Có nên tiêm phòng trước khi mang thai hay không?

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Có nên tiêm phòng trước khi mang thai hay không?

18/04/2015 04:10 PM
5,529

 

Phụ nữ chuẩn bị mang thai nên được tầm soát và chích ngừa đầy đủ các bệnh. Có như vậy đứa con chào đời mới khỏe mạnh và tránh được các nguy cơ nhiễm bệnh sau này.

Kết quả hình ảnh cho CÓ NÊN TIÊM PHÒNG TRƯỚC KHI MANG THAI

 

 

Theo thống kê của Bộ Y tế, trong số 100 phụ nữ mang thai có tới 4 trường hợp sinh con dị tật. Các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ nên đi khám thai và tiêm phòng trước khi mang thai.

 

Sinh con dị tật là nỗi ám ảnh của rất nhiều bậc cha mẹ. Vậy phụ nữ cần tiêm phòng những bệnh gì và những điều gì cần lưu ý trước và sau khi tiêm để việc phòng bệnh đạt hiệu quả tốt nhất?

Nhiều em bé vừa chào đời đã phải mang trong mình dị tật mà nguyên nhân có thể là do mẹ bị cúm hoặc Rubella trong thời gian mang thai vì trước khi mang thai, mẹ của các em không tiêm phòng.

Cũng có những em bé được sinh ra khỏe mạnh, phát triển bình thường mà trước khi mang thai mẹ của các em không tiêm phòng. Tuy nhiên, đây là những em bé may mắn bởi tỉ lệ xác suất mắc phải dị tật ở trẻ do mẹ không tiêm phòng không phải là thấp. Hàng năm có khoảng 10% dân số thế giới, tức là khoảng 600 triệu người mắc bệnh cúm. Và từ 6 - 11% người trưởng thành có nguy cơ cảm nhiễm Rubella, trong đó có tới 50% mắc mà không có biểu hiện lâm sàng.

Rubella và cúm là 2 bệnh đặc biệt nguy hiểm với bà mẹ mang thai. Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu nếu bị nhiễm 1 trong 2 bệnh này trẻ sinh ra có thể bị mù, điếc bẩm sinh, tim bẩm sinh hoặc bị dị tật khác trên cơ thể. Điều đáng ngại là các nguy cơ này lên tới 90%. Với bệnh thủy đậu, nếu bà mẹ chưa có miễn dịch mà nhiễm bệnh khi mang thai, trẻ sẽ bị nhiễm bệnh cùng với mẹ, đặc biệt nếu bị nhiễm trong 2 tháng cuối của thời kỳ thai dễ bị suy thai.

Rất đáng mừng là nhiều chị em ở các thành phố đã quan tâm đến việc tiêm phòng khi có kế hoạch sinh em bé nên tỉ lệ dị tật bẩm sinh do mẹ mắc các bệnh truyền nhiễm đã giảm đáng kể.

Kết quả hình ảnh cho CÓ NÊN TIÊM PHÒNG TRƯỚC KHI MANG THAI

Tại Viện vệ sinh dịch tễ TƯ mỗi ngày có hàng trăm chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đến tiêm vắc xin để phòng một số bệnh có thể gây dị tật thai nhi.

Hầu hết các chị em sau khi lập gia đình, có kế hoạch sinh con mới bắt đầu nghĩ đến việc tiêm phòng. Điều này là rất không nên. Bởi một số loại vắc xin sau khi vào cơ thể cần một khoảng thời gian nhất định để phát huy tác dụng và không ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, sau khi tiêm phòng phụ nữ không được có thai ngay. Thời gian an toàn để có thai sau khi tiêm tùy thuộc vào từng loại vắc xin.

Không ít chị em sau khi cưới mong có con ngay mà không muốn chờ đợi 6 tháng, tức là khoảng thời gian an toàn sau tiêm phòng nên dù biết lợi ích của việc phòng bệnh vẫn không đi tiêm. Để tránh tình trạng này, các bác sĩ khuyến cáo chị em trong độ tuổi sinh đẻ nên đi tiêm phòng, không cần phải đợi đến khi lập gia đình. Ngoài ra, trước khi tiêm, các chị em nên xét nghiệm xem mình đã miễn dịch với virus định tiêm hay chưa, nếu đã có miễn dịch từ lần tiêm trước thì không cần phải tiêm lại, tránh gây lãng phí. Trong thực tế cũng có không ít chị em khi mang bầu mới xét nghiệm Rubella và phát hiện mình bị nhiễm nhưng không xác định được đây là lần nhiễm đầu hay đã nhiễm từ trước nên rất khó xử trí. Để việc tiêm phòng đạt được hiệu quả nhất, chị em cũng cần chuẩn bị sức khỏe trước khi tiêm phòng.

