Việc em bé chào đời là một biến động lớn về cả thể chất lẫn tâm lý đối với người mẹ. Nhiều chị em lo lắng, băn khoăn về hậu sản, vậy bệnh hậu sản là gì, triệu chứng, cách điều trị và làm gì để tránh nguy cơ này.
Thời kỳ từ 4- 6 tuần lễ sau khi sinh, gọi là hậu sản. Thời kỳ hậu sản, người phụ nữ thường gặp phải vấn đề về thể chất lẫn tinh thần.
Hãy đến với chuyên mục Bà bầu của Eva để tìm hiểu những bí quyết sinh con theo ý muốn, cách ăn uống tốt nhất cho thai phụ, thời trang bà bầu quyến rũ hay 'chuyện ấy' an toàn cho mọi bà bầu.
Mặc dù người mẹ có thể vô cùng hạnh phúc khi có sinh ra một thiên thần nhưng lại rất dễ mắc phải chứng hậu sản, chính là sự suy sụp tinh thần sau sinh.
Chứng này thường xảy ra ở khoảng 15-20% các bà mẹ. Còn những bà mẹ cứ cố gắng chịu đựng thì sẽ cảm thấy rất cô đơn.
Triệu chứng:
Chứng bệnh này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên sinh em bé. Sau khi sinh con, các mẹ thường rất mệt mỏi, cơ thể yếu đuối, cộng với việc suốt nhiều tháng trời chỉ quanh quẩn trong bốn bức tường với đủ thứ việc vặt vãnh, không tên; nhất là khi em bé không khỏe mạnh, mẹ thiếu sữa…; người mẹ sẽ trở nên cực kỳ nhạy cảm, dễ bị tổn thương, tủi thân, buồn phiền với những chuyện mà trước kia các mẹ xem là chẳng có gì.
Nếu triệu chứng này kéo dài quá 2 tuần, hoặc nếu có các triệu chứng dưới đây, thì người mẹ nên tìm đến chuyên viên tâm lý hoặc tâm thần để được giúp đỡ:
* Tinh thần suy sụp, không thấy niềm vui hay sự thích thú trong cuộc sống hằng ngày.
* Ăn không thấy ngon, hoặc không muốn ăn gì cả.
* Sau khi sinh được vài tháng mà vẫn cảm thấy uể oải, kiệt sức.
* Khóc lóc, bực bội, lo lắng, hoang mang, cảm thấy bất ổn.
* Đột nhiên thấy sợ hãi, không dám ở nhà một mình.
* Không muốn đi ra ngoài, hoặc không muốn gặp gỡ ai.
Nguyên nhân?
Có con là một niềm hạnh phúc lớn, nhưng đồng thời vấn đề sinh con cũng gây ra những căng thẳng về mặt tinh thần và thể chất. Làm mẹ là một vai trò vất vả, đầy trách nhiệm và thường bị mất ngủ. Vấn đề làm mẹ càng khó khăn hơn đối với các phụ nữ nuôi con một mình hay những cặp vợ chồng không có thân nhân ở gần để giúp đỡ, nương tựa. Ngoài ra, vì điều kiện tài chánh, nhiều khi buộc cả hai vợ chồng đều phải đi làm mới đủ sống. Chứng suy sụp sau khi sinh không có nghĩa là bà mẹ là "người xấu" hay bị "trời phạt".
Làm thế nào đây?
* Tránh những thay đổi lớn trong thời gian gần ngày sinh (ví dụ: dọn nhà, sửa nhà, thay đổi việc làm).
* Chuẩn bị việc sinh đẻ bằng cách tham gia khóa hướng dẫn trước khi sinh.
* Chuẩn bị tinh thần người chồng để chồng giúp vợ chăm sóc con.
* Sắp xếp nhờ thân nhân, bạn bè giúp đỡ sau khi sinh con.
* Nếu đã từng bị suy sụp tinh thần rồi, thì nên báo cho bác sĩ biết khi đi thăm thai.
