Hầu như tất cả các bà bầu đều bị “tra tấn” bởi các cơn chuột rút, ngay từ tháng thứ 2-3. Khi bầu càng lớn thì cường độ chuột rút càng dày lên.
Nguyên nhân gây chuột rút (vọp bẻ) khi mang thai
Cho tới nay, chưa có một nghiên cứu nào tìm ra nguyên nhân vì sao phụ nữ thường bị vọp bẻ trong khi mang thai. Nguyên nhân của vọp bẻ có thể là do các cơ chân phải làm việc quá sức để nâng đỡ hết trọng lượng tăng lên trong thai kỳ của cơ thể. Hoặc có thể tử cung ngày càng to ra làm tăng áp lực lên các mạch máu chính đưa máu từ chi dưới đến tim và những dây thần kinh từ tủy sống đến chi dưới.
Chuột rút chân có thể bắt đầu gây khó chịu từ tháng thứ ba của thai kỳ và những cơn đau càng tệ hơn khi thai nhi ngày một lớn lên, bụng của thai phụ to ra. Những cơn đau chuột rút có thể xảy ra cả ngày lẫn đêm.
Ngăn ngừa
- Tránh đứng hoặc ngồi luôn ở một tư thế quá lâu.
- Co duỗi các bắp chân thường xuyên vào ban ngày và một vài lần trước khi đi ngủ.
- Xoay tròn mắt cá chân và các ngón chân lúc ngồi xem tivi hay ăn tối.
- Đi dạo hằng ngày, trừ khi bác sĩ yêu cần thai phụ không được luyện tập trong những trường hợp cá biệt.
- Bổ sung canxi và ma-giê. Việc bổ sung canxi sẽ ngăn ngừa bớt những cơn đau chuột rút. Đầy đủ canxi trước khi mang thai là rất quan trọng cho thai phụ.
- Tránh làm việc mệt nhọc. Nằm nghỉ trên giường và thử tìm tư thế tiện lợi nhất (đầu gối kéo lên).
- Tắm nước nóng hoặc đặt túi nước nóng lên bụng và phía dưới lưng.
- Uống một hớp rượu mạnh; giúp thư giãn cơ bàng quang.
- Tìm sự cực khoái trong giao hợp: giúp máu và chất dịch ở vùng xương chậu lưu thông.
- Tập các phương pháp thư giãn để bớt căng thẳng cơ thể và tinh thần.
- Việc dùng các loại trà thảo mộc cũng giúp làm giảm cơn đau.
Cách tốt nhất để làm dịu đi một cơn đau chuột rút
Nếu xảy ra một cơn đau chuột rút, ngay lập tức tìm cách làm căng các cơ bắp chân bằng cách: duỗi thẳng chân ra, bắt đầu từ gót chân trước tiên, và nhẹ nhàng uốn nắn những ngón chân cong lên về phía ống quyển. Những động tác này lúc đầu có thể làm đau hơn nhưng nó sẽ làm giảm những cơn co thắt và cơn đau sẽ dịu đi trong giây lát. Sau đó, thai phụ có thể mát xa các cơ ở bắp chân và đùi, làm nóng các cơ bằng túi chườm. Đi loanh quanh và thư giãn trong giây lát để cảm thấy dễ chịu hơn.
Đề phòng khi bà bầu bị chuột rút
Cách 1: Trước khi đi ngủ bà bầu nên ngâm chân bằng nước ấm pha một chút gừng và muối.
Cách 2: Tập nhẹ nhàng các bài thể dục như co duỗi chân, tay, xoa bóp hai bên mắt cá chân theo chiều kim đồng hồ. Những bài tập này sẽ giúp các bà bầu có được giấc ngủ sâu và ngon hơn, đề phòng chuột rút vào ban đêm.
Cách 3: Các bác sĩ khuyên khi đi ngủ bà bầu nên kê chân trên một chiếc gối cao.
Cách 4: Không lên đứng quá lâu hay ngồi vắt chéo chân. Nên thay đổi tư thế đứng, ngồi. Mỗi khi ngồi làm việc, ăn cơm, hay xem tivi bà bầu nên xoa bóp mắt cá chân, các ngón chân để thư giãn.
Cách 5: Bổ sung thực phẩm giàu chất canxi trong bữa ăn hàng ngày.
Với cách này mình thấy hiệu quả lắm vì thực tình sau mấy lần mình bị chuột rút ngoài việc áp dụng những cách trên mình đã kết hợp bổ sung vào các bữa ăn hàng ngày như tôm, cua, cáy, trứng và rau xanh... Hồi còn con gái mình ghét nhất ăn tôm tép bé nhưng chẳng hiểu sao từ khi mang bầu lại ăn ngon thế chứ. Mình ăn nhiều lắm mà chẳng biết chán. Đến khi đi khám thấy bác sĩ bảo không cần phải uống thuốc canxi trong khi 9 tháng mang thai mình chẳng uống lấy một viên canxi nào, mình chỉ bổ sung sắt thôi. Ngoài ra mình kết hợp với uống sữa, ăn hoa quả và đều đặn ngày một cốc sữa, cứ trước bữa ăn trưa mình nhờ chị nấu bếp ở cơ quan luộc cho một quả trứng gà.
Ăn chuối giúp giảm chuột rút khi mang thai:
Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP. Hồ Chí Minh thì chuối là một loại thực phẩm dinh dưỡng rất giá trị trong khẩu phần ăn của phụ nữ mang thai và cả trẻ em. Chuối chứa nhiều kali, vitamin B6, man-gan đồng thời còn là nguồn cung cấp vitamin A và C, giàu chất xơ hòa tan pectin. Đây là những dưỡng chất cần thiết trong một chế độ ăn uống lành mạnh cho tất cả mọi người, trong đó có những bà mẹ tương lai. Thành phần kali giúp giảm phù trong khi mang thai.
Trong quá trình mang thai nhiều thai phụ thường gặp chứng chuột rút. Họ thường nghĩ đến việc bổ sung các thức ăn giàu can-xi để giảm triệu chứng này. Theo các bác sĩ thì bà bầu nên dùng những thực phẩm giàu kali như chuối sẽ làm giảm chứng chuột rút ở chân. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng những biểu hiện ốm nghén có thể được giảm nhẹ bằng việc tiêu thụ vitamin B6 có nhiều trong chuối.
Những thành phần chính có trong chuối như kali, vitamin B6 rất cần thiết trong suốt quá trình mang thai. Chuối không chỉ đóng góp cho sức khỏe của người mẹ mà còn cho sự phát triển của thai nhi, giúp phát triển một hệ thần kinh trung ương khỏe mạnh. Kể cả khi đứa trẻ được sinh ra, chuối vẫn tiếp tục góp phần nâng cao sức khỏe cho các bà mẹ và những thành phần trong nó giúp tăng cường nguồn sữa mẹ, đồng thời giúp người mẹ duy trì năng lượng.
Đối với trẻ khi bước vào giai đoạn dùng thức ăn đặc thì chuối cũng rất hữu ích vì vị ngọt của nó rất hấp dẫn đối với trẻ. Để cho trẻ sử dụng chuối chỉ cần nghiền, trộn với sữa hay các thức ăn khác hoặc cắt thành miếng nhỏ rất đơn giản và tiện lợi. Bên cạnh đó, chuối giúp bổ sung chất điện giải mất đi khi trẻ bị tiêu chảy; chuối cũng rất tốt cho sự phát triển của răng và xương ở trẻ đang lớn vì chúng cải thiện mức độ canxi của cơ thể. Hơn nữa, chuối là thực phẩm phổ biến, dễ ăn, rất ít người bị dị ứng với chuối.
Ngoài ra, chuối còn là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết cho những phụ nữ mang thai để trong công việc và tận hưởng cuộc sống gia đình. Một trái chuối khoảng 100g sẽ cung cấp 100 kcal, bằng năng lượng của nửa chén cơm trắng và có thêm 0,8g cellulose để chống táo bón. Những bà mẹ tương lai chỉ cần chuẩn bị vài trái chuối vàng tươi ngon mỗi ngày là có thể an tâm đi làm với những bữa ăn đơn giản và giàu năng lượng. Chúng ta có thể ăn chuối trực tiếp, trộn với sữa hoặc yogurt, nướng hoặc chiên-bác sĩ Nguyễn Thu Hậu cho biết.
(St)