Ngay lúc này, hãy trao cho con những kỹ năng phòng và chống bị bắt cóc. Những kỹ năng này không bao giờ là thừa.
Cảnh giác với “người lạ mặt”. Không chỉ với người lạ mà ngay cả với những người bạn thân thiết của gia đình, bạn cũng nên trang bị cho trẻ khả năng nhận biết đâu là những trường hợp cần cảnh giác cao. Ví dụ như khi bố mẹ không có nhà, trẻ không được tự ý mở cửa cho khách - dù là người quen biết, mà hãy gọi anh chị hoặc người lớn hơn, hay gọi điện cho bố mẹ để thông báo.
Hãy dạy trẻ nói “không”. Câu nói Không này cần được trẻ thốt lên rõ ràng, kiên quyết, không do dự với quà bánh, truyện tranh, tiền bạc, lời rủ đi công viên, trung tâm vui chơi,.. của người lạ. Trẻ cần biết “giới hạn những người tin cậy” của mình, đó chính là: Cha mẹ, ông bà, thầy cô, anh chị trong gia đình.
Hãy cùng con chơi trò tưởng tượng. Hãy kể cho con nghe ví dụ các tình huống thiếu an toàn với trẻ khi không ở gần bố mẹ, khơi gợi và giải đáp những thắc mắc của trẻ để trẻ dần hình thành ý thức phòng vệ trong những tình huống tương tự nếu gặp phải.
Bắt đầu từ khi trẻ 2 – 3 tuổi, bạn bắt buộc phải dạy cho trẻ học thuộc lòng số điện thoại của cha mẹ, để khi bị lạc thì biết cách cung cấp cho những người muốn giúp đỡ. Dạy trẻ tìm đến những nơi có thể giúp đỡ như: Quầy thông báo tại siêu thị; đồn công an, hàng quán ngay tại nhà dân...
Không đưa thông tin cá nhân lên mạng. Trẻ em ngày nay được dùng máy tính từ sớm, có những trang mạng xã hội riêng từ sớm, nên đây là bài học bạn nhất thiết phải dạy con. Hãy nói cho con biết về những thông tin mà bé không bao giờ được chia sẻ công khai, chẳng hạn như trường lớp, địa chỉ nhà, số điện thoại…
Mật khẩu bí mật: Hãy thoả thuận riêng với con về một mật khẩu mà chỉ có con cùng cha/mẹ được biết. Mỗi khi đón bé ở cổng trường, bạn hãy nói thầm mật khẩu vào tai để luyện cho bé thói quen. Đồng thời hãy dặn con nhớ rằng, dù người thân hay bạn bè quen mặt của cha mẹ tới đón, con nhất định phải hỏi mật khẩu. Nếu người đón không nói được mật khẩu thì bé hãy ngay lập tức bỏ chạy và cầu cứu sự trợ giúp từ những người xung quanh.
Dạy trẻ tự phòng vệ: Chẳng cần bé biết võ, bạn nên hướng dẫn con những cách “phản kháng đơn giản” khi có người lạ tiếp cận như: đá vào những chân, đầu gối và vùng nhạy cảm của kẻ lạ và cố sức hét thật to: “Cô/chú không phải mẹ/bố của tôi” để tạo sự chú ý của những người xung quanh và có cơ hội để bé chạy đi. Đá vào chỗ nhạy cảm là cách hiệu quả nhất để thoát khỏi người lạ.
Cảnh giác không bao giờ là thừa: Một khi trẻ phàn nàn về một người cụ thể nào đó, hãy lắng nghe và không bao giờ thờ ơ hay im lặng trước những phản ánh đó. Hãy nhớ, trẻ có thiên tính nhạy càm về những gì bất thường, do đó nếu trẻ đã kể cho bạn nghe, nghĩa là bạn cần chú ý cảnh giác.
Cha mẹ nên lưu ý: Khi con còn nhỏ không nên để quá nhiều người đón khi tan học, chỉ nên để hai người thân thiết trong gia đình. Nếu có người lạ đến đón, bố mẹ phải chủ động liên hệ với cô giáo qua số điện thoại, cung cấp tên và số điện thoại của người thay thế.
Những "người lạ an toàn": Mẹ cần mô tả chi tiết cho con về những “người lạ an toàn” như cảnh sát giao thông, bảo vệ, nhân viên bán hàng trong siêu thị… những người bé có thể nhờ giúp đỡ khi bị lạc, có người theo dõi.
Không nhận "hối lộ" từ người lạ: Dạy bé không được nhận thức ăn, thức uống, quà cáp từ người lạ ở bất cứ nơi đâu. Những thứ này thường chứa thuốc mê nhằm làm bé mất ý thức để dễ thực hiện hành vi bắt cóc.
Chuyện "bí mật" thường là chuyện mờ ám: Dạy cho con biết việc một người yêu cầu con phải giữ một bí mật nào đó là điều không nên. Nếu người ta bảo con không được nói cho ai biết một điều gì đó, con nên báo lại cho bố mẹ hoặc thầy cô giáo biết. Ngoài ra, nếu có bất cứ người lạ nào muốn chụp một bức ảnh của con, con phải biết nói”Không” và nhanh chóng nói cho bố mẹ hoặc thầy cô biết.
Cảnh giác với những lời nhờ giúp đỡ: Dạy con biết rằng, chẳng có người lớn nào nhờ trẻ con giúp đỡ làm việc này việc kia. Nếu người ta có việc cần tìm người giúp đỡ, người ta sẽ hỏi những người lớn tuổi. Bất cứ người lạ nào nói với bé những câu như: Bố mẹ cháu đang gặp tai nạn, để cô/chú/bác/... đưa cháu đi đến chỗ bố/mẹ ngay; Cô là bạn của mẹ con, mẹ gửi cho con một món quà. Cô để nó ở xe, con đến lấy nhé...
Hãy dạy con thực hành “hét”: Tiếng hét sẽ giúp trẻ tìm kiếm sự trợ giúp của những người khác và tiếp thêm sức mạnh cho trẻ, giúp trẻ lấy thêm hơi và có đủ can đảm chạy trốn. Đôi khi kẻ bắt cóc sẽ nói mình là bố mẹ của trẻ, hãy dạy trẻ nói điều đó không phải, trẻ đang bị bắt cóc để người xung quanh hiểu rõ tình huống. Bạn cũng nên trang bị cho trẻ 1 cái còi trong túi để trẻ có thể mang ra thổi lúc nguy cấp.
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật
TOP 10 Wiki hot nhất
Hot nhất
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12