Và quan trọng nhất là bạn phải tự biết "giải thoát" cho mình bằng cách: đừng ngại nhờ vả "anh ấy" giúp việc nhà; đừng cố cáng đáng một mình tất cả công việc để rồi lại khóc thầm một mình. Dù việc nuôi con rất bận rộn nhưng hãy cố gắng sắp xếp cho mình một khoảng thời gian riêng để làm những việc mình thích: chăm sóc da mặt, đọc sách, nghe nhạc, xem phim dù chỉ vài tiếng đồng hồ 1 tuần. Hãy chia sẻ "nỗi lòng" với ai đó sẽ giúp bạn xả stress rất nhiều.
Sau khi sinh, chị em được dặn kiêng cữ để phòng tránh hậu sản, vậy thực chất hậu sản là gì?
Theo dân gian, người ta coi hậu sản là thời kì 3 tháng sau khi sinh còn Y học hiện đại quan niệm hậu sản là giai đoạn 6 tuần (42 ngày) kể từ ngày sinh.
Sở dĩ thời gian như vậy vì khi mang thai, các cơ quan sinh dục của người phụ nữ phát triển để thích nghi với việc có em bé. 6 tuần sau khi sinh là khoảng thời gian các cơ quan sinh dục (ngoại trừ vú vẫn phát triển để nuôi con) dần trở lại bình thường như trước khi sinh.
Như vậy bất kì phụ nữ nào sau khi sinh cũng bước vào thời kì hậu sản. Tuy nhiên, việc em bé chào đời là một biến động lớn về cả thể chất lẫn tâm lý đối với người mẹ. Nên trong giai đoạn này, phụ nữ cần được chăm sóc đặc biệt, nếu không rất dễ mắc một số bệnh lý được gọi là bệnh hậu sản (bệnh mắc phải trong thời kì hậu sản).
Một số bệnh chị em có thể gặp trong thời gian hậu sản:
Băng huyết:
Băng huyết sau khi sinh là tai biến sản khoa hay gặp nhất (nguy cơ cao nhất trong 24h sau khi sinh) và là một nguyên nhân chính gây tử vong cho sản phụ.
Triệu chứng chung của các trường hợp này là chảy máu nhiều ngay sau khi đẻ thai và sổ rau. Khi máu ra nhiều, sản phụ có thể bị choáng, xanh nhợt, mạch nhanh, huyết áp hạ, khát nước, chân tay lạnh, vã mồ hôi… Tùy từng nguyên nhân (đờ tử cung, sót rau, rách đường sinh dục…) mà có thêm những triệu chứng đặc trưng khác. Phải có biện pháp can thiệp kịp thời và thích hợp cho từng trường hợp.
Một số nguyên nhân dẫn đến chảy máu sau sinh:
- Cơ tử cung yếu do đẻ nhiều lần, tử cung có sẹo mổ, u xơ tử cung, tử cung dị dạng; tử cung bị căng giãn quá mức vì đa thai, đa ối, thai to;
- Chuyển dạ kéo dài; nhiễm khuẩn ối;
- Sót rau trong buồng tử cung;
- Sản phụ suy nhược, thiếu máu, cao huyết áp, nhiễm độc thai nghén.
- Tiền sử xảy, nạo, hút thai nhiều lần;
- Từng bị sót rau viêm niêm mạc tử cung;
- Sau đẻ non, đẻ thai lưu.
- Đẻ nhanh, đặc biệt ở tư thế đứng;
- Dây rau ngắn, cuốn cổ nhiều vòng; lấy rau không đúng quy cách;
- Đỡ đẻ không đúng cách, cổ tử cung chưa mở hết mà sản phụ đã rặn.
Băng huyết là một tai biến hết sức nguy hiểm, nếu chị em thấy mình ra máu nhiều sau khi sinh hay gặp các triệu chứng trên, cần thông báo ngay cho bác sĩ biết.
Cơn đau tử cung:
Vì trong tử cung vẫn còn máu cục, sản dịch… nên thỉnh thoảng tử cung có những cơn co bóp mạnh để tống các chất dư thừa ra ngoài gây nên những cơn đau tử cung. Ở người con so thường ít gặp vì chất lượng tử cung còn tốt. Các cơn đau tử cung thường gặp ở người con rạ, càng đẻ nhiều lần càng đau vì chất lượng cơ tử cung yếu dần, tử cung càng cần phải co bóp mạnh hơn những lần trước để đẩy máu cục và sản dịch ra ngoài. Đôi khi các cơn đau tử cung này cần dùng thuốc giảm đau vì cường độ quá mạnh. Ở một số sản phụ, các cơn đau này có thể kéo dài nhiều ngày. Các cơn đau tử cung đặc biệt cũng có thể gặp khi cho trẻ bú, do oxytocin được giải phóng ra nhiều. Thông thhau sanường các cơn đau giảm dần về cường độ và sản phụ cảm thấy dễ chịu hơn vào ngày thứ 3 sau đẻ.
