Trầu không

seminoon seminoon @seminoon

Trầu không

18/04/2015 10:39 AM
271

Trầu không hay trầu (danh pháp khoa học: Piper betle) là một loài cây gia vị hay cây thuốc, lá của nó có các tính chất dược học. Đây là loài cây thường xanh, loại dây leo và sống lâu năm, với các lá hình trái tim có mặt bóng và các hoa đuôi sóc màu trắng, có thể cao tới 1 mét. Loài này có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á và được trồng ở Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Việt Nam, Malaysia. Lá trầu không loại tốt nhất thuộc về giống "Magahi" (từ vùng Magadha) sinh trưởng ở gần Patna tại Bihar, Ấn Độ.

Thành phần

Thành phần hoạt hóa của tinh dầu trầu không, thu được từ lá, là betel-phenol (hay chavibetol hoặc 3-hyđrôxy-4-mêtôxyankylbenzen, nó tạo ra hương vị như mùi khói), chavicolcađinen

Nhai trầu

Tại một số quốc gia như Ấn Độ, Đài Loan, Việt Nam v.v thì lá trầu không được nhai cùng với vôi tôi (hiđrôxít canxi) hay vôi sống (ôxít canxi) và quả của cây cau. Vôi có tác dụng giữ cho thành phần hoạt hóa của trầu không nằm ở dạng bazơ tự do hay chất kiềm, điều này cho phép nó đi vào trong máu thông qua hấp thụ dưới lưỡi. Trong quả cau có chứa các ancaloit như arecolin, arecain, guraxin. Chúng tăng cường tiết nước bọt (nước bọt bị nhuộm đỏ). Tổ hợp của cau, trầu và vôi để nhai, còn được gọi là "miếng trầu", đã được người dân trong khu vực sử dụng vài nghìn năm. Sợi thuốc lá đôi khi cũng được thêm vào.

Các lá trầu không cũng được sử dụng như là chất kích thích, chất khử trùng và chất làm sạch hơi thở. Trong y học Ayurveda, chúng còn được sử dụng như là thuốc kích dục. Tại Malaysia chúng được sử dụng để điều trị chứng đau đầu, viêm khớp và các thương tổn khớp. Tại Thái LanTrung Quốc chúng được dùng để làm dịu bệnh đau răng.Tại Indonesia chúng được uống như một loại trà và sử dụng như là thuốc kháng sinh. Chúng cũng được sử dụng trong trà để điều trị chứng khó tiêu, cũng như trong thuốc mỡ hay thuốc hít để điều trị đau đầu, cũng như trong điều trị chứng táo bón, cũng như có tác dụng thông mũi và hỗ trợ tiết sữa.

Loài thực vật có quan hệ họ hàng là P. sarmentosum, được sử dụng trong nấu ăn, đôi khi cũng được gọi là "lá trầu hoang".

Sự tích trầu cau

Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có truyện Sự tích trầu cau. Câu chuyện này nhân cách hóa nguồn gốc của cây cau, cây trầu không và tảng đá vôi là những thứ được sử dụng để ăn trầu cũng như giải thích tục lệ sử dụng trầu cau trong các đám cưới.

Câu chuyện kể về việc hai anh em Tân và Lang cùng người vợ của Tân. Chỉ vì một sự hiểu lầm rất nhỏ mà cả ba người đã biến thành cau, trầu và tảng đá vôi. Tân biến thành cây cau, Lang biến thành tảng đá và vợ Tân biến thành cây trầu quấn quanh cây cau để minh chứng cho sự trong sáng, tình nghĩa anh em, vợ chồng của họ.

Cho đến ngày nay, trầu cau vẫn là thứ không thể thiếu trong các đám cưới của người Việt.

