Dù tổ ấm mặn nồng đến mấy, thì mỗi năm trung bình vợ chồng bạn vẫn mất đi khoảng 10 ngày chỉ để cãi nhau các việc vặt trong nhà, một nghiên cứu mới vừa tiết lộ.
Cuộc khảo sát của cơ quan bảo hiểm Risk and Underwriting tại Anh, cho thấy, trong danh sách việc vặt gây tranh cãi nhất, đứng đầu là vứt quần áo bừa bộn, gây ra đến 35% số vụ xung đột.
Cứ 4 cặp vợ chồng được hỏi thì có một cặp coi việc chậm sửa chữa, cải tạo nhà cửa là nguyên nhân gây lộn lớn thứ hai, kế trên việc giặt giũ.
Một lý do khác cũng thường khiến các cặp vợ chồng gây hấn là đánh đổ hoặc dây bẩn ra nhà, cũng như thói quen không hạ nắp bồn cầu của cánh đàn ông.
Cứ 7 cặp vợ chồng thì có một cặp thừa nhận họ tranh cãi thường xuyên về việc tại sao người kia không hoàn thành các nghĩa vụ trong gia đình.
Đàn ông cũng thường nói dối để tránh việc nhà, cứ 6 người thì có một người dùng "chiêu" này so với chỉ 7% ở phụ nữ. Ngoài ra, khoảng 1/3 số đàn ông viện lý do đau, bệnh để thoát khỏi các nghĩa vụ trong gia đình.
Dưới đây là 10 tranh cãi hay gặp nhất trong gia đình, đăng trên Telegraph:
1. Để quần áo vương vãi trong nhà (35%)
2. Trì hoãn việc sửa chữa nhà cửa (28%)
3. Giặt giũ (24%)
4. Không gắn lại những đồ vật bị vỡ trong nhà (17%)
5. Không đổ rác (17%)
6. Không dọn dẹp giường ngủ (12%)
7. Không hạ nắp bồn cầu (10%)
8. Giấu hoặc không thú nhận những hư hỏng trong nhà (9%)
9. Không dọn dẹp máy rửa bát đĩa (9%)
10. Trang trí nhà xấu hoắc (6%)
Nếu lười và vô tâm có giải thì em sẽ cho chồng em đi tranh, không khéo được giải nhất. Từ ngày cưới đến giờ, số việc nhà mà chồng em tự nguyện làm được đếm trên đầu ngón tay, dù chúng em cưới đã 4 năm rồi. Lần đầu tiên dọn nhà vì đón sếp đến chơi, em mệt nằm ì không chịu dọn, hắn ta cáu nhặng lên rồi tự đi làm. Sau lần ấy, chả thấy mời sếp đến nhà lần nào nữa, kêu chỉ tổ mệt thân. Lần 2 dọn nhà là vì đánh rơi đâu mất cái thẻ nhớ 4G mới mua, không dám nói với em, tự đi tìm thành ra dọn gọn ghẽ cả căn nhà. Chấm hết, tất cả có hai lần ấy là tự nguyện, còn lại thì vừa cãi nhau, vừa ấm ức.
Vì việc nhà, ngày nào vợ chồng em cũng cãi nhau. Khi thì vì anh ấy đánh răng xong, vết bẩn đầy bồn rửa mặt mà không rửa ngay, chờ vợ hầu. Khi thì em đang bận nồi canh trong bếp, kẻng đi rác kêu ầm, bảo chồng đi đổ thì chồng cứ ì ra như điếc (người đâu 30 tuổi đầu đã điếc). Em phải gào lên thì mới đủng đỉnh, xe rác đã đi từ tám hoánh mông đời còn đâu.
Rồi cái vòi nước bị rỉ, bảo chồng sửa, chồng không sửa, kêu gọi chủ nhà xuống mà sửa, nhà họ cho thuê họ phải có trách nhiệm. Hic, chờ được họ thì đến bao giờ. Mà nào đâu có phải hắn ta không biết làm, đến lúc em vừa cáu, vừa bực, nước mắt lưng tròng thì hắn ta mới chịu ra tay mà một loáng là xong. Điên hết cả người, có một tý thế mà cũng lười để vợ phải khổ.
Quần áo của chồng, em phải tự tay đi “hít”, kiểm tra, phân loại và tống máy giặt. Đến lúc giặt xong gọi chồng đi phơi thì chồng cứ lần nữa không chịu làm, có khi nhận lời rồi thì để đấy chả làm, cả ngày sau em mới phát hiện ra. Mà toàn quần áo của hắn, em có bắt hắn phục vụ ai đâu cơ chứ. Dạo em sinh cháu, phải kiêng khem, mà nhờ chồng làm thì khổ ơi là khổ. Em muốn thà gượng tự làm còn hơn. May sao có mẹ chồng, mẹ đẻ lần lượt lên đỡ đần, không thì em tổn thọ vì không chịu kiêng cữ mất. Chồng chẳng quan tâm, có thấy hậu quả nhãn tiền đâu nên cái sự vợ ỉ thế mới sinh nằm ì không chịu làm việc nhà thì thật là vô lý.