Nhiễm khuẩn hậu sản:
Nhiễm khuẩn hậu sản là nhiễm khuẩn xảy ra ở sản phụ sau khi sinh mà khởi điểm là từ đường sinh dục (âm đạo, cổ tử cung, tử cung vùng rau bám). Vi khuẩn gây bệnh có thể từ cơ thể sản phụ, người xung quanh, dụng cụ đỡ đẻ, thủ thuật mổ lấy thai...
Những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn: Dinh dưỡng kém, thiếu máu, nhiễm độc thai nghén, ối vỡ non, vỡ sớm, chuyển dạ kéo dài, ứ sản dịch, đã bị viêm âm đạo, viêm cổ tử cung từ trước…
Triệu chứng ban đầu có thể chỉ là sốt nhẹ (>38độC), đau tấy, mưng mủ chỗ bị viêm, sản dịch hôi, mệt mỏi, ăn uống kém… Nếu nặng, sản phụ có thể sốt rất cao, rét run, choáng, hạ huyết áp…
Có rất nhiều hình thái nhiễm khuẩn hậu sản như: nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo; viêm niêm mạc tử cung; viêm phần phụ và dây chằng rộng; viêm phúc mạc, tiểu khung; viêm phúc mạc toàn bộ; nhiễm khuẩn huyết; viêm tĩnh mạch. Mỗi hình thái sẽ có những biểu hiện đặc trưng riêng tuy nhiên nếu bạn bị sốt trong thời kì này thì phải đặc biệt lưu ý vì đây là biểu hiện ban đầu của mọi hình thái nhiễm khuẩn hậu sản.
Sản dịch
Là dịch tử cung và đường sinh dục chảy ra ngoài trong những ngày đầu tiên của thời kỳ hậu sản. Sản dịch bao gồm máu cục và máu loãng chảy từ niêm mạc tử cung nhất là từ vùng rau bám, các mảnh ngoại sản mạc, các sản bào, các tế bào biểu mô cổ tử cung và âm đạo bị thoái hóa và bong ra. Trong 3 ngày đầu, sản dịch gồm toàn máu loãng và máu cục nhỏ nên có màu đỏ sẫm. Từ ngày thứ 4 đến 8, sản dịch loãng hơn, chỉ còn là một chất nhầy có lẫn ít máu nên có màu lờ lờ máu cá. Từ ngày 9 trở đi sản dịch không có máu chỉ là một dịch trong hoặc trắng chứa lượng lớn bạch cầu và mô màng vỏ bị hoại tử... Hiện tượng này kéo dài 2-3 tuần nữa.
Bình thường sản dịch không bao giờ có mủ nhưng khi chảy qua âm đạo, âm hộ, sản dịch mất tính chất vô khuẩn và có thể bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh như tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn… Sản dịch có mùi tanh nồng, độ pH kiềm. Nếu bị nhiễm khuẩn sẽ có mùi hôi.
Ở người con so, cho con bú, sản dịch sẽ hết nhanh hơn do tử cung co hồi nhanh hơn. Ở người mổ đẻ, sản dịch thường ít hơn so với người đẻ thường. Nếu sản dịch ra nhiều, kéo dài hoặc đã hết huyết đỏ sẫm, lại ra máu tái lần cần phải theo dõi sót rau khi đẻ. Trên lâm sàng, 3 tuần lễ sau đẻ ở một số sản phụ có thể ra một ít máu qua đường âm đạo, đó là hiện tượng thấy kinh non do niêm mạc tử cung phục hồi sớm.