Sinh con dị tật là nỗi lo của bất cứ cặp vợ chồng nào. Tuy nhiên, nguy cơ này ngày càng được giảm thiểu nhờ sự phát triển của y học và các dịch vụ y tế. Điều quan trọng là các bậc cha mẹ tương lai có sẵn sàng tiếp cận các dịch vụ này và tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để tiếp nhận dịch vụ một cách hiệu quả.

Rubella:Đây là bệnh lành tính, khỏi trong thời gian ngắn và hoàn toàn có thể phòng ngừa. Nếu mẹ bị nhiễm Rubella trong ba tháng đầu của thai kỳ sẽ lây cho thai nhi gây ra sẩy thai hoặc nhiều dị tật bẩm sinh cho trẻ như mù, điếc, suy dinh dưỡng bào thai, tật ở tim... Vì vậy, trước khi để cấn thai ít nhất ba tháng, phụ nữ nên đi tiêm phòng Rubella một mũi duy nhất. Tuy nhiên, nếu đã bị nhiễm Rubella trước đó (được bác sĩ chẩn đoán hoặc làm xét nghiệm máu dương tính) thì không cần chích ngừa nữa.

Viêm gan siêu vi B (VGSVB): Phụ nữ có thể bị nhiễm VGSVB trước hoặc bất kỳ lúc nào trong thời gian mang thai. Thống kê cho thấy nếu mẹ mang thai bị VGSVB trong ba tháng đầu của thai kỳ thì tỉ lệ lây truyền bệnh cho trẻ sơ sinh không đáng kể (1%) nhưng nếu mẹ bị VGSVB trong ba tháng giữa, nguy cơ lây truyền cho trẻ là 10%-20%, nguy cơ này tăng lên đến 90% nếu mẹ bị nhiễm bệnh trong ba tháng cuối của thai kỳ. Vì thế phụ nữ nên tiêm chủng vaccine phòng VGSVB trước khi mang thai để tránh lây truyền cho con.

Thủy đậu:Khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong năm tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật, gồm dị dạng hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra, người mẹ mắc thủy đậu còn có thể chuyển virus gây bệnh này sang cơ thể con trong khi sinh nở. Vì vậy, trước khi chuẩn bị có bầu, phụ nữ nên tiêm phòng bệnh thủy đậu một lần duy nhất và ít nhất ba tháng sau đó mới nên có em bé.

Uốn ván: Uốn ván là một chứng bệnh tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây co cứng cơ và rối loạn nhận thức. Chúng xâm nhập vào mạch máu qua vết thương hở trên da, vì vậy tốt nhất là chích ngừa uốn ván ngay khi còn nhỏ, người lớn và nhất là phụ nữ cũng nên đi chích ngừa uốn ván vì khả năng bị lây nhiễm rất cao. Nhiễm uốn ván lúc mang thai có thể gây nên tình trạng thai chết lưu. Phụ nữ có thai chưa chích uốn ván cần chích đủ hai liều và phải ngưng chủng ngừa trước khi sanh một tháng. Thuốc ngừa uốn ván chích khi mang thai vô hại đối với thai nhi.

Tiêm phòng cúm: Phụ nữ cũng nên tiêm phòng cúm trước khi có ý định mang bầu để phòng tránh những cơn cúm trong thời gian mang thai và nhất là phòng tránh dị tật thai khi bị cúm trong ba tháng đầu. Thuốc ngừa cúm thường hiệu lực chỉ trong một năm. Với trường hợp chưa tiêm phòng mà nhiễm cúm xuất hiện triệu chứng như hắt hơi, ho hay chảy nước mũi, khó thở, cần đi khám sớm, nghỉ ngơi, uống đủ nước và theo dõi thai kỳ chặt chẽ hơn.

Sởi: Nếu mẹ mắc bệnh sởi trong giai đoạn ba tháng đầu của thai kỳ thì nguy cơ dị dạng thai nhi là rất lớn. Còn trong giai đoạn tiếp theo của thai kỳ thì nguy cơ bị sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non hoặc thai nhiễm sởi tiên phát… cũng khá cao. Tại Việt Nam, do khá nhiều phụ nữ đã bị mắc sởi từ nhỏ nên không có chương trình tiêm sởi cho người lớn.

Lưu ý:Khi tiêm chủng phòng bệnh, cần áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn trong khoảng 3-6 tháng. Nếu trong khoảng thời gian đó, chẳng may “vỡ kế hoạch”, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và theo dõi quá trình phát triển của em bé một cách chặt chẽ. Trong thời gian mang thai, thai phụ chỉ tiêm hai mũi uốn ván. Nếu đang bị bệnh, nóng sốt hay các bệnh khớp, thận... cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng vaccine.