Ngày nào vợ chồng em cũng dăm ba câu cãi cọ vì chuyện việc nhà. Chỉ ước thuê được người giúp việc để đỡ phải cãi nhau. Nhưng hai đứa còn ở nhà thuê, còn đang dành dụm cố mua được một căn hộ dù nhỏ - nhưng là của riêng mình mà mãi chưa được sao dám vung tiền thuê người. Vậy là cứ làm, cứ mệt, cứ cãi nhau. Ôi, bao giờ mới giầu?
Vợ
chồng ăn ở với nhau dù có yêu nhau nhiều đến mấy cũng không tránh được
những mâu thuẫn, cãi vã. Để hạn chế những hậu quả đáng tiếc do mâu thuẫn
gây nên nhiều cặp vợ chồng đã đưa ra những quy định cho nhau khi cãi
vã. Đó là: 1. Động khẩu, bất động thủ Không người phụ nữ nào muốn lấy
một người chồng vũ phu, cũng không một ông chồng nào muốn lấy một bà vợ
“sư tử”. Ai cũng hiểu “lời nói gió bay” còn nếu cãi nhau mà “thượng
cẳng chân, hạ cẳng tay” thì tính chất sẽ nghiêm trọng hơn nhiều. Có nhiều người dù mâu thuẫn đã nguôi ngoai nhưng vì “dấu vết” của những lần cãi vã vẫn còn nên rất để khó tha thứ cho nhau. 2. Không cãi nhau trước mặt người khác Không phải vô cớ mà ông cha ta
vẫn khuyên con cháu mình rằng: “Chuyện trong nhà đóng cửa bảo nhau”. Dù
là đàn ông hay phụ nữ, ai cũng muốn giữ thể diện trước mặt người khác.
Không ai muốn “vạch áo cho người xem lưng”, cũng không ai muốn để người
khác nhìn thấy hình ảnh khó coi của mình khi cãi nhau. Với trẻ nhỏ, chúng ta lại càng
không nên cãi nhau trước mặt chúng. Tâm lý trẻ nhỏ rất dễ bị xao động và
tổn thương, nếu nghiêm trọng có khi sẽ trở thành một vết hằn suốt thời
kỳ thơ ấu của bé. Khi cha mẹ cãi nhau, chúng sẽ có cảm giác cha mẹ không
thương yêu chúng nữa, càng không biết nên đứng về phía nào. Ảnh hưởng
đến tâm lý và học tập là điều không thể tránh khỏi. Hơn nữa trẻ nhỏ vẫn
chưa có khả năng tự phân biệt đúng sai, đôi khi chúng sẽ học cách giải
quyết này khi gặp mâu thuẫn với bạn bè và những người xung quanh. Vì thế tránh cãi nhau trước mặt người khác vừa là giữ thể diện cho mình và cũng là giữ thể hiện cho người bạn đời. 3. Không “giận cá chém thớt” Rất nhiều người khi gặp những
điều bực dọc ở cơ quan, công sở thì mang về trút lên những thành viên
trong gia đình. Cũng như thế, có những cặp vợ chồng cãi nhau thì trút
giận lên đầu con cái. Với trẻ nhỏ, chúng sẽ không
hiểu được có chuyện gì xảy ra. Chúng chỉ cảm thấy bố mẹ của chúng thật
vô lý và thiếu công bằng. Sự kính trọng đối với bố mẹ cũng sẽ giảm đi
theo năm tháng nếu như chuyện này tái diễn nhiều lần. 4. Không ở riêng Rất nhiều cặp vợ chồng cứ hễ
cãi nhau là dọa “về nhà ngoại”, ly thân, ở riêng hay bỏ nhà đi nhằm buộc
đối phương phải nhún nhường. Thực tế, đây là một việc làm không mấy
khôn ngoan. Người vợ hay chồng trong trường
hợp đó sẽ có thể thỏa hiệp để tránh sự việc đi xa hơn. Tuy nhiên khi
mâu thuẫn chưa giải quyết dứt điểm, tích tụ lâu ngày sẽ bùng lên thành
chuyện lớn rất khó có thể hàn gắn lại được. Có trở về cũng gượng gạo và
khó được như ban đầu. 5. Không bới móc chuyện đã qua Khi cãi nhau chuyện gì cần giải
quyết thì giải quyết cho rõ ràng dứt điểm, không nên bới móc lại chuyện
cũ, những lỗi lầm trước kia của nhau. Người này kể qua, người kia nói
lại chẳng những làm cho sự việc thêm phức tạp rối ren hơn mà còn làm cho
đối phương có cảm giác mình là người nhỏ nhen, không biết tha thứ. Mâu
thuẫn chất chồng mâu thuẫn giải quyết đến khi nào cho xong? 6. Không quăng ném đồ vật Rất nhiều cặp vợ chồng hễ
cãi nhau là quăng ném đồ vật, bát đĩa liểng xiểng, quần áo tứ tung…
Thực chất đây là một cách làm dại dột. Vì nếu không gây ra thương tích,
tính chất cuộc cãi vã cũng trở nên nghiêm trọng hơn. Chưa kể việc sau
mỗi lần cãi vã phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ để mua sắm, bù đắp
lại những cho tổn thất đó. Nếu dành khoản tiền đó để mua hoa, mua tặng
phẩm làm lành có phải có ích hơn nhiều? (ST).