Một số hiện tượng khác: Sản phụ mới sinh xong thường thở chậm và sâu hơn. Một số sản phụ ngay sau khi sinh có thể lên cơn rét run, đó là cơn rét run sinh lý. Đặc điểm của cơn rét run sinh lý là mạch, nhiệt độ, huyết áp vẫn bình thường. Cần phân biệt rét run sinh lý với rét run do choáng mất máu. Trong choáng mất máu, còn có sự thay đổi về mạch, huyết áp, vã mồ hôi, các chi lạnh. Sau khi sinh, sản phụ có thể sụt 3-5 kg do sự bài tiết mồ hôi, nước tiểu, sản dịch…
Nếu không cho con bú, 6 tuần lễ sau khi sinh chị em có thể có lại kinh lần đầu tiên, và đó cũng là dấu hiệu chấm dứt thời kỳ hậu sản. Kỳ kinh nguyệt đầu thường kéo dài hơn các kỳ kinh bình thường.
Cách phòng tránh:
Quan niệm xưa cũ cho rằng việc bà đẻ ăn đồ tanh, đồ chế biến lạ, xào nấu là vì sợ lạnh bụng, bị đi ngoài, ảnh hưởng đến sức khỏe. Ăn thịt nạc kho nghệ, rau ngót là để vết thương mau lành, dạ con mau co lại. Tuy nhiên, việc ăn uống như vậy sẽ khiến bà đẻ thiếu chất, chán ăn, thiếu sữa, suy nhược.
Bạn có thể ăn tất cả những gì mình thích, tùy vào khẩu vị và khả năng tiêu hóa của mình. Tất nhiên, do vừa sinh, cơ thể còn yếu, bạn không nên ăn sam sưa quá mà ăn thức ăn lành tính, đảm bảo vệ sinh.
Đặc biệt, bạn phải ăn nhiều canh, uống nhiều nước để đảm bảo cân bằng giữa lượng nước uống vào và lượng sữa tiết ra. Việc không tắm rửa sạch sẽ còn tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, vì vậy bạn nên tắm gội thường xuyên trong môi trường kín gió
Theo Đông y, rau dền vị ngọt nhạt, tính lạnh, không độc. So với nhiều loại rau ăn khác, tỷ lệ protit có trong rau dền thuộc loại cao và điều đáng quý là nó có gần đầy đủ các axit amin cần thiết như lysine, methionine, phenylalaline, valine, leucine, isoleucine, threonine, arginine, histidine, chỉ thiếu tryptophan.
Rau dền còn có nhiều chất khoáng và vitamin. Do giàu canxi và các vitamin A, C, rau dền có tác dụng giúp trẻ em tăng trưởng khỏe mạnh, phát triển chiều cao. Đặc biệt, món cháo tôm - rau dền được nhân dân ta coi là một món ăn, bài thuốc bồi bổ sức khỏe tốt cho trẻ nhỏ.
Rau dền còn được dùng làm thuốc lợi tiểu, sát khuẩn, chữa ong đốt, rết cắn, dị ứng mẩn ngứa, kiết lỵ... Những bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian này thường rất đơn giản. Để chữa chứng kiết lỵ, lở loét do nhiệt nhân dân ta thường lấy rau dền tía luộc chín, ăn cả cái lẫn nước mỗi ngày khoảng 15-20g trong 2-3 ngày sẽ khỏi.
Còn nếu không may bị ong đốt (nhất là loại ong to có nọc độc) chỉ cần lấy rau dền vò nát, xát vào chỗ bị đốt sẽ thấy dịu đau buốt rất nhanh.
Dùng rau dền tía nấu canh hoặc sắc lấy nước nấu cháo để chữa phụ nữ hậu sản có kết quả tốt.
Cây dền gai được dùng cả thân, lá, rễ, hạt để làm thuốc. Toàn cây dền gai chứa nhiều muối kali nên có tác dụng lợi tiểu. Lá dền gai sắc uống cùng một số vị thuốc khác có tác dụng chữa khớp xương sưng đau. Giã nát lá đắp chữa bỏng, thúc nhọt chóng lên mủ.
Ngoài ra, rễ dền gai còn được dùng phối hợp với một số vị thuốc khác để chữa khí hư và đi lỵ ra máu.
Trong 100g rau dền tươi có 92,3g nước, 2,3g protit, 2,5g gluxit, 1,1g xenluloza, 100mg canxi, 46mg phốt pho, 1,92mg caroten, 0,04mg vitamin B1, 0,14mg vitamin B2, 1,3mg vitamin PP, 35mg vitamin C...
(ST)