Trứng gà:
Trứng gà là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, thích hợp cho mọi lứa tuổi từ trẻ em, phụ nữ đến người cao tuổi. Trong 100g trứng gà có có 14,8g anbumin; 11,6g mỡ, nhiều chất canxi, phospho, sắt, sinh tố và 8 loại axít amin cần thiết cho cơ thể. Sau đây là một số cách dùng trứng gà làm thuốc, chị em có thể tham khảo áp dụng.
Phụ nữ kinh nguyệt không đều: trứng gà 2 quả, rượu cái ngọt 1 bát, rễ đại kế 10g. Đại kế phơi khô, tán bột, trộn với trứng gà, rượu cái, sau đó cho chút dầu hoặc mỡ xào lên ăn. Lần thứ nhất ăn vào lúc trước khi sạch kinh, ăn liên tục 3 ngày. Hoặc: trứng gà 2 quả, lá ngải cứu 10g, gừng tươi 15g. Cho tất cả vào nấu, khi trứng chín đem ra bóc vỏ rồi cho vào nấu tiếp. Ăn trứng, uống nước canh.
Bế kinh: trứng gà 2 quả, xuyên khung 5g, rượu vang vừa phải. Cho nước vào trứng gà, xuyên khung nấu tới khi trứng chín, bóc bỏ vỏ, lại nấu tiếp rồi cho vào. Ăn cả cái lẫn nước.
Đối với chị em, đặc biệt là phụ nữ mang thai và sau sinh đẻ thì trứng gà
là vị thuốc quý vừa bổ khí huyết, vừa chữa được nhiều chứng bệnh. (Ảnh
minh họa).
Đau bụng kinh: trứng gà 2 quả, cỏ ích
mẫu 30g. Cả hai cho vào nồi đổ nước vừa đủ. Khi trứng chín bóc bỏ vỏ,
lại cho vào nấu tiếp 3 phút nữa, rồi ăn trứng, uống canh. Hoặc: trứng gà
2 quả, đậu đen 60g. Cả hai cho vào nồi, nước vừa đủ, đun nhỏ lửa. Trứng
chín bóc bỏ vỏ rồi cho vào nấu tiếp, sau cho ít rượu vào, ăn trứng uống
canh.
Khí hư bạch đới: trứng gà 2 quả, lá ngải cứu 15g. Sắc lấy nước ngải cứu
rồi đập trứng gà vào nấu chín ăn. Hoặc: trứng gà 2 quả, nhân hạt hướng
dương 25g. Đập trứng gà vào nhân hạt hướng dương, nấu canh, cho chút
đường là ăn được. Hoặc trứng gà 1 quả, hạt tiêu 7 hạt. Chọc một lỗ nhỏ
đầu trứng gà, cho hạt tiêu bột vào, bịt lỗ trứng lại, đem nướng chín rồi
bóc vỏ trứng, ăn.
Hay nôn ọe khi có thai: trứng gà 1 quả, đường trắng 30g, giấm chua 60g cho vào nấu chín ăn.
Ho trong khi có thai: trứng gà 1 quả, bách hợp 7 cái. Bách hợp cho vào nước ngâm 1 đêm, sau cho 2 bát nước sắc còn 1 bát, bỏ bã, lấy lòng đỏ trứng cho vào nấu chín là dùng được. Mỗi lần ăn nửa bát, ngày ăn 2 lần.
Dọa sảy thai: trứng gà 2 quả, đỗ trọng 12g, tục đoạn 15g. Tất cả cho vào nồi đổ nước nấu. Trứng chín, bóc bỏ vỏ, lại cho vào nấu tiếp rồi ăn trứng uống canh.
Sảy thai liên tiếp: trứng gà 1 quả, lá ngải cứu 1 nắm. Cho hai thứ vào nồi đổ nước nấu ăn (không dùng nồi sắt, gang). Sau khi có thai thì bắt đầu ăn, mỗi ngày ăn 1 lần, ăn liên tục 7 ngày. Sau đó cứ mỗi tháng ăn 1 đợt. Mỗi lần ăn 2 quả trứng, ăn liên tục cho đến khi thai đủ tháng thì ngừng.
Tử cung xuất huyết: trứng gà 2 quả, hoa mào gà trắng 30g. Hoa mào gà sắc lấy nước, bỏ bã, đập trứng vào nấu chín ăn.
Viêm phần phụ: trứng gà 1 quả, đại hoàng sống 3g. Trứng gà chọc một lỗ, bỏ hết lòng trắng trứng, cho bột đại hoàng vào trứng rồi luộc trứng, ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ. Sau khi sạch kinh, mỗi tối ăn 1 quả, ăn liền 5 quả là 1 đợt. Người bệnh tùy thể tạng, nếu táo bón thì thêm lượng đại hoàng, nếu đi lỏng thì giảm lượng đại hoàng.Thiếu máu sau khi sinh: trứng gà 2 quả, táo đỏ 10 quả, đường đỏ một ít. Tất cả cho vào nổi đổ nước, nấu canh ăn.
Canh thịt lợn nạc: thịt lợn nạc 100g, ngải cứu 100g, gừng 30g, bột gia vị vừa đủ. Thịt lợn nạc rửa sạch thái chỉ ướp với bột gia vị. Ngải cứu rửa sạch, thái vừa. Gừng rửa sạch giã nhỏ cho nước vào lọc kỹ lấy 200ml nước gừng. Đun sôi nước gừng thì cho thịt lợn, ngải cứu vào quấy đều, sôi lại là được. Ăn ngày 1 lần lúc đói, cần ăn liền 3 - 5 ngày trước kỳ kinh 5 ngày.
Gà hầm: gà đen 1 con (khoảng 300g), trần bì 3g, gừng tươi 3g, hạt tiêu 6g, bột gia vị vừa đủ. Gà đen làm sạch, bỏ nội tạng, ướp gia vị. Cho trần bì, gừng, hạt tiêu vào bụng gà đem hầm nhừ. Ăn thịt gà và uống nước canh, ngày ăn 1 lần. Ăn trong 2 ngày.
Gà đen hầm trần bì
Trứng gà xào ngải cứu: trứng gà 2 quả, lá ngải cứu 150g, gừng 3g, dầu thực vật và bột gia vị vừa đủ. Lá ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ, gừng giã nhỏ. Đập trứng vào bát, cho ngải cứu, bột gia vị, gừng quấy đều đem xào bằng dầu thực vật. Ăn ngày 1 lần, ăn liền 3 ngày trước kỳ kinh.
Đậu tương xào thịt lợn nạc: đậu tương 50g, ích mẫu 100g, thịt lợn nạc 100g, dầu thực vật, bột gia vị vừa đủ. Thịt lợn nạc rửa sạch thái chỉ ướp với bột gia vị. Ích mẫu rửa sạch thái nhỏ. Đậu tương ngâm nước nóng khoảng 2 giờ sau khi giã dập. Tất cả đem xào bằng dầu thực vật, ăn ngày 1 lần. Ăn liền 5 ngày trước kỳ kinh từ 5 - 7 ngày.
Nước gừng: gừng tươi 15g, đường đỏ 30g. Gừng rửa sạch, giã nhỏ cho vào nồi cùng 200ml nước đun sôi kỹ, cho đường đỏ vào đun tiếp đến khi đường tan hết chắt lấy nước chia 3 lần uống trong ngày, uống liền 2 ngày trước kỳ kinh 3 - 5 ngày.
Nước táo tàu: táo tàu 30g, gừng khô 5g. Cho táo tàu, gừng khô vào nồi thêm 200ml nước đun nhỏ lửa cho sôi kỹ. Khi táo nhừ chắt lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống 2 ngày.
Trị đau bụng kinh theo nguyên nhân:
Kinh nguyệt ra trước kỳ
Kinh nguyệt ra trước kỳ thường do huyết nhiệt, kinh sắc đỏ tươi, đỏ sẫm, lượng nhiều, không có máu hòn, máu cục, người choáng váng, ngũ tâm phiền nhiệt, khát nước.
Phương pháp điều trị: thanh nhiệt, lương huyết, điều kinh.
Dùng món ăn bài thuốc: trứng gà 2 quả, lá ngải cứu 30g, gừng tươi 3 lát. Trứng gà để cả vỏ, rửa sạch, lá ngải cứu cùng gừng rửa sạch. Tất cả cho vào nồi với 400ml nước đun cho chín. Lấy trứng ra bóc vỏ rồi cho vào đun tiếp 10 phút, bắc ra ăn trứng và uống nước canh.
Ngải cứu ôn ấm, điều hoà khí huyết, thông kinh, giải nhiệt, cầm máu. Gừng ôn ấm, trứng gà bổ khí huyết. Phối hợp lại có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, điều kinh, có tác dụng chữa kinh trước kỳ, điều hoà kinh nguyệt.
Kinh sau kỳ (kinh muộn, kinh sụt)
Kinh sau kỳ có sắc kinh đỏ sẫm, có khi lẫn máu cục, máu hòn, lượng ít, hay đau bụng trước khi hành kinh. Người mệt mỏi, bụng đầy, khó tiêu thường do hàn, huyết hư, huyết ứ do vậy phải ôn kinh, tán hàn, hoá ứ.
Dùng món ăn bài thuốc sau: gan dê (hoặc thịt dê) 100g, rau hẹ 50g, dầu ăn 30g, gia vị đủ ăn. Gan dê hoặc thịt dê thái mỏng, hẹ rửa sạch, cắt đoạn, cho dầu ăn vào chảo đun nóng, cho gan dê (thịt dê) xào chín săn, sau đó cho hẹ vào đảo nhanh rồi cho gia vị vừa đủ, bắc ra ăn lúc còn nóng.
Gan dê hoặc thịt dê bổ huyết, hoạt huyết, hẹ hành khí, ôn trung, tán hàn. Món ăn này có tác dụng chứa chứng kinh sau kỳ, điều hoà kinh nguyệt.
Bế kinh
Đây là triệu chứng sau khi đã hành kinh một thời gian nay lại không thấy kinh nữa. Có nhiều nguyên nhân gây ra bế kinh trong đó phải kể tới do khí uất, đàm thấp
Để chữa bế kinh phải điều khí, khai uất, dùng món ăn bài thuốc sau: chim bồ câu (hoặc chim cút) 1 con, huyết kiệt 15g. Chim làm lông, rửa sạch, bỏ nội tạng cho bột huyết kiệt vào bụng chim, cho thêm một ít rượu đun cách thuỷ. Bắc ra ăn lúc nóng.
Chim bồ câu có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết điều kinh, huyết kiệt bổ huyết, khai uất, món ăn này có tác dụng chữa bế kinh, làm thông kinh.
Thống kinh (hành kinh đau bụng)
Khi sắp có kinh đau bụng dữ dội, khiến không thể làm gì được, thậm chí bỏ ăn uống, người mệt mỏi. Nguyên nhân thống kinh là do khí trệ, huyết ứ, huyết hư và hàn tà. Phải dùng cách hoạt huyết, tán ứ, thuận khí, hành huyết để chữa.
Món ăn bài thuốc: mào gà trống 2 cái, rượu trắng 30 ml, mộc nhĩ 20g, bột hồ tiêu trắng 1g. Mào gà trống làm sạch, thái mỏng, mộc nhĩ rửa sạch, ngâm cho nở, thái chỉ. Cho mào gà trống, mộc nhĩ nấu với 400ml nước cho đến sôi, đun thêm 15 phút sau đó cho rượu, hồ tiêu và thêm gia vị vừa ăn, bắc ra ăn lúc nóng. Món ăn này có tác dụng hoạt huyết, tán ứ, ôn trung, làm hết đau bụng.
Trị đau bụng kinh bằng y học cổ truyền
1. Thống kinh thể thực chứng : Bệnh nhân đau vùng hạ vị (trước và trong kỳ kinh); đau tức, chướng hoặc quặn thắt, ấn vào vùng hạ vị thì cảm giác đau tăng. Lượng kinh ít, sắc đỏ tím sẫm, có thể có máu bầm đen.
- Lá ngải cứu tươi 50 g (khô 30 g), gạo tẻ 100 g. Rửa sạch ngải cứu, thái vụn, cho vào nồi, đổ nước xâm xấp, đun khoảng 30 phút, bắc ra chắt lấy nước. Dùng nước chắt nấu cháo với gạo tẻ. Cháo chín thêm đường đỏ, đun sôi vài lượt là ăn được. Ăn nóng, ngày vài lần.
- Đậu đen 30 g, hồng hoa 6 g, đường đỏ 30 g. Đậu đen rửa sạch, rang thơm, cho vào nồi cùng hồng hoa, đổ khoảng 400 ml nước, đun sôi rồi để nhỏ lửa tới khi đậu chín nhừ. Lọc lấy nước, cho thêm đường đỏ, uống ngày 2 lần, mỗi lần 10-20 ml, uống trong 3 ngày trước kỳ kinh.
- Lá ngải cứu loại bánh tẻ 9 g, sinh khương (gừng tươi) 15 g, trứng gà 2 quả. Ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ; gừng tươi rửa sạch, đập giập, đổ 300 ml nước, cho trứng gà vào luộc, khi trứng chín thì bóc vỏ, cho vào đun tiếp với dịch thuốc trong 5 phút. Uống nước thuốc, ăn trứng gà. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn trong 3 ngày trước kỳ kinh.
- Hương phụ 8 g, thanh bì 6 g, ô dược 8 g, ích mẫu 12 g, sa nhân 6 g, ngưu tất 12 g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liên tục trước khi hành kinh khoảng 3 ngày.
- Xuyên tiêu 10 g, can khương 30 g, đại táo 30 g. Tất cả ngâm nước trong 1 giờ, đại táo cắt bỏ hạt, gừng thái lát, cho 400 ml nước vào đun sôi, rồi cho xuyên tiêu vào đun tiếp trong 10 phút, bắc ra chắt lấy nước uống nóng, chia 2 lần/ngày.
2. Thống kinh thể hư chứng: Bệnh nhân đau bụng âm ỉ vùng hạ vị, thường đau sau khi hành kinh, xoa bóp thì đỡ. Người mệt mỏi, sắc mặt nhợt, lượng kinh ra ít, màu kinh nhợt.
- Gà ác 1 con khoảng 1-1,5 kg, hoàng kỳ 100 g. Gà làm sạch, bỏ hết phủ tạng; hoàng kỳ rửa sạch, thái lát, nhồi vào bụng gà. Cho gà vào nồi, thêm 1.000 ml nước, đun sôi rồi vặn nhỏ lửa hầm tới khi gà chín nhừ, thêm mắm muối. Ăn thịt gà, uống nước hầm. Ăn trước khi hành kinh khoảng 3 ngày.
- Đương quy 90 g, gừng tươi 150 g, thịt dê 500 g. Đương quy, gừng tươi rửa sạch, thái lát nhỏ; thịt dê làm sạch, lọc bỏ màng mỡ, dùng nước nóng rửa sạch hết huyết đọng, thái miếng dài. Cho nước vào đun sôi, vớt bỏ váng bẩn, vặn nhỏ lửa hầm trong 1 giờ tới khi thịt dê chín nhừ là được. Ăn thịt, uống nước hầm (dùng hết trong 1 bữa). Ăn liên tục trong 3 ngày trước khi hành kinh.
- Bạch truật 10 g, đẳng sâm, hà thủ ô, long nhãn, kỷ tử, ý dĩ, bạch biển đậu mỗi thứ 12 g; kê huyết đằng, hoài sơn, ngưu tất mỗi thứ 16 g. Sắc uống ngày 1 thang, uống trước khi hành kinh khoảng 3 ngày.
Cách để phòng trị chứng đau bụng kinh.
1. Ngâm chân mỗi tối. Chân có rất nhiều huyệt vị, ngâm chân mỗi tối có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi, trừ lạnh. Sau khi ngâm chân có thể xoa bóp lòng bàn chân, rất có ích cho việc giữ ấm chân.
2. Ăn đủ thức ăn bổ máu bổ khí. Ăn nhiều táo đỏ, long nhãn, uống nhiều nước đường mật.
3. Ngủ sớm. Thói quen ăn uống và ngủ tốt sẽ có ích cho việc phòng trị đau bụng kinh.
4. Tuyệt đối không uống đồ lạnh. Hạn chế hấp thu những thực phẩm có tính hàn, đồ uống lạnh gây kích thích dạ dày. Ngoài ra, trong thời kỳ kinh nguyệt phần bụng dễ bị lạnh, nếu còn uống đồ lạnh sẽ càng hại thêm.
5. Ăn rau củ trái cây theo mùa. Trái cây có nhiều dinh dưỡng nhưng cần chú ý ăn trái cây theo mùa, đừng ăn trái cây trái mùa.
Cần lưu ý, cho dù điều trị bằng cách nào cũng phải kiên trì, đừng nên chỉ thực hiện vài ngày rồi cho rằng không hiệu quả. Càng không nên ỷ y, tuy vẫn ăn những thức ăn bổ máu nhưng lại thức khuya, uống đồ lạnh thì sẽ không có hiệu quả.
(St)