Ngoài việc tiêm phòng, khi chuẩn bị có thai, phụ nữ cũng nên đi kiểm tra sức khỏe tổng quát để phát hiện và điều trị ổn định bệnh trước khi có thai. Nếu có bệnh lý tim mạch, cường giáp, đái tháo đường… người mẹ điều trị chưa ổn định thì không nên để cấn thai. Việc kiểm tra bệnh di truyền từ họ hàng cả hai bên là cần thiết, tranh thủ ý kiến của bác sĩ để xác định mức độ nguy hiểm của bệnh di truyền đối với em bé. Nên thay đổi một số thói quen sinh hoạt không tốt như rượu bia, thuốc lá, cà phê, làm việc quá khuya, các môn thể thao đòi hỏi vận động mạnh cường độ cao... Nên khám phụ khoa trước khi có thai vì một số bệnh phụ khoa có khả năng làm ảnh hưởng tới việc có thai hoặc làm giảm khả năng có thai.

Thăm khám cần thiết trước khi mang thai:

Tư vấn trước khi mang thai cần tiêm phòng những loại vắc xin nào phần 1

  • – Tẩy giun sán trước khi muốn có thai vì bạn sẽ không thể tẩy giun trong khi đang mang thai. Cần phải tẩy giun cho toàn bộ thành viên trong gia đình cùng một thời gian để đảm bảo không có sự lây lan chéo ngược lại.
  • – Bắt đầu uống bổ sung viên sắt và acid folic trước khi quyết định có thai 6 tháng để phòng tránh dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Tiếp tục uống acid folic kèm với sắt đến sau khi sinh một tháng. Nên lựa chọn viên sắt có chứa 60mg sắt nguyên tố và 400mcg acid folic.
  • – Kiểm tra răng miệng. Vệ sinh răng miệng kém và bệnh nha chu làm gia tăng nguy cơ sinh non, tiền sản giật (cao huyết áp thai kỳ). Ngưng việc sử dụng chất làm trắng răng, hiện chưa rõ những chất làm trắng đó liệu có an toàn cho thai nhi và thai phụ hay không. Tốt nhất là nên chuẩn bị một hàm răng chắc khỏe hoàn toàn trước khi mang thai.
  • – Tiêm phòng một số bệnh như cúm, rubella, thủy đậu, viêm gan siêu vi B… Nên chích ngừa ít nhất 3 tháng trước khi quyết định mang thai.
  • – Kiểm tra huyết áp và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi mang thai vì huyết áp cao gây nhiều tình huống nguy hiểm cho tính mạng của cả bản thân người mẹ và thai nhi.
  • – Tầm soát bệnh đái tháo đường. Nếu mắc bệnh, nên kiểm soát đường huyết tốt và có sự tư vấn của bác sĩ về dinh dưỡng, vận động và dùng thuốc trong thai kỳ.
  • – Tầm soát bệnh thiếu máu. Thiếu máu gây cảm giác yếu ớt và làm cho bà bầu lúc nào cũng mệt mỏi. Cần bổ sung viên sắt đầy đủ trước khi mang thai.

Xét nghiệm nên làm trước khi mang thai

Tư vấn trước khi mang thai cần tiêm phòng những loại vắc xin nào phần 2

  • – Xét nghiệm máu, biết công thức máu, Hb, Hct để xác định tình trạng thiếu máu, nhóm máu để khi cần thiết thì truyền máu, yếu tố Rh để phòng bất đồng nhóm máu mẹ và con. Việc xác định yếu tố Rh rất quan trọng, một số trường hợp trẻ sau khi chào đời đã tử vong vì mẹ mang máu Rh.
  • – Xét nghiệm hóa sinh máu, xét nghiệm đường huyết trong máu xem bạn có bị mắc bệnh đái tháo đường, xét nghiệm đánh giá chức năng gan, chức năng thận.
  • – Xét nghiệm nước tiểu, tìm các bất thường trong nước tiểu như máu, đạm, đường, vi khuẩn … trong nước tiểu.
  • – Xét nghiệm tầm soát một số bệnh có thể lây truyền qua con như viêm gan siêu vi B, C, HIV, giang mai.. để được bác sĩ tư vấn trước khi quyết định có con.
  • – Siêu âm ổ bụng để phát hiện bất thường ở các tạng trong ổ bụng như gan, lách, tụy, thận, tử cung, buồng trứng.
  • – Chụp nhũ ảnh để phát hiện u vú nếu bà mẹ trên 35 tuổi.
  • – Xét nghiệm Pap Smear để phát hiện ung thư cổ tử cung.
  • – Điện tâm đồ, phát hiện các bệnh lý về tim.

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Bi hiv cân di xet nghiêm truoc khi tim ngua benh moi co thai
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
Mình đang đợi mang thai, hiện giờ đi chích ngưa rubella thì sợ ảnh hưởng , nên loàm gì để bảo vệ mình.Không chích có sao không
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Sau khi tiêm ngừa 3 tháng mới mang thai được. Vậy nên nếu bạn muốn mang thai luôn thì phải chú ý sức khỏe và ngừa bệnh cẩn thận
bi luu.yhai sau do tiem phong rubelle.kieng dc 2 thang thi quan he.lieu co lsm sao ko
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
Sau 3 tháng tiêm phòng mới có thai được
cháu tiêm thuốc vacxim thủy đậu và rubella cách đây 2 tháng rưởi giờ cho muốn có thai được không?
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
Sau 3 tháng nhé. Lúc ấy mới an toàn
toi moi tiem phong rubela, thuy dau và cum được hai tuan nhưng vỡ kê hoach sợ co thai. xin hoi nếu lỡ có thai thi có bị ảnh huong gi không? tôi tiêm ở trung tâm y tế dự phòng thì cúm mới có 1 mũi và thủy dậu cũng vậy còn rubela 1 mui duy nhất
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
neu chong toi bi benh gan B, toi co nen co con khong?
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
Chị em có thai 3 tháng thì bị mắc rubella nhưng không muốn bỏ. Đến nay bé đã sinh và được 13 tháng nhưng vẫn chưa nói được. Các bộ phận của bé vẫn phát triển bình thường, tuy nhiên bé không nghe rõ không biết có phải di chứng không ạ
hơn 1 tháng trước - Thích (10) - Trả lời
Bé nhà tớ chả bị làm sao mà bây giờ 28 tháng rồi cũng còn chưa nói được. Chak ko phải di chứng gì đâu. 13 tháng chưa có gì phải lo hết nhé.
Đi khám co thể bị tự kỷ
chau bi thai chet luu khi mamg thai duoc 3thangsau mot thoi gian ngan vo chong chau sinh hoat binh thuong nhung sau may ngay sinh hoat chong chau bong co mu nhung chau da cho chong uong thuoc va a ay khoi ngay va den nay duoc 7thang nhung chau van chua co e be va chu kj cua chau van cham 5den 7ngay /1thang thua bac si chau co the mang thai duoc khong a
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
7 tháng sinh hoạt bình thường không dùng biện pháp bảo vệ mà chưa mang thai cũng chưa đủ để nói rằng bạn không thể mang thai nữa. Như bạn nói nguyên nhân có thể do cả 2 người, vì vậy 2 vợ chồng nên đi kiểm tra, xin tư vấn và có thể dùng những biện pháp hỗ trợ để sớm có em bé nhé
em nam nay 25 tuoi va con 1tuan nua la cuoi roi nhung em khong biet la bay gio em co nen chich ngua gi khong? ma neu chich thi chich loai gi de co the mang thai an toan. nhung e va chong sap cuoi da quan he trong thoi gian truoc khi cuoi nay roi e khong biet minh da co thai hay chua. neu co thai thi co bi anh huong gi khong? hay cho e loi khuyen.
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
Chào chị! Chị có thể đi kiểm tra sức khỏe tại bệnh viện.Có phải ai cũng chích ngừa trước khi mang thai đâu, trừ trường hợp họ không có khả năng mang thai.Nếu hai bạn thực sự khỏe mạnh không bệnh tật thì sớm muộn cũng sẽ có em bé thôi.CÒn nếu muốn biết có em bé hay chưa bạn có thể mua que thử mà nhỉ
em mang thai thang thu 8 roi roi em chua tiem vac xin lan nao het.em di sieu am thi nguoi ta noi thai khoe binh thuong.nhung em khong biet no co bi anh huong gi khong nua.
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
e cũng mới lấy chồng cũng đang đắn đó ko biết có nên tiêm phòng ko nữa..vì lỡ tiêm phòng mà ko đủ 6 tháng mà có bầu..thì cũng ko biết có ảnh hưởng j tới ebe ko ?nếu tiêm phong thì ít nhất phải kiêng mấy tháng thì ko phai lo nua ạ !!!
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
cho em hỏi , trước giờ e chưa tiêm gì ngoài hpv , vậy em có thể tiêm sở-rubella, cúm, viên gan siêu vi B, thủy đậu ,4 mũi này cùng 1 lúc k ạ .cùng lúc tiêm nhiều quá có bị tẩu hỏa gì k ạ ? nếu không nên tiêm hết 1 lúc vậy e nên tiêm cái nào trước , vui lòng cho e biết với ạ, em cảm ơn nhiều lắm , nếu tiện làm phiền a/c gửi vào mail giúp em với ạ
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý