sang tìm hiểu và nghi ngờ bạn có ai đó.
Liên tục làm mới mình
Bạn trang điểm, ăn mặc đẹp và thường xuyên xin phép chồng đi ra ngoài vào ngày nghỉ, vào buổi tối. Bạn có thể nói rằng bạn đi chơi với cô bạn này, bạn khác. Tất nhiên chồng bạn sẽ tò mò và gọi điện cho người bạn để kiểm tra. Và sự thật là bạn không đến những nơi như bạn đã nói.
Khi về, đương nhiên là chồng bạn sẽ căn vặn và bạn hãy tỏ ra lúng túng, đánh trống lảng để chồng bạn càng nghi ngờ bạn có ai đó và tỏ ra ghen tuông, cảnh cáo bạn.
Nên bình tĩnh để giải quyết mọi vấn đề
Những lời “thú tội” chân thành
Hãy để cho chồng bạn khẳng định trăm phần trăm là bạn đã ngoại tình còn bạn thì tỏ ra "chân thành thú nhận" với anh ấy tất cả. Rằng gần đây cảm thấy anh ấy không mặn nồng, đam mê, quan tâm đến bạn như trước nên bạn rất buồn, cô đơn và hụt hẫng.
Giữa lúc đó bạn lại gặp một người đàn ông như hiểu được tâm trạng của bạn, đã an ủi và chia sẻ buồn vui với bạn. Điều đó khiến bạn thấy đỡ buồn chán, thậm chí đã đem lại niềm vui mới cho bạn.
Bạn xin lỗi chồng vì đã lơ là, thiếu quan tâm đến anh ấy, nhưng đừng quên nhắc anh ấy rằng chính anh ấy đã đối xử trước với bạn như vậy. Bạn cảm ơn anh ấy đã cảnh báo bạn kịp thời, khi bạn chưa bị sa ngã chỉ vì cô đơn và hụt hẫng.
Và bạn đừng quên nhẹ nhàng yêu cầu anh ấy hãy cùng bạn quên đi tất cả những gì không hay mà anh ấy đã gây ra để hai vợ chồng trở lại cuộc sống tràn đầy yêu thương như thuở ban đầu.
(St)