Vị trí trong văn hóa Việt

Trầu cau là những thứ ngày xưa không thể thiếu trong các dịp xã giao hay lễ hội của người Việt. Tuy rằng ngày nay các phong tục tập quán này mất đi khá nhiều nhưng nó vẩn còn mang ý nghĩa sâu đậm trong văn hóa và văn chương Việt Nam.
Từ xưa, trầu cau đã là một thứ khởi đầu các lễ nghĩa của dân tộc Việt Nạm Trầu cau vừa biểu hiện phong cách, vừa thể hiện tình cảm dân tộc độc đáo. Tục ăn trầu trở thành một nếp sống đẹp, từ việc tế tự, tang lễ, cưới xin, việc vui mừng, việc gì nhân dân ta cũng lấy miếng trầu làm trọng. Miếng trầu làm người với người gần gũi, cởi mở với nhau hợn Và với các nam nữ thanh niên xưa thì nó là cội nguồn để bắt đầu tình yêu, bắt đầu câu hát, để vào với hội làng hội nước.

Người ta ăn trầu có nhiều cách, thường thì quả cau tươi bổ ra làm 5, lá trầu quệt ít vôi, cắt một miếng vỏ cây, cuộn tổ sâu lại mà nhai gọi là ăn trầu. Trong các dịp lễ hội, vào cửa quan, đám ăn hỏi, người ta thường têm trầu cánh phượng để tỏ lòng trịnh trọng và biểu hiện tài khéo léo, cái nét văn hoá trong tâm hồn người. Trầu têm cánh phượng cùng với huyền thoại trầu cau mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, nó vừa là tình yêu, vừa là nghệ thuật, là tài năng, là tính cách, là con người cá nhân hoàn thiện, hoàn mỹ. Trong đời sống dân gian, trầu têm cánh phượng đã trở thành một biểu tượng của quyền lực vua chúa: "con rồng, cháu phượng", "cha rồng, mẹ phượng". Sự giáo dục của ông cha ta bằng biểu tượng trầu têm cánh phượng có ý nghĩa sâu sắc. Đó là ước mơ, là tư tưởng nâng tri thức bình dân thành quyền lực, thành sự trường tồn trong vũ trụ.

Hơn thế, trầu cau còn là biểu tượng cho sự tôn kính, dùng phổ biến trong các lễ tế thần, tế gia tiên, lễ tang, lễ cưới, lễ thọ... Ngày tết, ngày hội phải có đĩa trầu để chia vui.

Miếng trầu không đắt đỏ gì, "ba đồng một mớ trầu cay"... nhưng "miếng trầu nên dâu nhà người". Ngày xưa, khi đi xem mặt các cô dâu tương lai, nhà trai đợi cô gái ra têm trầu, rót nước. Vừa để xem mặt, vừa để quan sát cử chỉ rót nước têm trầu mà phán đoán tính nết cô gái. Nếu cô gái giơ cao ấm nước, ấm nước chảy tồ tồ là người không lễ phép. Miếng trầu têm vụng về là người không khéo tay, không biết may vá. Lá trầu nhỏ, miếng cau lớn là người không biết tính toán làm ăn. Quệt nhiều vôi vào miếng trầu là người thiển cận, không biết lo xa...

Miếng trầu làm cho người ta gần gũi, cởi mở với nhau hợn Với người lạ, miếng trầu để làm quen, kết bạn; với người quen, miếng trầu là tri ân, tri kỷ. Miếng trầu cũng làm người ta ấm lên trong những ngày đông lạnh giá, làm nguôi vơi bớt nỗi buồn khi nhà có tang, được chia sẻ cảm thông bởi họ hàng, bạn bè, làng xóm.

Trầu cau, vôi, vỏ, tất cả nếu đứng riêng lẻ thì mỗi thứ chỉ là cây, là trái, là đá, là lá. Nhưng khi hợp lại, chúng hoà quyện, cộng sinh vào nhau, được ấp ủ trong môi miệng con người thì tất cả bỗng biến đổi, trở nên đằm thắm, rực rỡ hợn Và trầu cau đã là nơi khởi đầu cho bao mối lương duyên.

(Theo wikipedia.org)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý